Về chính trị, ngoại giao, luật pháp
Mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động mua bán quốc tế đều phải tuân thủ theo luật lệ, các quy định, tập quán kinh doanh của các Chính phủ tại nước có liên quan. Khi nhập khẩu tại một nước, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như:
- Luật pháp có liên quan đến vấn đề nhập khẩu hay hoạt động mua bán quốc tế tại các quốc gia như: quy định về mặt hàng nhập khẩu và mặt hàng bị cấm, các loại thuế quan, quy định về quản lý ngoại tệ,…)
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà nước đó tham gia
- Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến việc nhập khẩu
- Các quy định trong việc bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu
Những vấn đề trên rất quan trọng nên các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa cần phải chú trọng. Việc tuân thủ và làm đúng theo các luật lệ có liên quan ở trên sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian làm các thủ tục, giảm chi phí di chuyển nhiều đến các nước đối tác và quy trình nhập khẩu sẽ được hoàn thiện nhanh chóng hơn.
Về cơ sở hạ tầng
Các yếu tố về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu hàng hóa, cụ thể:
- Hệ thống cảng biển: Việc hệ thống cảng biển vận hành tốt, có những trang thiết bị hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ hàng, các thủ tục giao nhận sẽ được hoàn thiện nhanh chóng và hàng hóa được đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thực hiện các giao dịch quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu thuận lợi trong
việc hoàn thành các thủ tục thanh toán hàng hóa hay huy động nguồn vốn phát triển doanh nghiệp đơn giản và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
- Hệ thống bảo hiểm: Khi có hệ thống bảo hiểm phát triển thì việc kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng tiền thanh toán ảnh hưởng rất nhiều đến nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái thường không cố định, sẽ lên xuống thay đổi. Khi tỷ giá hối đoái tăng sức mua nội tệ giảm từ đó giá thành hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt hơn còn khi tỷ giá hối đoái giảm thì giá đồng nội tệ sẽ tăng lên từ đó giá thành hàng nhập khẩu sẽ giảm giá. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá để có thể đưa ra các cách thức nhập khẩu sao cho phù hợp.
Về thị trường trong và ngoài nước
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như xu hướng thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường,... Khi thị trường biến động thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như: tỷ giá, giá cả, sức mua,… có thể tăng hoặc giảm nên rất khó khăn trong việc thực hiện quy trình nhập khẩu nên doanh nghiệp phải tìm hiểu và lường trước được những vấn đề trên cũng như có các phương án đối phó cụ thể. Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa.
1.4. Bài học từ đối tác