So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 41 - 43)

không điều kiện với phản xạ có điều kiện

Tính chất phản xạ không điều kiện Tính chất phản xạ có điều kiện 1.Trả lời các kích thích tương ứng

hay kích thích không điều kiện. 2. Bẩm sinh

3. Bền vững

4. Có tính chất di truyền. 5. Số lượng hạn chế. 6. Cung phản xạ đơn giản.

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống.

1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2. Hình thành trong đời sống (qua học tập rèn luyện)

3. Dễ mất khi không củng cố.

4. Có tính chất cá thể, không di truyền. 5. Số lượng không hạn định.

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời. 7. Trung ương nằm ở vỏ não.

- Giáo viên chỉ định học sinh trả lời.

+ Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với quá trình sống? + Nêu quá trình hình thành phản xạ có điều kiện?

+ Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? mối liên hệ giữa hai loại phản xạ này?

- Giáo viên kết luận chung rồi chỉ định 1-2 học sinh đọc to phần ghi nhớ. e. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

Câu 3: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi, hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.

5. Rút kinh nghiệm……… ……… ……… ……. Ngày soạn: 07/ 3/ 2016 Tiết 57 - Bài 53:

HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP Ở NGƯỜI1. Mục tiêu 1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và động vật nói chung và thú nói riêng (liên quan đến cấu trúc của não).

- Nêu rõ được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng của con người.

b. Kĩ năng

- Rèn khả năng tư duy suy luận c. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen sống có văn hóa.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Chuẩn bị của giáo viên

- Tài liệu liên quan đến hoạt động hệ thần kinh b. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài ở nhà

3. Phương pháp

- Giảng giải, vấn đáp tìm tòi.

4. Tiến trình dạy học

a. Ổn định lớp

b. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

- Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với động vật và con người?

Đặt vấn đề: Hoạt động thần kinh bậc cao ở người và động vật có đặc điểm gì giống và khác nhau?

c. Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người? ý nghĩa?

+ Hãy tìm VD trong thực tế đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa?

+ Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người và động vật có những điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời: Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện và ý nghĩa của chúng đối với đời sống.

Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ.

Hoạt động 2

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK cùng với thực tế hiểu biết trả lời câu hỏi: +Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống? Yêu cầu HS lấy VD cụ thể. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. + Tiếng nói có vai trò gì?

+ Chữ viết có vai trò gì?

Hoạt động 3

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.

+ Nói tới gà, trâu, chó... chúng có đặc điểm chung gì?

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 41 - 43)