Các khoản mục chi phí trong giao nhận hàng hóa đường biền

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận đường biển của công ty TNHH vận tải quốc tế MTL (Trang 29 - 31)

a, Cước vận chuyển (Ocean Freight)

Quy trình vận tải gồm hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng đi, vận chuyển đến cảng đích và dỡ hàng lên bãi container để giao cho khách hàng. Chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích được gọi là cước biển (Ocean Freight).

b, Phụ phí tại các cảng đi/ cảng đến (Local Charge)

Là phí được trả tại cảng đóng hàng và cảng xếp hàng. Một lô hàng thì phí này cả nhà cung cấp và người nhận hàng đều phải đóng. Phí này được thu theo hãng tàu và cảng.

Bao gồm các loại phí:

B/L fee (bill of lading fee): Phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.

Đối với các phí liên quan đến B/L gồm: Courier fee (phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc); telex release fee (phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L); Amendment fee (phí chỉnh sửa bill) đối với phí chỉnh sửa bill thì có hai mức là trước khi tàu cập và sau khi đã khai manifest giá khác nhau, mỗi khu vực mỗi khác.

D/O fee (delivery order fee): phí lệnh giao hàng, ứng với một B/L (Bill of Lading) thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load), LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do người mua đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các điều kiện giao hàng còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng.

THC fee (Terminal handling charges): phụ phí xếp dỡ tại cảng, bao gồm tất cả những chi phí mà để đưa được một container từ trên tàu xếp về bãi container an toàn (phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào

đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng). Phí này có cả hai đầu cảng xuất và nhập.

Cleaning fee: Phí vệ sinh container, container đóng rất nhiều loại hàng khác nhau và việc vệ sinh container là rất cần thiết để tránh việc ảnh hưởng của hàng đóng lần trước đến hàng đóng lần sau. Bên cạnh đó, đối với phí này thì một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn thu phí này như một khoản lợi nhuận đặc biệt là các hãng tàu nội địa. Phí này người trả giống D/O fee.

CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ container sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẻ, phí quản lý kho hàng).

DEM/DET fee (Demurrage / Detention fee): Phí lưu bãi/container, khi container

trong cảng hết ngày cho phép thì sẽ phải chịu phí này, phí lưu container là việc container được đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí.

Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”: Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là vận chuyển container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. c, Phụ phí tính vào cước vận chuyển (Surcharge).

Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội.

Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh…).

Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng.

Phụ phí tăng giá cung (Rate Increase GRI – General): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm).

Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (EBS – Emergency Bunker Surcharge) Phụ phí cao điểm mùa vụ (PSS – Peak Season Surcharge): Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

Phụ phí tắc nghẽn tại cảng (PCS – Port Congestion Surcharge): Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

Phụ phí nhiên liệu (BAF – Bunker Adjustment Factor): ở mỗi cảng hàng không khác nhau ở các nước khác nhau mức giá nhiên liệu khác nhau dẫn tới ảnh hưởng đến chi phí trong mỗi chuyến đi, chính vì vậy các hãng tàu phải thu lại khách hàng để cân đối chi phí vận chuyển cho họ.

Phụ phí biến động tỷ giá (CAF – Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ là khoản phụ phí cước biển hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ. Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ (DDC – Destination Delivery Charge) Phụ phí qua kênh đào Panama (PCS – Panama Canal Surcharge) Phụ phí qua kênh đào Suez (SCS – Suez Canal Surcharge)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận đường biển của công ty TNHH vận tải quốc tế MTL (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w