Các chiến lược kinh doanh nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu từ thị trường nhật bản của công ty TNHH XNK bốn mùa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

Công ty lên kế hoạch và lựa chọn chiến lược theo ma trận SWOT

Chiến lược SO (Điểm mạnh – Cơ hội)

Đầu tư mở rộng các kênh phân phối, liên tục tìm kiếm nhà cung cấp đáp ứng được nguồn hàng ổn định. Mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước.

Tranh thủ thiết lập các mối quan hệ với khách hàng đã từng mua hàng của công ty; xây dựng tốt đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của công ty TNHH XNK Bốn Mùa Việt Nam.

Chiến lược ST (Điểm mạnh – Thách thức)

Duy trì kinh doanh 03 nhóm mặt hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao năng lực quản lý chất lượng.

Chiến lược WO (Điểm yếu – Cơ hội)

Gắn việc xây dựng thương hiệu với đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành phù hợp và quảng cáo, tiếp thị tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty.

Tổ chức tiếp thị qua mạng xã hội, tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Thực hiện nhiều hình thức tiếp thị như duy trì, phát triển website, quảng cáo sản phẩm trên báo, tạp chí, tiếp thị thông qua người nổi tiếng, các chiến dịch quảng bá qua email,...

Chiến lược WT (Điểm yếu – Thách thức)

Nghiên cứu và cải thiện các rủi ro đầu vào như hàng hỏng hóc, bị bóp méo,... kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu của những chiến lược nêu trên là tạo được vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường trong nước đặc biệt đối với các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phấn đấu để đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 10% mỗi năm.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu từ thị trường nhật bản của công ty TNHH XNK bốn mùa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)