Quá trình hình thành và phát triển của chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 25 - 33)

lịch sử

Theo quan điểm của Ăng ghen, trong lịch sử xã hội loài người, chế độ HN & GĐ trải qua 4 hình thái. Hình thái đầu tiên tương ứng với thưở “bình minh” của loài người là hình thái gia đình huyết tộc. Đặc trưng của hình thái này là chỉ cấm

những người có quan hệ dòng máu trực hệ (cha mẹ và các con) có quan hệ tính giao

với nhau, do đó vẫn tồn tại tình trạng anh chị em nhưng đồng thời là vợ, chồng của nhau. Bước phát triển tiếp theo – tiến bộ hơn hình thái gia đình huyết tộc là hình thái

gia đình Pu-na-lu-an, hình thái gia đình này khắc phục hạn chế của hình thái gia đình huyết tộc, đã cấm những anh em trai với chị em gái trong cùng một gia đình kết hôn

với nhau, nhưng hình thái gia đình này lại thừa nhận quan hệ tính giao giữa nhóm

các chị em gái với nhóm các anh em trai, trừ các anh em trai cùng họ sống trong

cùng một gia đình. Hình thái gia đình kế tiếp là hình thái hôn nhân (gia đình đối

ngẫu) tiếp tục loại trừ quan hệ tính giao giữa anh em, chị em họ hàng ở hàng chú bác, cháu chắt và những người họ hàng xa khác, từ đây hình thành nên “mô hình”

gia đình của từng cặp vợ chồng. Hôn nhân đối ngẫu hình thành vẫn trên cơ sở kinh

tế - xã hội của chế độ thị tộc, không thể bền vững được, dễ bị phá vỡ bởi cả người

vợ và người chồng, con cái – “sản phẩm” của cuộc hôn nhân đối ngẫu vẫn thuộc về

thị tộc mẹ như trước. Hình thái này tồn tại rất ngắn trong lịch sử và được coi là bước

chuyển tiếp của chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Nếu ba hình thái hôn nhân trên được hình thành và phát triển trên “cái nôi” là chế độ thị tộc thì sự hình thành và phát triển của hình thái hôn nhân một vợ một

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 18 SVTH: Lê Thị Thu Trang

chồng lại gắn liền với một chế độ khác – một thời kỳ mới của lịch sử loài người. Ăng ghen đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu

và của nhà nước” (1884): Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện thay thế cho hôn nhân đối ngẫu khi xã hội có sự phân công lao động ở mức cao nhất, hiệu suất lao động phát triển đến mức có của cải dư thừa. Cụ thể, khi sự phân công lao động trong

xã hội ở mức cao, người chồng đóng vai trò là lao động chính trong gia đình, năng

suất lao động của anh ta cao hơn nhiều so với người vợ - vốn vẫn chỉ làm việc nhà, hiệu suất lao động không cao và không có của cải dư thừa. Tiềm lực kinh tế vượt

trội đã khiến cho người chồng có được địa vị quan trọng hơn người vợ trong gia đình, do đó, hình thành nên ước vọng của người chồng là con cái của họ được thừa

kế tài sản của mình. Do đó, tất yếu cần phải xóa bỏ chế độ huyết tộc theo mẫu

quyền, sau đó thiết lập huyết tộc theo họ cha và quyền kế thừa cha. Như vậy, con

của người vợ đẻ ra dứt khoát phải là con của chồng bà ta. Người con này sẽ kế thừa

tài sản của cha và theo họ của cha mà không phải theo họ mẹ như trước nữa. Chế độ

mẫu quyền đã được thay thế bằng chế độ phụ quyền, và đặc biệt gia đình đối ngẫu đã chuyển sang gia đình cá thể - tiền thân của chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Phát triển trong các xã hội có giai cấp đối kháng, mô hình gia đình cá thể với các

biến thể của nó vẫn giữ nguyên bản chất “thưở sơ khai” là dựa trên cơ sản tài sản,

không hề dựa trên tình yêu chân chính, đúng như Ăng ghen đã nhận xét “quyết

không phải là tình yêu trai gái, tuyệt nhiên không dính dáng gì đến thứ tình yêu này, vì như trước kia, các cuộc hôn nhân vẫn là những cuộc hôn nhân có tính đến lợi

hại…”. Có thể nói, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã hình thành ở giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lịch sử này nhưng hoàn toàn mâu thuẫn và giả tạo, chỉ đặt ra yêu cầu đối với người đàn bà chứ không phải đối với người đàn ông. Mặt khác, chế độ hôn nhân một vợ

một chồng được đẻ ra bởi chế độ tư hữu còn kéo theo một hệ lụy tai hại là nạn ngoại

tình và tệ mại dâm, bên cạnh đó, còn thể hiện công khai quyền gia trưởng của người

chồng, người cha trong gia đình. Quá trình thực hiện quyền gia trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng giữa người chồng và người vợ, giữa con trai

và con gái.

Ở hình thái xã hội chủ nghĩa, theo Ăng ghen chế độ hôn nhân một vợ một

chồng không mất đi, dù những cơ sở kinh tế sinh ra nó và giúp nó tồn tại đã không còn. Nhưng ở thời kỳ này, lịch sử sẽ chứng kiến một chế độ hôn nhân một vợ một

chồng hoàn toàn khác so với các thời kỳ trước. Do ở thời kỳ này, tư liệu sản xuất

biến thành tài sản của xã hội, không còn giai cấp vô sản, không còn những phụ nữ

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 19 SVTH: Lê Thị Thu Trang

quyền lực để mua đàn bà…Như vậy, hôn nhân một vợ một chồng dưới thời kỳ xã hội chủ nghĩa mang một bản chất ưu việt như chính thời kỳ xã hội này. Đó là chế độ

hôn nhân hoàn toàn dựa trên tình yêu chân chính giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, xuất phát từ lý do là “tình yêu thì không thể chia sẻ”. Theo đó, tệ mại

dâm, tệ ngoại tình vốn là vấn nạn của xã hội sẽ mất đi, sự bất bình đẳng trong gia đình, đặc biệt là sự coi thường người phụ nữ cũng không còn nữa.

1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ hôn nhân một vợ một chồngở Việt Nam qua các thời kì lịch sử chồngở Việt Nam qua các thời kì lịch sử

1.3.2.1. Thời kỳ phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến, chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam dựa trên cơ sở

chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội còn ở mức độ thấp. Chế độ hôn nhân phong kiến ở Việt Nam cũng như bất cứ

một quốc gia nào trong thời kỳ phong kiến có đặc trưng căn bản là tuyệt đối bảo vệ

quyền của người gia trưởng, mà một trong những nội dung của nó là thừa nhận

quyền đa thê (người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ). Chứng minh cho điều này là những quy định được đề cập rất rõ ràng trong hai bộ luật cổ của nước ta thời kỳ đó

là Quốc Triều hình luật (thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn). Điển hình, bộ

Quốc triều hình luật quy định rất rõ về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, trong đó quy định nghĩa vụ của người vợ là phải tuyệt đối chung thủy với chồng, nếu vi phạm

nghĩa vụ này, thì không những bị coi là một trong những bảy duyên cớ (thất xuất) để người chồng bắt buộc ly hôn, mà còn phải chịu những hình phạt nghiêm khắc. Theo

khoản cuối của điều 401, nếu người vợ là gian phụ thì bị xử tội lưu (lưu đày đi nơi xa), điền sản phải trả lại cho chồng, nếu là vợ chưa cưới thì được giảm đi một bậc. Tuy nhiên, điều đáng nói là nghĩa vụ chung thủy này trước hết và chủ yếu chỉ được đặt ra đối với người vợ. Người vợ tuyệt đối chỉ có thể có duy trì quan hệ hôn nhân

với một người chồng, nhưng người chồng vẫn có thể có nhiều vợ. Từ đó, trong quan

hệ gia đình, tồn tại quan hệ giữa vợ cả, vợ lẽ.

Như vậy, có thể thấy, quan hệ hôn nhân gia đình ở Việt Nam thời phong kiến

chỉ được thiết lập trên nguyên tắc bảo đảm tôn ti trật tự đẳng cấp trong gia đình, trọng nam khinh nữ, xác lập quyền tối cao của người gia trưởng. Vì thế, chế độ đa

thê trong thời kì này được mặc nhiên thừa nhận. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một

chồng chưa hề được đề cập tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 20 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập ở nước ta chế độ thuộc địa. Do đó, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi thôn tính toàn bộ

lãnh thổ nước ta, chính quyền thực dân Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” và đã lần lượt ban hành các bộ luật dân sự, quy định và áp dụng tại ba miền, Bắc kỳ là bộ

dân luật 1931, Trung Kỳ là bộ dân luật 1936 và Nam Kỳ là Tập dân luật giản yếu năm 1883. Nhìn chung, qua những bộ dân luật này, người viết nhận thấy chế độ đa

thê vẫn được duy trì. Cụ thể, như điều 79 Bộ luật dân sự 1931 quy định: “ Có hai cách giá thú hợp phép là giá thú về chính thất và giá thú thứ thất”, điều 81 Bộ luật

này cũng quy định: “Cấm không được lấy vợ thứ nếu chưa được lấy vợ chính”, bên cạnh đó là hàng loạt những quy định điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa chồng – vợ

chính – vợ thứ, như: “Chồng phải bảo hộ vợ chính vợ thứ” (Điều 92), “vợ chính vợ

thứ phải biết giữ tiết hạnh và phục tùng người chồng. Vợ thứ phải phục tùng và kính trọng vợ chính”… Mô hình gia đình với một chồng và nhiều người vợ, trong đó là vợ chính, vợ thứ vẫn được thừa nhận như một điều tất yếu của xã hội. Cho dù xã hội lúc này đã không còn là xã hội phong kiến thuần túy, mà đã có sự “xâm nhập” của

yếu tố tư bản do Pháp đem vào, nhưng ta thấy chế độ hôn nhân gia đình thời kỳ thực

dân phong kiến vẫn duy trì sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng, củng

cố quyền của người gia trưởng. Và vì thế, ở thời kỳ này, ta vẫn chưa hề thấy một sự

“manh nha” nào của chế độ hôn nhân một vợ một chồng với đúng bản chất của nó.13

1.3.2.3. Thời kỳ từ khi đất nước độc lập tới trước khi có luật hôn HN & GĐ đầu tiên ra đời (từ 1945 – trước 1959)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa nước ta từ một nước

thuộc địa, trở thành một nước độc lập – tự do, thoát khỏi xiềng xích của thực dân,

phong kiến. Ngay sau khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm

tới việc chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu đã hạn chế quyền con người và cản trở sự phát triển của xã hội, đất nước trong thời kỳ lịch sử mới. Tuy nhiên, lúc

này, nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn, với sự hành hoành của “giặc đói,

giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Mặt khác, việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc

hậu của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân

ta qua nhiều thế hệ là điều không hề dễ dàng, không thể tiến hành nhanh chóng trong một sớm, một chiều. Do đó, thời kỳ đầu, Đảng và Nhà nước ta chưa ban hành những văn bản pháp luật mới, quy định riêng biệt về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Sắc lệnh

13

Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa, Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2000

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 21 SVTH: Lê Thị Thu Trang

số 90 – SL ngày 10/10/1945 quy định vẫn vận dụng những quy định của pháp luật

cũ nhưng có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của nhà nước ta. Đến

ngày 22/5/1950 thì Sắc lệnh số 97 ra đời, trong đó 8/15 điều quy định về hôn nhân gia đình. Những chế định về hôn nhân gia đình thời kỳ này còn ở mức độ sơ khai, chưa quy định rõ ràng về các nguyên tắc hôn nhân gia đình nhưng thông qua những quy định cụ thể, có thể thấy pháp luật hôn nhân gia đình thời kỳ này đã quán triệt

các nguyên tắc: hôn nhân tự do, tự nguyện, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và bảo vệ quyền lợi của con cái.

Như vậy, dễ dàng nhận thấy rằng pháp luật thời kỳ này đã có những điểm tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cực, tiến bộ, đã “truy quét” nhiều quan niệm hôn nhân gia đình lạc hậu, cổ hủ của

thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong số các nguyên tắc đã được quán triệt thì vẫn chưa hề đề cập tới nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, điều này đồng nghĩa với

việc vẫn mặc nhiên thừa nhận chế độ đa thê – tàn dư nặng nề và tiêu cực của chế độ

phong kiến. Đây chính là hạn chế của pháp luật thời kỳ này.

1.3.2.4. Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) đã đề ra nhiệm vụ phải

xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; coi đó là một yêu cầu cấp

thiết của công cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ nói riêng, của sự nghiệp cách mạng nói chung. Trong chương trình hành động của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng

6/1932, đã đề ra yêu cầu đấu tranh đòi “bỏ hết thảy các pháp luật và tục lệ hữu bại làm cho đàn bà không được bình đẳng với đàn ông, chế độ áp bức của cha mẹ đối

với con cái, của chồng đối với vợ … cấm tục lấy nhiều vợ, vợ hầu, vợ lẽ; quyền đàn

bà được giữ lại con mình lúc ly dị”. Vào thời kì này, trong các chương trình hành

động của thanh niên, phong trào dân tộc tự chủ cũng thể hiện nội dung yêu cầu đấu tranh đó.

Hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Trước tình hình và nhiệm vụ mới, Nhà

nước đã ban hành một số văn bản pháp luật mới và sửa đổi bổ sung các văn bản cũ, trong đó có Hiến pháp 1946. Về hôn nhân và gia đình, kinh nghiệm thi hành hai sắc

lệnh năm 1950 đòi hỏi phải cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản và nhiều quy định

mang tính chất định khung.

Kế thừa và cụ thể hóa hai Sắc lệnh số 97 và Sắc lệnh 159, Luật hôn nhân và

gia đình năm 1959 đã xác định mục đích của hôn nhân và gia đình là “Nhằm xây

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 22 SVTH: Lê Thị Thu Trang

yêu thương nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ” (Điều 1). Với Luật hôn nhân và gia đình

năm 1959, chế độ hôn nhân đa thê và hôn nhân cưỡng ép, hai đặc trưng cơ bản của

chế độ hôn nhân lạc hậu bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản: hôn nhân tự do tiến bộ, một vợ, một chồng; nam, nữ bình đẳng, bảo vệ

quyền lợi của phụ nữ trong gia đình; bảo vệ quyền lợi của con cái được quy định trong các chương: kết hôn; nghĩa vụ và quyền của vợ chồng; quan hệ giữa cha mẹ

và con cái; ly hôn, tất cả là 35 điều, kể cả điều về xử lí vi phạm … Trong đó Luật quy định: “Xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép,

trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”, Luật mới cũng quy định: “Cấm

tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới

hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ” (Điều 3). Đây là quy định một lần

nữa xóa sạch chế độ hôn nhân lạc hậu thời phong kiến góp phần tạo ra môi trường

pháp lí về hôn nhân và gia đình trong xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, tại Điều 5 của

Luật quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” hay “… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ…

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 25 - 33)