Kích thích người lao động bằng biện pháp

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH may mặc châu á (Trang 32 - 39)

pháp

 Tạo động lực bằng các kích thích vật chất  Sử dụng tiền lương như một công cụ cơ bản

Tiền lương là số tiền trả cho một lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Dạng thù lao này được áp dụng đối với lao động gián tiếp.

Tiền lương được coi là một hình thức khuyến khích vật chất mang tính cơ bản đối với người lao động. Nó giúp cho họ có thể trang trải các chi tiêu, sinh hoạt dịch vụ cần thiết. Ngoài ra nó còn biểu hiện địa vị, uy tín của người lao động. Người lao động sẽ ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức .

Để tạo được động lực, tiền lương phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Tiền lương phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động, song luôn luôn phải đảm bảo rằng bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.

- Tiền lương phải thỏa đáng so với sự đóng góp của người lao động và phải công bằng. Công bằng trong trả lương thể hiện ở sự so sánh giữa những người khác nhau trong tổ chức và ở sự so sánh với mức lương trên thị trường.

- Tiền lương phải đảm bảo tính đơn giản, dễ dàng, dễ hiểu: Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của người lao động; một chế độ lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý tiền lương.

Phụ cấp lương

Đây là khoản tiền mà tổ chức trả thêm cho người lao động khi họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi. Đây là một khoản tiền bổ sung, bù đắp thêm một phần thu nhập cho người lao động. Hiện nay, có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau, tùy vào từng điều kiện của tổ chức mà có thể áp dụng loại phụ cấp thích hợp như:

 Phụ cấp trách nhiệm công việc  Phụ cấp độc hại

 Phụ cấp ngành;…

Phụ cấp lương có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn mức bình thường. Nó có tác dụng nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo ra sự công bằng giữa những người lao động (làm trong môi trường thuận lợi và môi trường độc hại, làm công việc giữ trọng trách cao, …). Từ đó, giúp người lao động yên tâm với công việc, có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Sử dụng hợp lý tiền thưởng

Để thưởng có tác dụng tạo động lực, công tác thưởng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mức thưởng phải gắn với kết quả thực hiện công việc.

- Mức thưởng phải đảm bảo sự công bằng, hợp lý. Ai làm tốt thì sẽ được thưởng và ngược lại những ai làm việc không tốt thì sẽ bị khiển trách thậm chí là bị phạt. Khi đó tiền thường sẽ là công cụ hiệu quả trong việc tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt công việc của họ.

- Thưởng phải kịp thời, đúng thời điểm khi đó sẽ tạo động lực rất lớn cho người lao động khuyến khích tinh thần làm việc của họ.

- Mức thưởng phải tương xứng với những đóng góp của người lao động với công ty đủ để kích thích tạo động lực cho họ.

Các hình thức tiền thưởng áp dụng trong các doanh nghiệp:

 Thưởng sáng kiến: là hình thức thưởng dành cho các cá nhân, đơn vị có những sáng kiến, những phát minh mới trong quá trình cải tiến công nghệ, cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất..., mang lại hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp.

 Thưởng cuối năm: hàng năm nếu công ty kinh doanh có lãi sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động. Mức thưởng này tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.

 Một số hình thức thưởng khác: thưởng đảm bảo ngày công, thưởng tiết kiệm thời gian, thưởng ngày lễ, thưởng thâm niên...

Tiền thưởng là động lực thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc… Khi trả thưởng cần phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định, phải đảm bảo tính công bằng và hợp lý, phải có ý nghĩa về mặt tài chính để người lao động cảm thấy phấn khởi,

Các loại phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cho cuộc sống của người lao động ngoài tiền lương, tiền thưởng.

Có 2 loại phúc lợi cho người lao động:

- Các phúc lợi bắt buộc: là các phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của pháp luật. Ở nước ta các phục lợi bắt buộc bao gồm các chế độ bảo hiểm cho người lao động như: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, BHXH...

- Các phúc lợi tự nguyện: là các phúc lợi mà các tổ chức được đưa ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tế, chính sách và đặc điểm sản xuất kinh doanh của họ. Gồm: bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm hưu trí, phúc lợi cho lịch làm việc không linh hoạt...

Các loại dịch vụ

Các loại dịch vụ của người lao động: dịch vụ tín dụng (bán hàng giảm giá, cửa hàng), dịch vụ xã hội (trợ cấp giáo dục, dịch vụ giải trí).

Tất cả các yếu tố: lương cơ bản, thưởng, phúc lợi, trợ cấp cần được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao nhất đối với người lao động. Người lao động thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng.

Các khoản phúc lợi và dịch vụ này góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, mang lại sự an tâm khi làm việc nhằm mang lại hiệu quả lao động cao nhất.

Như vậy, bằng chế độ lương, thưởng và những phúc lợi cụ thể có tác dụng kích thích trực tiếp đến thái độ làm việc của người lao động, sẽ khuyến khích họ tự nguyện làm việc một cách tích cực để nhận được sự trả công xứng đáng. Đó chính là động lực cho người lao động.

Tạo động lực thông qua kích thích tinh thần

Bên cạnh các kích thích vật chất thì các kích thích tinh thần cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng phong phú và đa dạng, các nhu cầu vật chất về cơ bản được thỏa mãn thì nhu cầu tinh thần sẽ chi phối mạnh đến hoạt động của con người.

Do đó, các lợi ích tinh thần nhằm để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao đó và trong nhiều trường

hợp nó có tác dụng hơn là các lợi ích vật chất. Có rất nhiều biện pháp kích thích tinh thần người lao động, như:

Tạo việc làm ổn định cho người lao động

Con người luôn mong muốn được lao động, được làm việc có ích và có hiệu quả cho bản thân, gia đình và xã hội. Mặt khác, con người lao động và làm việc không những đảm bảo cuộc sống mà còn phát triển mọi khả năng của bàn tay và trí tuệ. Bản thân người lao động nào cũng muốn có được một công việc ổn định, lâu dài để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, có thể yên tâm làm việc hơn. Do đó, tạo việc làm ổn định là một biện pháp kích thích tinh thần cho người lao động.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, kiến thức cho người lao động, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động.

Bước vào kỷ nguyên mới, với những tiến bộ khoa học – công nghệ và nền kinh tế

-xã hội ngày càng phát triển. Người lao động cần phải học tập, nâng cao trình độ để có thể đảm nhận những công việc phức tạp và quan trọng. Mặt khác, được học tập, nâng cao sự hiểu biết, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ của mình là một trong những nhu cầu tinh thần cơ bản của con người.Xã hội càng phát triển, nhu cầu học tập của con người càng cao. Khi được thỏa mãn nhu cầu này người lao động sẽ thấy rõ được ý nghĩa cuộc sống của mình, họ sẽ hăng say làm việc với khả năng sáng tạo hiệu quảhơn. Khi đó, tổ chức có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có của mình. Vì vậy, tổ chức cần phải tạo mọi điều kiện, phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, kiến thức cho người lao động.

Mối quan hệ trong tập thể

Quan hệ trong lao động bao gồm những mối quan hệ giữa lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau,… tạo ra một bầu không khí làm việc trong tổ chức. Đây thực chất là thái độ của những người lao động đối với nhau, đối với lãnh đạo, người quản lý và đối với công việc, nghề nghiệp của mình. Thái độ này sẽ bộc lộ trong quá trình làm việc, đến hoạt động của người lao động trong tổ chức. Nếu bầu không khí tập thể lành mạnh, tốt đẹp thì thái độ, tinh thần của người lao động thoái mái, tích cực, sẽ tạo nên sự ấm cúng, thân thiện trong tổ chức. Họ sẽ yêu mến tập thể của mình hơn, sẽ gắn bó với tổ chức hơn và khi tinh thần thoải mái người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn, sẽ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, một bầu không khí căng

thẳng, thiếu sự hòa đồng sẽ tác động rất tiêu cực đến hành vi và quá trình làm việc của người lao động.

Các phong trào thi đua, đoàn thể

Thi đua trong lao động sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong tổ chức vì người lao động sẽ so sánh năng lực, khả năng với nhau, sẽ kích thích người lao động ganh đua và kích thích trí lực của họ. Từ đó, người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cho bản thân. Ngoài ra, các phong trào thi đua giúp cho người lao động có thể học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ người khác, tạo ra sự gần gũi và hiểu nhau hơn. Tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng, đúng đắn và hợp lý trong tổ chức có ý nghĩa rất lớn trong việc thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động (nhu cầu học hỏi, nhu cầu giao tiếp,…). Bên cạnh đó, tổ chức nên có các biện pháp khác để tạo động lực cho lao động của mình như: tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; tạo môi trường làm việc tốt; thuyên chuyển, đề bạt, thăng chức; xây dựng văn hóa tổ chức lành mạnh;…

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH may mặc châu á (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w