1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng của Đoàn
1.4. Đánh giá ph−ơng thức hoạt động của các tổ chức Đoàn,
Đội tại các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng:
1.4.1. Đánh giá thông qua công tác thống kê:
Nghiên cứu, khai thác các Báo cáo Tổng kết năm (từ 2007 đến 2010) của BCH Trung −ơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung −ơng...chúng tôi không thấy có số liệu cũng nh− không có đánh giá riêng về các hoạt động của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội về công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Ban Chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu đánh giá công tác giáo dục truyền thống nói chung của BCH Trung −ơng Đoàn và nghiên cứu các Báo cáo chuyên đề của các tỉnh Đoàn: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bến Tre, Quảng Nam... và đã rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, về tổ chức các hoạt động gặp gỡ - giao l−u:
Nhân những ngày Lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại cũng nh− dịp kỷ niệm ngày thành lập hoặc ngày truyền thống của các tổ chức:
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930); - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931); - Ngày sinh của V.I.Lênin (22/4/1870);
- Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890); - Ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6/1950);
- Ngày thành lập LL TNXP Việt Nam (15/7/1950); - Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9/1945); - Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956); - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944)...
Rất nhiều cơ sở Đoàn, Hội và Đội tổ chức các buổi gặp gỡ - giao l−u giữa những nhân chứng lịch sử, anh hùng, cựu cán bộ, các nhà giáo dục, văn nghệ sỹ... Tuy nhiên, các cuộc gặp gỡ - giao l−u th−ờng đ−ợc tổ chức tại trụ sở, nhà văn hoá, tr−ờng học, mà ch−a đ−ợc tổ chức tại các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng. Gần nh− các cơ sở Đoàn, Hội và Đội đ−ợc nhóm nghiên cứu đề tài đến nghiên cứu hoặc thông qua báo cáo đều thống nhất cho rằng việc tổ chức các cuộc gặp gỡ - giao l−u tại bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng là ph−ơng thức giáo dục có hiệu quả cao. Tuy nhiên, các cơ sở cũng đồng loạt có ý kiến rằng họ khó tổ chức, vì thiếu kinh phí, ph−ơng tiện và khó huy động thanh, thiếu nhi tham gia.
Thứ hai, công tác nhận chăm sóc và bảo vệ các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng:
Đây là nội dung quan trọng trong cuộc vận động “Xây dựng tr−ờng học thân thiện, học sinh tích cực” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung −ơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Phần lớn các cơ sở đ−ợc nghiên cứu và cán bộ đ−ợc hỏi đều nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động và trách nhiệm của cơ sở Đoàn, Hội và Đội trong việc chăm sóc, bảo vệ các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng. Một số tỉnh, thành Đoàn nh− Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bến Tre... đã triển khai cuộc vận động và đã xây dựng ch−ơng trình cụ thể của địa ph−ơng. Tuy nhiên rất ít cơ sở Đoàn, Hội và Đội ký nhận chăm sóc bảo vệ bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Những cơ sở đã ký nhận chăm sóc, bảo vệ các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng ch−a có các hoạt động cụ thể thiết thực để huy động thanh thiếu nhi tham gia. Phần lớn các cơ sở đã ký mới tập trung vào việc tuyên truyền giới thiệu, tổ chức cho thanh thiếu nhi đến thăm quan, mà ch−a tổ chức đ−ợc các hoạt động nh−: S−u tầm các t− liệu và hiện vật, đi tìm địa chỉ đỏ, tổ chức hội thảo...
Thứ ba, tổ chức các cuộc thi:
Các cơ sở Đoàn, Hội và Đội đ−ợc nghiên cứu và cán bộ đ−ợc hỏi đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc thi đối với công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh, thiếu nhi.
Nhiều cấp bộ Đoàn, Hội và Đội nhân dịp các ngày lễ lớn của đất n−ớc, địa ph−ơng, đơn vị đã tổ chức thi tìm hiểu, thu hút đ−ợc đông đảo thanh thiếu nhi tham gia. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu đã nâng cao nhận thức, kiến thức cho tuổi trẻ và bồi d−ỡng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ.
Phần lớn các tỉnh, thành Đoàn nh−: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Quảng Nam, Điện Biên...đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và đều thực hiện đúng quy trình, thu hút đ−ợc đông đảo thanh thiếu nhi tham gia. Song, các cuộc thi tìm hiểu trên còn bộc lộ những nh−ợc điểm nh−: Ch−a giới hạn số trang bài viết (nhiều bài viết quá dày, nội dung tràn lan) và việc sao chép bài thi của nhau khá phổ biến.
Nhìn chung, các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội ch−a phối hợp, lồng ghép cuộc cuộc thi tìm hiểu với đi thăm quan bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng; ch−a có cấp bộ Đoàn, Hội và Đội nào tổ chức đ−ợc cuộc thi sáng tác, thi vẽ tranh, thi ảnh về các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
Thứ t−, tổ chức lễ kết nạp Đảng, Đoàn, Hội, Đội tại các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng:
Hầu hết các cơ sở Đoàn, Hội và Đội nơi đ−ợc nghiên cứu và cán bộ đ−ợc hỏi đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc của việc tổ chức kết nạp đảng viên trẻ, đoàn viên, hội viên, đội viên ở bảo tàng và khu di tích
lịch sử cách mạng. Phần lớn ý kiến đ−ợc hỏi đều cho rằng thời gian tới các cấp bộ Đoàn, hội, Đội cần tăng c−ờng tổ chức thực hiện Lễ kết nạp đảng viên trẻ, đoàn viên, đội viên tại các bảo tàng và những nơi có di tích lịch sử cách mạng.
Tuy nhiên, các cơ sở đ−ợc nghiên cứu và cán bộ đ−ợc hỏi đều thừa nhận là cơ sở ch−a thực hiện lễ kết nạp đảng viên trẻ, đoàn viên và đội viên ở bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng. Phần lớn ý kiến đều cho rằng, tổ chức đ−ợc lễ kết nạp là rất tốt, song việc tổ chức rất mất thời gian và nhiều thủ tục.
Thứ năm, tổ chức Lễ ra quân:
Trong nh−ng năm gần đây, các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội th−ờng tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành, ra quân tình nguyện, ra quân hoạt động hè....ở một số bảo tàng và chủ yếu là các khu di tích lịch sử cách mạng.
Trong buổi Lễ ra quân, các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội huy động đông đảo lực l−ợng thanh, thiếu nhi tham gia ch−ơng trình. Lễ ra quân đ−ợc thực hiện với những nội dung phong phú nh−: Lễ Báo công, Lễ xuất quân, diễu hành làm công tác tuyên truyền - cổ động.
Nhìn chung các tỉnh Đoàn nh−: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Giang, Bến Tre, Quảng Nam, Lâm Đồng... đều tổ chức đ−ợc các buổi lễ xuất quân trang trọng, có ý nghĩa thiết thực.
Tuy nhiên, các tỉnh Đoàn ch−a thực hiện đ−ợc việc kết hợp giữa lễ xuất quân với việc tham gia chăm sóc, bảo vệ và thăm quan bảo tàng, khu di tích lịch sử cách mạng.
Thứ sáu, công tác tr−ng bày, triển l∙m:
Các bảo tàng th−ờng tổ chức triển lãm tại chỗ và l−u động để quảng bá, tuyên truyền giới thiệu và giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh thiếu niên.
Phần lớn các bảo tàng thực hiện các cuộc triển lãm tại chỗ giới thiệu các chủ đề về Đảng, về Nhà n−ớc, về Bác Hồ, về các tổ chức của thanh thiếu nhi và truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam. Hầu hết các bảo tàng rất ít tiến hành các cuộc triển hãm l−u động, h−ớng về cơ sở, đồng hành cùng thế hệ trẻ và quần chúng nhân dân để thu hút đông đảo ng−ời dân thăm quan.
Một trong số ít các bảo tàng đã làm tốt công tác triển lãm l−u động, h−ớng về cơ sở, đồng hành cùng thanh thiếu nhi là Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam thuộc Trung −ơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong 2 năm (2009 - 2010) đã tổ chức đ−ợc hơn 20 cuộc triển lãm tại các địa ph−ơng, cơ sở, tiêu biểu là các triển lãm tại các tỉnh: Điện Biên, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thái Nguyên...(2009) và Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh (2010); triển lãm phục vụ Festival Thanh niên, học sinh thế giới lần thứ 17 (12/2010) tại Cộng hoà Nam Phi
Các các bộ quản lý và lãnh đạo tại hầu hết các bảo tàng đều cho biết: Triển lãm tại chỗ (trong đó có triển lãm theo chuyên đề) th−ờng không quá phức tạp, chí phí tiết kiệm nh−ng không thu hút đ−ợc nhiều khách đến thăm quan, trong đó có thanh thiếu nhi.
Còn triển hãm l−u động sẽ thu hút đ−ợc nhiều tầng lớp nhân dân đến thăm quan, đặc biệt là thanh thiếu nhi nếu tổ chức nagy tại các điểm tr−ờng... do thuận tiện, gần địa điểm nơi c− trú, đỡ tốn kém cả thời gian đi lại, tiền chi phí tàu, xe, ăn uống dọc đ−ờng...Sở dĩ các bảo tàng không tổ chức đ−ợc các cuộc triển hãm l−u động là do: thiếu kinh phí, cán bộ và ph−ơng tiện phục vụ...
Thứ bảy, tổ chức hoạt động d∙ ngoại, picnic - cắm trại:
Đi picnic - cắm trại là một ph−ơng thức hoạt động tốt để giáo dục truyền thống nói chung, giáo dục truyền thống cách mạng nói riêng cũng nh− tinh thần yêu Tổ quốc, yêu cảnh quan thiên nhiên cho thanh, thiếu nhi.
Tại các tỉnh Đoàn: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Giang, Quảng Nam, Bến Tre, Lâm Đồng... Ban Chấp hành, Ban Th−ờng vụ tỉnh Đoàn đã quan tâm chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội tổ chức picnic - cắm trại cho thanh thiếu nhi vào các dịp: nghỉ lễ, nghỉ hè, ngày truyền thống.
Ch−ơng trình đi picnic - cắm trại với những nội dung phong phú nh−: thăm quan, vui chơi, giải trí, các cuộc thi, lửa trại... thu hút đ−ợc đông đảo thanh thiếu nhi tham gia. Tuy nhiên, các cuộc đi picnic - cắm trại ch−a có các hình thức hoạt động phong phú để giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi và các đối t−ợng khác.
Thứ tám, tổ chức “Học kỳ Quân đội”:
Tổ chức “Học kỳ Quân đội” là ph−ơng thức mới của một số tỉnh, thành ĐOàn, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tại các tỉnh, thành Đoàn nhằm giáo dục kiến thức cơ bản về an ninh, quốc phòng, kiến thức quân sự, tinh thần yêu n−ớc, yêu thiên nhiên cho thanh thiếu niên.
Trong 5 năm (từ 2006 - 2010), một số Trung tâm nh− Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam, Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc, Trung tâm Du lịch Thanh niên Việt Nam của Trung −ơng Đoàn và một số tỉnh, thành Đoàn đã tổ chức “Học kỳ Quân đội” vào dịp nghỉ hè của học sinh phổ thông.
Đối t−ợng tham gia “Học kỳ Quân đội” bao gồm: thiếu niên học ở các tr−ờng THCS và thanh niên học ở các tr−ờng THPT. Hiện nay, phần lớn các em tham gia đang sống chủ yếu tại các thành phố lớn nh−: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Ch−ơng trình nội dung học tập bao gồm: Điều lệnh Quân đội, kỷ luật, một số môn học quân sự, đi dã ngoại, học cứu th−ơng, học đi rừng, thăm quan bảo tàng và các khu di tích lịch sử cách mạng.
Các đơn vị tổ chức “Học kỳ Quân đội” phối hợp với các đơn vị Quân đội nh−: Học viện, Tr−ờng đào tạo sỹ quan, các binh chủng Lục quân, Hải quân, Đặc công, Phòng không... để đ−a các em đến học tập và tham gia các hoạt động. Trong 7 ngày đến 10 ngày các em có thời gian đi thăm quan, dã ngoại 2 ngày. Trong 2 ngày thăm quan, dã ngoại các em đ−ợc đến thăm các bảo tàng và khu di tích lịch sử.
Nhìn chung, các đơn vị tổ chức “Học kỳ Quân đội” chỉ tổ chức đ−ợc ch−ơng trình thăm quan, nghe giới thiệu, viết thu hoạch, mà ch−a có ch−ơng trình trao đổi và các ch−ơng trình hoạt động chăm sóc bảo vệ bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng.
1.4.2. Đánh giá của thanh niên về các ph−ơng thức do Đoàn tổ chức:
Bảng 4: Các hình thức do cơ sở Đoàn và Liên chi Đội tổ chức
Hình thức hoạt động TT Đối t−ợng Thi tìm hiểu Thăm quan bảo tàng Kết nạp Đoàn, Đội Gặp gỡ giao l−u Hoạt động chăm sóc bảo tàng Hoạt động khác 1 Nông thôn 56,4 59,1 28,9 17,0 45,0 04,0 2 Thành thị 63,6 53,6 23,8 33,8 35,1 01,3 3 Đoàn viên 58,7 53,4 24,3 42,9 33,3 02,6 4 Đội viên 62,1 69,0 37,9 51,7 70,7 0 5 Thanh niên 59,0 48,7 20,5 15,4 28,2 02,6 6 Đảng viên 71,4 64,3 21,4 28,6 35,7 14,3 Bình quân 60,0 56,3 26,3 40,3 40,0 2,7
Biểu đồ 4: Đối t−ợng lựa chọn hoạt động của thanh thiếu niên tại bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng
Phân tích các số liệu thu đ−ợc ở Bảng 4 và Biểu đồ 4 cho thấy, các đối t−ợng đánh giá cao hình thức “Thi tìm hiểu về lịch sử” và hoạt động chăm sóc bảo vệ; tiếp đến là tổ chức thăm quan và gặp gỡ; cuối cùng là kết nạp Đoàn, Đội.
60.0 56.3 40.3 40.0 26.3 2.7 0 10 20 30 40 50 60 70 Thi tìm hiểu Thăm quan B.Tàng Chăm sóc, bảo vệ Tỷ lệ % Gặp gỡ, giao l−u Kết nạp Đoàn, Đội Hoạt động khác Lý do
Phân tích các số liệu theo mối t−ơng quan giữa các đối t−ợng không có sự khác biệt lớn. Điều đó chứng tỏ các đối t−ợng đánh giá t−ơng đối thống nhất về ph−ơng thức do Đoàn tổ chức.
Tóm lại, các đối t−ợng có đánh giá khác nhau về các hoạt động giáo dục truyền thống của Đoàn, Đội. Điều đó cho thấy, các đối t−ợng mong muốn đ−ợc tham gia nhiều hoạt động bổ ích của Đoàn, Đội.
Các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội cần tổ chức nhiều hoạt động và đổi mới ph−ơng thức hoạt động nhằm thu hút đông đảo TTN tham gia.