Về bộ máy quản lý
Một doanh nghiệp muốn phát triển tốt cần có một bộ máy quản lý chặt chẽ, thống nhất từ mọi cấp bậc. Bộ máy ấy nếu không thống nhất sẽ gây cản trở trong quá trình nhập khẩu và làm giảm thời gian trong quá trình vận hành. Vì vậy khi thực hiện quy trình nhập khẩu cần phải phân cấp quản lý, phân công đội ngũ lao động cho phù hợp nhất, không bị cồng kềnh và tạo hiệu quả nhất trong việc.
Sự tác động trực tiếp từ ban lãnh đạo xuống cán bộ nhân viên nhằm mục đích phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung và thống nhất phải sử dụng phương pháp hợp lý. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu. Cần phải có một bộ máy quản lý, lãnh đạo hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu, có phân cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp sẽ thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu.
Về con người trong công ty
Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa có rất nhiều giai đoạn, từ những bước đầu tiên như tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng, làm thủ tục,.. đều cần có những cán bộ chủ chốt nắm vững trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và trách nhiệm với công việc. Nhờ những cán bộ công nhân viên năng động trong công việc như vậy thì doanh nghiệp mới có cơ hội hơn để phát triển và giúp cho quy trình nhập khẩu được hoàn thành nhanh chóng.
Về nguồn vốn
Yếu tố về nguồn vốn không kém phần quan trọng trong việc đẩy mạnh nhập khẩu tại Công ty. Vì việc nhập khẩu hàng hóa sẽ tốn rất nhiều chi phí mà lượng hàng hóa bán ra cho khách hàng có thể sẽ thu hồi vốn chậm vì vậy công ty cần có lượng vốn đủ để thanh toán các khoản chi phí cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu. Khi nguồn vốn không đủ, đương nhiên việc nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín và lượng khách hàng của Công ty.
Về uy tín công ty
Vì việc nhập khẩu được thực hiện giữa các doanh nghiệp khác nhau trên thế giới nên uy tín và mối quan hệ là rất quan trọng để hợp tác lâu dài. Uy tín công ty được xem xét giữa hai góc độ khác nhau như sau:
Đối với đối tác nhập khẩu: Các đối tác mà Công ty nhập khẩu hàng hóa là các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia nên việc gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu thị trường, chất lượng hay đàm phán ký kết hợp đồng. Nếu công ty chưa có nhiều lần mua bán hàng hóa thì sẽ khó có được uy tín. Vì vậy cần tạo dựng uy tín, làm việc có hệ thống và cẩn thận trong mọi công việc trong quy trình để gây ấn tượng tốt và giúp Công ty có điểm cộng, độ tin cậy hơn với đối tác.
Đối với khách hàng: Khách hàng của Công ty nhập khẩu hàng hóa có thể là cá nhân hay là doanh nghiệp. Vì trên thị trường có rất nhiều Công ty kinh doanh mặt hàng này nên việc tạo dựng uy tín, thương hiệu của Công ty là rất cần thiết. Khi Công ty đã có lượng khách hàng nhất định thì sẽ tạo nên thương hiệu riêng của Công ty, từ đó việc phát triển thị trường và phân phối sản phẩm đến với khách hàng sẽ dễ dàng hơn.