Sự phân vùng chức năng của đại não

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 27 - 29)

Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK).

- GV phát phiếu học tập.

- GV cho HS trình bày kết quả của bài tập. - GV xác nhận đáp án.

- Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày cấu tạo ngoài của đại não?

- GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét.

+ Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì?

- GV cho HS so sánh đại não của người và thú? Nhận xét nếp gấp ở đại não người và thú? - Cho HS quan sát mẫu não cắt ngang, đọc thông tin và trả lời:

+ Trình cầy cấu tạo trong của đại não (chỉ vị trí chất xám, chất trắng)?

- GV nhận xét, cho HS quan sát H 47.3 để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não.

- Cho HS đọc vai trò của nhân nền trong mục “Em có biết” SGK.

Hoạt động 2

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK- Nhận xét về các vùng của vỏ não? VD?

+ Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời?

- GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông.

+ Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật ?

diện tích bề mặt não. 2. Cấu tạo trong:

- Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống.

Trong chất trắng còn có các nhân nền.

II. Sự phân vùng chức năng của đại não của đại não

- Vỏ não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện. - Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có chức năng riêng.

- ở người có thêm vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

* Ghi nhớ: SGK

d. Củng cố luyện tập: 5 phút

- GV treo tranh câm H 47.2 , yêu câu HS điền chú thích và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não.

- Treo H 47.3 yêu cầu HS trình bày cấu tạo trong của đại não. e. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết- Làm bài tập 3.

... ... ...

Ngày soạn: 22/ 02/ 2016

Tiết 52 - Bài 48:

HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG1. Mục tiêu 1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng.

- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

* Trọng tâm kiến thức

- Cấu tạo và chức năng của cung phản xạ sinh dưỡng.

- Cấu tạo và chức năng của bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

b. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh. c. Thái độ

- Có ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh phóng to H 48.1; 48.2; 48.3. - Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập. b. Chuẩn bị của học sinh

- Học bài ở nhà 3. Phương pháp - Hoạt động nhóm, trực quan 4. Tiến trình dạy học a. ổn định lớp - GV kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

- Trình bày cấu tạo ngoài và trong của đại não?

- Nêu chức năng của đại não? Đại não của người tiến hoá hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú như thế nào?

Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc ta làm đều là do sự chỉ đạo của các trung ương thần kinh, tuy nhiên có những cơ quan trong cơ thể không chịu sự chỉ đạo có suy nghĩ của con người. VD: khi chạy nhanh, tim ta đập gấp, ta không thể bảo nó đập từ từ được... Những cơ quan chịu sự điều khiển như vậy được xếp chung là chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng.

c. Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1

- GV yêu cầu HS quan sát H 48.1 và 48.2: Giới thiệu cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng (đường đi).

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, HS làm

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 27 - 29)