VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM
3.5.3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, viên chức Nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất quan tâm đến tinh thần trách nhiệm
của cán bộ. Nói về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, Người viết: “Tinh thần trách
nhiệm…là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kì to hay nhỏ,khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công”. Người còn nhấn mạnh: “Tinh thần trách
nhiệm là: Nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ”. Còn thiếu tinh thần trách nhiệm, theo Người, là làm việc một cách cẩu thả, làm cho có chuyện; dễ làm, khó bỏ; đánh trống, bỏ dùi; gặp sao hay vậy. Hiện nay sự thiếu
tinh thần trách nhiệm của không ít cán bộ trong bộ máy Nhà nước nói chung và cán bộ hộ tịch nói riêng gây trở ngại cho việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước. Đây là vấn đề bức xúc cần được chấn chỉnh ngay. Để
nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ hộ tịch hiện nay, cần thực hiện đồng thời
các giải pháp sau:
Một là, tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm cho cán bộ. Trước hết, cần
làm cho cán bộ nhận thức một cách sâu sắc rằng, Đảng ta là Đảng cầm quyền; việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và toàn bộ hệ thống chính trị dưới
sự lãnh đạo của Đảng là để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc. Cần làm cho cán bộ quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thái độ, trách nhiệm của Đảng, Chính phủ nói chung và của người cán bộ cách mạng nói riêng đối với nhân dân. Đặc biệt, cần chú ý đến tư tưởng sau đây của Người:
“Ngoài lợi ích của nhân dân, chúng ta không có lợi ích nào khác”. Vì vậy, trách
nhiệm của cán bộ trước hết là trách nhiệm đối với nhân dân. Trách nhiệm đối với
nhân dân cũng là trách nhiệm của Đảng và Chính phủ. Mỗi cán bộ phải thật thấu
hiểu mình là “công bộc” của nhân dân chứ không phải là những “ông quan cách
mệnh” ăn trên, ngồi trốc, đè đầu cưỡi cổ nhân dân như bọn quan lại phong kiến thực
dân.
Hai là, đẩy mạnh việc tự phê bình và phê bình của chính cán bộ đó. Cần làm rõ cán bộ có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của họ và có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 106 SVTH: Lê Thị Thu Trang
người thiếu tinh thần trách nhiệm. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
vấn đề này. Người viết: “Hiện nay, phong trào tự phê bình và phê bình đang mở
rộng ở nhiều nơi. Đó là một bước tiến đáng mừng. Nhưng trong những cuộc kiểm
thảo, có một thiếu sót chung và quan trọng là chưa nêu thật rõ tinh thần trách
nhiệm”.
Ba là, xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ cần được giao chức trách, nhiêm vụ rõ ràng, cụ thể với những quyền hạn nhất định. Trên cơ sở đó, thường xuyên tiến hành kiểm
tra việc làm của họ. Nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ thì nghĩa là họ đã thiếu tinh
thần trách nhiệm, chứ không phải là thiếu trách nhiệm vì trách nhiệm đã được giao
rõ ràng, cụ thể. Trong cơ quan hành chính, cần thực hiện chế độ thủ trưởng, nghĩa là cần xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Thủ trưởng hay người đứng đầu cơ quan, đơn vị chẳng những chịu trách nhiệm về những sai lầm,
khuyết điểm của bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của những cán bộ dưới quyền trong khi thi hành nhiệm vụ. V.I. Lê-nin nói rất đúng rằng: “một người lãnh đạo chính trị không những chịu trách nhiệm về cách
mình lãnh đạo, mà còn phải chịu trách nhiệm về hành động của những người dưới
quyền mình nữa. Đôi khi người lãnh đạo không biết những hành động đó, thường là không muốn cho những hành động đó xảy ra, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về
những hành động đó”. Điều đó làm cho người thủ trưởng phải đi sâu, đi sát, kiểm tra thường xuyên các công việc của người dưới quyền; kịp thời phát hiện và xử lý
những sai lầm, thiếu sót của họ, không để cho tình trạng bê bối, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình mà thủ trưởng không hay biết.
Bốn là, có quy định về chế độ trách nhiệm trong công tác làm báo cáo của
cấp dưới đối với cấp trên. Đây là một kênh thông tin quan trọng, giúp cấp trên nghiên cứu, xử lý đúng các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, báo cáo phải theo đúng thời gian quy định. Nội dung báo cáo phải nêu đúng sự thật về kết quả, ưu, khuyêt điểm và nguyên nhân; những khó khăn, thuận lợi của cơ quan đơn vị, địa phương và các biện pháp giải quyết; những đề nghị với cấp trên. Người chịu trách
nhiệm đối với báo cáo là thủ trưởng của cơ quan, đơn vị, địa phương. Nếu vì bệnh
thành tích mà báo cáo sai sự thật thì người thủ trưởng phải bị xử lý nghiêm về thiếu tinh thần trách nhiệm. Chúng ta còn thái độ dễ dãi đối với việc làm báo cáo, không xử lý nghiêm những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về những khuyết điểm trong việc làm báo cáo. Đăng ký kết hôn trái pháp luật đã diễn ra rất phổ biến
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 107 SVTH: Lê Thị Thu Trang
trong mỗi đơn vị nhưng thời gian qua chưa có một người nào bị xử phạt về thiếu
tinh thần trách nhiệm, báo cáo sai. Tóm lại, phải có quy định về chế độ trách nhiệm
trong công tác làm báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên thì mới khắc phục được
tình trạng làm báo cáo qua loa, đại khái hoặc không làm báo cáo.
Năm là, có quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ được giao thực
hiện đăng ký kết hôn. Để thực hiện công tác đăng ký kết hôn, những cán bộ được
giao thực hiện công việc này chẳng những phải được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức
tổng hợp, trình độ nghiệp vụ và công tác dân vận, mà còn phải có quy định rõ về
chức trách nhiệm vụ của người đó. Chỉ có như vậy mới nâng cao tinh thần trách
nhiệm của họ và họ mới thực sự trở thành “công bộc” của dân, phục vụ nhân dân,
không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân; giải quyết công việc của nhân dân chính xác, mau chóng, đúng luật, đúng thời gian quy định, tránh lối làm việc lề mề, qua
loa, tắc trách.
Sáu là, xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ. Đây là biện pháp rất quan trọng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong
thực thi nhiệm vụ. Về điều này, lâu nay chúng ta đã nói nhiều mà chưa làm, chưa thể
chế hóa nó thành luật pháp với những quy định cụ thể và có tính khả thi.
Nếu Đảng, Nhà nước làm tốt việc giáo dục tinh thần trách nhiệm và xây dựng
chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ hộ tịch để mỗi cán bộ không ngừng rèn luyện
và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ, sẽ tạo nên một động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thực hiện chương trình cải cách hành chính Nhà
nước đi đến thắng lợi.
Bên cạnh đó, yêu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ ở cơ sở, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương đã và đang khiến cho phạm vi
hoạt động của cán bộ hộ tịch cấp xã ngày càng được tăng cường. Xây dựng đội ngũ
cán bộ hộ tịch cơ sở giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về chính trị là một đòi hỏi cần thiết.Để khắc phục tình trạng chất lượng, trình độ cán bộ hộ tịch cấp xã còn thấp và nâng cao chất lượng công tác Tư pháp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ này:
- Các địa phương cần xây dựng quy hoạch, lựa chọn, bố trí cán bộ và có kế
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 108 SVTH: Lê Thị Thu Trang
trước mắt cho đội ngũ cán bộ hộ tịch xã, quy hoạch đào tạo cán bộ hộ tịch cấp xã ổn định lâu dài.
- Trên cơ sở quy hoạch, lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đầu tư về cơ sở vật chất (bàn ghế, phòng làm việc, máy
tính,…); bổ sung, kiện toàn ít nhất là 2 cán bộ đối với địa phương để đáp ứng được
với công việc mới phát sinh; đồng thời chú trọng tới hình thức tự bồi dưỡng nghiệp
vụ giữa các cán bộ hộ tịch trong huyện.
- Mặt khác, Uỷ ban nhân dân cấp xã là cấp trực tiếp quản lý và sử dụng đội
ngũ cán bộ hộ tịch cần có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định, chế độ chính sách đối với đội ngũ này theo quy dịnh của pháp luật và hướng dẫn của cấp
trên; chú ý sắp xếp, bố trí ổn định lâu dài đội ngũ cán bộ hộ tịch chuyên trách đã qua
đào tạo, tránh sự thay đổi thường xuyên gây xáo trộn.
Nhìn chung, qua những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy, Luật ban hành điều chỉnh chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn mập mờ, thiếu tính chặt chẽ đã tạo điều kiện cho một phần tử không nhỏ trong xã hội lợi dụng “kẽ hở” pháp luật
mà cố tính vi phạm, làm cho việc thực thi chế độ này gặp nhiều khó khăn, mà đôi
khi không thể xử lý được những hành vi vi phạm. Điều đó làm cho pháp luật không
thật sự nghiêm minh, không đủ sức răn đe. Chính vì thế, các giải pháp người viết đề
cập phần nào có giá trị tham khảo giúp các nhà làm luật có cơ sở xem xét ở những
khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội, từ đó có những quy định bám sát thực tế,
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 109 SVTH: Lê Thị Thu Trang
LỜI KẾT
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người. Chính sự phát triển của gia đình là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự phát triển hưng thịnh của xã hội. Để có được gia đình tốt thì điều cần thiết thì nó phải xây dựng trên nền tảng của một cuộc
hôn nhân tự nguyện một vợ một chồng và duy trì trong suốt cuộc chung đó là sự
chung thủy, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng. Từ những lý do đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã xây dựng được hệ thống các quy định
khá hoàn chỉnh, cụ thể để điều chỉnh quan hệ hôn nhân cũng như các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của vợ chồng khi hôn nhân được xác lập hợp pháp. Những nguyên tắc cơ
bản của luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam nói chung và nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng nói riêng có một ý nghĩa to lớn, là sự định hướng vững chắc của Đảng và nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia
đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài
người. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là yêu cầu
bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi cá nhân. Đó là tư tưởng vững chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng thời chống lại những tiêu cực của hôn nhân và gia
đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Có thể thấy rằng, nếu trong thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến,
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không được đề cập tới thì ngay từ đạo luật hôn nhân gia đình đầu tiên, nguyên tắc này đã được ghi nhận và tiếp tục được khẳng định ở những đạo luật tiếp theo. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà
nước ta tới việc duy trì và phát huy nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, coi đây
là một điều kiện để xây dựng mô hình gia đình hạnh phúc, dân chủ, bình đẳng của
xã hội xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước, đang đưa nước ta đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó, chúng ta hoàn toàn có quyền mong đợi vào một tương lai – khi mà chế độ hôn nhân một vợ một chồng thể hiện đúng bản chất của nó, một chế độ
hôn nhân dựa hoàn toàn trên cơ sở của tình yêu, và khi đó, chúng ta sẽ không thấy
còn tồn tại nạn ngoại tình và tệ mại dâm vốn đang rất phổ biến trong xã hội hiện
nay. Qua quá trình nghiên cứu về lý luận, tìm hiểu những quy định của pháp luật
cũng dư luận của xã hội xung quanh việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một
chồng ở nước ta, để đảm bảo chế độ này được thực thi và thực thi một cách có hiệu
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 110 SVTH: Lê Thị Thu Trang
Thứ nhất, pháp luật cần có quy định hợp lý hơn, chặt chẽ hơn về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Cụ thể là phải quy định chặt chẽ hơn về
việc thực hiện cam kết khi đăng kí kết hôn, các điều kiện của hành vi chung sống như vợ chồng, rất nhiều hành vi không đáp ứng “đủ” các điều kiện đó nhưng thực
chất vẫn xâm phạm tới nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng (ngoại tình, hay nam nữ chung sống với nhau nhưng không được gia đình đồng ý, không tổ chức lễ cưới…), những hành vi này lại không được pháp luật điều chỉnh và không có chế tài. Bên cạnh cần quy định chặt chẽ hơn về các chế tài đối với việc vi phạm chế độ hôn
nhân một vợ một chồng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi vi phạm có
thể xảy ra.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức
của người dân về việc chấp hành quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, trong đó
có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bao dân tộc thiểu số - nơi mà nhận thức của người dân còn hạn chế và những hủ tục lạc hậu như chế độ đa thê vẫn còn tồn tại phổ biến, tiến tới xóa bỏ
những hủ tục lạc hậu này. Với tình trạng những người vợ “cam chịu”, chấp nhận để
cho chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc tình trạng cưới vợ cho chồng mà không làm đơn khởi kiện tới tới tòa án thì các tổ chức, cá
nhân khác có thẩm quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật cần phát huy hơn
nữa vai trò của mình, để những hành vi vi phạm này ra trước “ánh sáng của pháp
luật”. Và quan trọng hơn là mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ chung thủy, tôn trọng hạnh phúc gia đình vì sự phát triển
chung của xã hội.
Thứ ba, để hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng ủy ban nhân dân cấp xã,