Cơ cấu mặt hàng giao nhận đường biển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận đường biển của công ty TNHH vận tải quốc tế MTL (Trang 57 - 59)

Qua từng năm cơ cấu mặt hàng của công ty gần như không có quá nhiều thay đổi, trung bình các năm giá trị mà các ngành hàng mang về chỉ có sự thay đổi nhỏ, phần lớn ngành hàng của công ty đã được định rõ từ trước do nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng của công ty. Dưới đây là cơ cấu các mặt hàng được giao nhận bằng đường biển của công ty trong 3 năm gần nhất.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các mặt hàng được giao nhận bằng đường biển của công ty

6% 13% 12% 36% 2018 5% 12% 32%

Tình hình giao nhận hàng hoá bằng đường biển, tính đến cuối năm 2018, công ty đã cung cấp dịch vụ đối với tổng cộng 5 ngành hàng tương đương với hơn 20 mặt hàng, bao gồm: một là,nguyên, phụ liệu may mặc và sản phẩm may mặc; hai là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư, linh kiện điện tử; ba là, hoá chất; bốn là, hàng nông sản; năm là, gỗ và các sản phẩm về gỗ. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty, tác giả phân tích bảng số liệu 2.3 nhìn từ góc độ của các ngành hàng. Nhìn chung, tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển theo cơ cấu mặt hàng của công ty giai đoạn 2018-2020 đều có sự tăng trưởng khá tốt. Hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư, linh kiện điện tử là ngành hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển của công ty (khoảng 27% - 32% mỗi năm) xét theo cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, có thể thấy, đây là ngành hàng chủ lực mà công ty đang hướng tới. Ngành hàng nguyên, phụ liệu may mặc và sản phẩm may mặc là ngành hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong số các ngành hàng về cả cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cũng có xu hướng tăng mạnh qua các năm, chỉ xếp sau ngành hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư, linh kiện điện tử. Hoá chất cũng là ngành hàng có một vài đặc điểm tương tự với ngành hàng Máy móc – Thiết bị, đó là doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều có xu hướng tăng. Mặc dù đây là ngành hàng có tính chất phức tạp nhưng có thể thấy khá tiềm năng, chính vì thế cần được đầu tư nghiên cứu thêm để tăng giá trị trong tổng cơ cấu ngành hàng trong tương lai. Nghành hàng nông sản chiếm khoảng 10% cơ cấu trong tất cả các ngành hàng, qua các năm gần như không tăng nhiều lắm, vì công ty cũng ít đảm nhận các ngành hàng này vì yêu cầu về các kiểm dịch xung quanh khá khắt khe và phức tạp, yêu cầu với việc vận chuyển cũng cao. Cuối cùng là ngành hàng gỗ và các sản phẩm về gỗ chiếm khoảng 5% gần như không thay đổi cơ cấu nhiều qua các năm. Cơ cấu các mặt hàng giao nhận bằng đường biển được tính dựa trên số lượng dịch vụ ngành hàng đó ttrong công ty. Như vậy có thể thấy rằng trong 3 năm gần nhất tì % tỉ lệ các ngành hàng không có quá nhiều biện đổi, ngành hàng chính vẫn chủ yếu là máy móc thiết bị dụng cụ và nguyên phụ liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận đường biển của công ty TNHH vận tải quốc tế MTL (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w