Phần trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 58 - 60)

1. Qúa trình lọc máu có đặc điểm:

A. Diễn ra ở cầu thận và tạo thành nước tiểu đầu. B. Diễn ra ở ống thận và tạo thành nước chính thức.

C. Diễn ra ở ống thận và tạo thành nước tiểu đầu. D. Diễn ra ở cầu thận và tạo thành nước chính thức. 2. Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm:

A. Diễn ra liên tục. B. Diễn ra gián đoạn.

C. Tùy từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn. D. Diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

3. Thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức khác nhau:

A. Nước tiểu đầu có chứa ít các chất dư thừa và độc hại. B. Nước tiểu đầu có chứa nhiều các chất dư thừa và độc hại. C.Nước tiểu đầu gần như không chứa các chất dư thừa và độc hại.

D. Nước tiểu đầu có chứa các chất dư thừa và độc hại ở mức bình thường.

4. Ta có thể nhận biết được độ nóng, lạnh, cứng, mềm của vật do:

A. Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

B. Lớp tế bào sống có khả năng phân chia liên tục tạo ra các tế bào mới. C. Da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.

D. Da có nhiều thụ quan là đầu mút các dây thần kinh. 5. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

A. Bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. B. Bộ phận trung ương và đối giao cảm.

C. Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.

D. Phân hệ thần kinh đối giao cảm và bộ phận trung ương. 6. Nguyên nhân dẫn đến cận thị học đường là:

A. Do cầu mắt ngắn bẩm sinh.

B. Do đọc sách không giữ đúng khoảng cách. C. Do vệ sinh không sạch.

D. Do thủy tinh thể quá dẹt. 7. Viễn thị là gì?

A. Là tật của mắt chỉ có khả năng nhìn gần. B. Là tật của mắt không có khả năng nhìn. C. Là tật của mắt chỉ có khả năng nhìn xa. D. Là tật của mắt có khả năng nhìn rõ.

8. Sự tiến hóa của bộ não người so với động vật thể hiện qua sự xuất hiện những vùng chức năng nào trên vỏ đại não:

A. Vùng vận động, vùng cảm giác, vùng vị giác.

B. Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết), vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết. C. Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết), vùng thị giác, vùng thính giác. D. Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vị giác.

9. Tai có cấu tạo gồm 3 phần:

A. Tai ngoài, tai giữa, tai trong. B. Tai trong, tai giữa, tai ngoài. C. Tai trong, tai ngoài, tai giữa. D. Tai giữa, tai ngoài, tai trong. 10. Chất xám là:

A. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.

B. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ. C.Căn cứ của các phản xạ có điều kiện.

D. Đường dẫn truyền nối các vùng chức năng trên vỏ đại não với nhau.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 58 - 60)