1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng của Đoàn
2.3. Kinh nghiệm rút ra
Qua nghiên cứu ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Giang, Bến Tre, Lâm Đồng và ý kiến đề xuất của các cán bộ, Ban Chủ nhiệm đề tài rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội chủ động tham m−u cho cấp uỷ Đảng và chính quyền (Uỷ ban nhân dân, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu, Ban Chỉ huy các đơn vị vũ trang...) về chủ tr−ơng, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi thông qua bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Hai là, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, ph−ơng tiện của các doanh nghiệp, nhà tr−ờng, bảo tàng, khu di tích lịch sử cách mạng để tổ chức cho thanh thiếu nhi thăm quan, học tập và tham gia các hoạt động ở bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Ba là, xây dựng kế hoạch nhiệm kỳ, kế hoạch năm, kế hoạch quý và
tháng về công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi ở bảo tàng và các khu di tích lịch sử cách mạng.
Bốn là, có các hoạt động phong phú, hấp dẫn thu hút đ−ợc đông đảo thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động tại bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Năm là, lồng ghép và phối hợp các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và
Đội, với các tổ chức quần chúng, với các cơ quan, đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi tại bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Sáu là, th−ờng xuyên chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, thi đua khen th−ởng đối với các cơ sở Đoàn, Hội và Đội.
Ch−ơng 3
Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua hệ thống bảo tàng
và di tích lịch sử cách mạng =============
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận (Ch−ơng 1) và đánh giá thực trạng (Ch−ơng 2), Ban Chủ nhiệm đề tài đ−a ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của Đoàn Thanh niên thông qua hệ thống bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.