VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM
3.1.2. Tồn tại trong pháp luật hành chính
Pháp luật là tiêu chí đánh giá hành vi nào là vi phạm pháp luật hay không vi
phạm pháp luật. Song, chính pháp luật chưa hoàn thiện đã làm cho việc thực hiện
pháp luật, áp dụng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Có những hành vi ở ranh giới
giữa có tội và không có tội thì việc áp dụng pháp luật để xử lí hoàn toàn không đơn
giản, mà đôi khi cách áp dụng cụ thể được chấp nhận ở địa phương này, cấp này
nhưng lại có thể bị phản đối ở địa phương khác, cấp khác. Dẫu biết rằng nguyên tắc
pháp chế là thống nhất, song, không phải mọi người, mọi nơi, mọi cấp đều nhận
thức giống nhau. Nói pháp luật phức tạp, thiếu tính chặt chẽ trong việc xác định
hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì ranh giới giữa có tội và không có tội không phải ai cũng nhận thức đứng đắn. Mặt khác, dù biết vi phạm
nghĩa vụ chung thủy rành rành ra đó nhưng không thể xử phạt được, bởi vì chưa cấu
thành nên tội phạm theo luật định, có chăng thì chỉ xử phạt vi phạm hành chính
nhưng mức phạt hành chính vẫn chưa thỏa đáng. Vấn đề xử phạt hành chính tưởng
chừng như rất đơn giản. Song, thực tế hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy mà cụ
thể là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, để xử phạt hành chính không phải là chuyện dễ, bởi vì bản chất của hành vi này là lén lúc, rất khó khăn để phát
hiện và có thể xử phạt hành chính. Tuy nhiên, một hành vi đã bị xử phạt hành chính rồi nhưng luật quy định về xử phạt hành chính trong trường hợp này là thiếu tính
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 74 SVTH: Lê Thị Thu Trang
Luật không đủ sức răng đe trong việc quy định mức tiền phạt
Xử phạt hành chính là một trong những điều kiện cần thiết để định tội hình sự nhưng để xử phạt hành chính không phải chuyện dễ. Mức phạt hành chính cho hành vi này từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội
của nước là hiện nay thì mức phạt trên không còn phù hợp nữa, đối với những người
lắm của nhiều tiền thì mức phạt trên không thắm vào đâu, thậm chí với một người
thu nhập bình thường thì mức phạt này cũng không đủ sức răng đe.
Một ví dụ chứng minh: Là một đại gia kết xù, ở tuổi 50, người đàn ông tên
Phùng B đủ sức cưới thêm hai cô vợ nữa, dù trước đó đã có ba cô vợ. Mà năm người
vợ đều cưới hỏi “danh chính ngôn thuận” ở năm tỉnh khác nhau và dĩ nhiên cũng ở năm địa điểm khác nhau. Khi một trong năm bà vợ của Phùng B phát hiện ra mình bị lừa, chị ta làm đơn kiện Phùng B vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Phùng B phải ra tòa, phải nộp phạt, bồi thường rồi chịu hình phạt cảnh cáo với
những lời cam kết, Phùng B “cười khẩy” với cái chuyện “quá nhỏ” này. Chia cho
người vợ này chút tài sản, Phùng B có cơ hội thoát được một người đàn bà, càng dễ
cho anh lấy thêm một cô vợ. Ngay khi cả bốn người vợ khác đều kiện Phùng B vi phạm luật hôn nhân và gia đình thì Phùng B vẫn khoát tay cho đó là “chuyện thường
thôi”. Vì kiện xong anh ta có “thêm cửa” để đi tìm vợ mới… Phùng B yên tâm rằng:
Lấy nhiều vợ một lúc chỉ phạt tiền thôi chứ đâu có ngồi tù.30
Qua thực tế cho thấy chứng tỏ rằng người dân đã nắm bắt được những hạn
chế của pháp luật và cố tình vi phạm. Mức phạt tiền trên theo quy định của pháp luật
là không thể răng đe những người có hành vi vi phạm, thậm chí nhiều người còn lợi
dụng khe hở của pháp luật mà cố tình vi phạm, thách thức pháp luật.
Quy định thiếu tính chặt chẽ trong việc quy định thời hạn xem như chưa bị xử phạt hành chính
Pháp luật Việt Nam quy định hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng có tình tiết đã bị xử phạt hành chính thì mới xem xét truy cứu trách nhiệm
hình sự. Nhưng luật quy định hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính thì thời hạn xem như chưa bị xử phạt hành chính chỉ là một năm. Nếu sau một năm người đó
thực hiện hành vi vi phạm, tiếp tục bị xử phạt hành chính chứ chưa phải là căn cứ để
truy cứu trách nhiệm hình sự. Tiếp theo, sau thời hạn này thì thực hiện hành vi đó
30
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 75 SVTH: Lê Thị Thu Trang
nữa, nếu cứ tuần hoàn như thế, chẳng lẽ sẽ mãi mãi không bao giờ có thể định tội
hình sự cho họ được. Mặc dù hành vi đó tái phạm nhiều lần nhưng không thể truy
cứu trách nhiệm hình sự được, bởi vì thời hạn xóa án tích quá ngắn, người vi phạm
có thể lợi dụng khe hở này của luật mà cố tình vi phạm nhiều lần. Cộng với mức
phạt tiền quá ít như trên thì hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy cứ diễn ra mà không thể phạt tù họ được. Quy định này theo người viết là rất thiếu tính chặt chẽ,
không thấy được hết tính nghiêm trọng của việc người vi phạm có thể lợi dụng
những quy định nhằm thực hiện những hành vi có tính liên tục.
Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp, người vi phạm biết được khe hở của
pháp luật mà cố tình thực hiện hành vi phạm tội. Họ lách luật một cách tài tình, có nhiều trường hợp cán bộ có thẩm quyền cũng không làm gì được trước sự vi phạm
của họ.
Ví dụ: Lấy cớ đến thăm con, những người chồng đã cố tình ăn ở với người
phụ nữ khác. Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự thì xem như còn chấp nhận nhưng đằng này xử phạt hành chính cũng không phải là chuyện dễ - trường hợp của
chị A: Vợ chồng chị đã kết hôn được 10 năm, có hai đứa con gái. Anh thường xuyên nhậu nhẹt tại các quán bia và cặp với một tiếp viên. Công an đã nhiều lần kiểm tra và đưa ra kiểm điểm trước dân phố, anh hứa từ bỏ nhưng ở nhà vài bữa thì anh lại xách túi đi. Một lần anh về báo với chị là người yêu anh mang thai và yêu cầu chị đừng “quậy” nữa coi chừng sẩy thai. Vài tháng sau, anh cho hay anh đã có thêm một đứa con trai. Mỗi lần cán bộ xã kiểm tra thấy anh có mặt tại nhà cô tình nhân thì anh có cớ thăm con chứ không thăm mẹ nên cũng không xử phạt được. Cán bộ chỉ biết
nhìn và yêu cầu thăm xong thì về dùm, không thể xử phạt vi pham chế độ hôn nhân
một vợ, một chồng. Trong trường hợp này anh ta không hề ở lại qua đêm, cũng không ăn uống chung, anh chỉ chơi với con xong rồi về. Đến giờ cũng không xử
phạt được. Sau đó, anh lại có thêm một đứa con gái với cô tình nhân.31
Qua sự việc trên cho thấy, chế tài về hành chính trong việc xử phạt vi phạm
nghĩa vụ chung thủy chưa hoàn thiện được, đều đó gây khó khăn cho việc áp dụng
pháp luật, quyền lợi của người bị hại bị xâm phạm mà không được pháp luật bảo vệ
kịp thời.