Vai trò, ý nghĩa của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 33)

1.4.1. Vai trò của chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Một chế độ hôn nhân và gia đình mới, phản ánh các giá trị và chuẩn mực đạo đức phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội mới, chỉ thể hiện được tính chất tiến

bộ, bền vững và phổ biến khi được xây dựng, củng cố trên nền tảng văn hoá và đạo đức truyền thống của gia đình. Ngược lại, việc xây dựng và củng cố các chế độ hôn nhân và gia đình mới, tiến bộ là cơ sở và là tiêu chí để khẳng định, bổ sung và phát triển về chất cho các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức truyền thống. Một truyền

thống, phong tục, tập quán trong điều kiện kinh tế - xã hội mới dù tốt đẹp đến mấy

cũng không thể tạo ra bản sắc và tính bền vững cho gia đình nếu không được bổ

sung và phát triển bằng các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức được hình thành

trong điều kiện kinh tế - xã hội đó.

Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng trên, việc ghi nhận kế thừa, phát huy

truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp trong gia đình là một trong các

nhiệm vụ cơ bản của Luật HN & GĐ, không mâu thuẫn với nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình mới. Ngược lại, chúng là hai mặt không thể

thiếu trong thực hiện mục tiêu về gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,

tiến bộ, và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm cho mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền

những giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình”. Như vậy, chế độ hôn nhân một vợ một chồng có những vai trò

như sau:

Là tiền đề, điều kiện để ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng – ý nghĩa mà chế độ hôn nhân một vợ một chồng thuần túy trong chế độ xã hội trước không có được.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 26 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Là cơ sở để duy trì tình yêu vợ chồng, củng cố cuộc sống chung vợ chồng lâu

dài , bền vững, góp phần quan trọng xây dựng gia đình hạnh phúc.

Góp phần xóa bỏ gần như hoàn toàn những tàn dư, hủ tục, tôn giáo lạc hậu

vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người dân, hoặc đã trở thành hiện tượng phổ

biến ở nhiều vùng miền, như quan niệm “trai tài năm bảy vợ”, hay quan niệm: “trai

năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”

Là con đường để giải phóng người phụ nữ thoát khỏi chế độ hà khắc của chế độ gia đình gia trưởng.

Về phương diện pháp lý, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản liên quan tới

quyền và lợi ích chính đáng của vợ, chồng. Cụ thể, nguyên tắc này tạo điều kiện

thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong dân sự, cũng như trong hôn nhân gia đình, liên quan tới vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình.

Nguyên tắc này còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ

em – của những người con trong gia đình. Duy trì chế độ một vợ một chồng sẽ khiến cho đứa trẻ nhận được sự quan tâm trọn vẹn, đầy đủ của cả cha và mẹ, từ đó hình thành nhân cách theo hướng tích cực.

Tóm lại, việc xây dựng chế độ hôn nhân một vợ một chồng có vai trò hết sức

quan trọng trong việc củng cố các giá trị chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa

tốt đẹp của quốc gia, dân tộc Việt Nam chúng ta, tạo điều kiện cho một xã hội văn

minh tiến bộ phát triển.

1.4.2. Ý nghĩa của chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Trong hôn nhân, tình yêu đôi lứa là giá trị hàng đầu của quan hệ vợ chồng.

Bởi hôn nhân trong xã hội hiện đại lấy tình cảm làm cơ sở cho hạnh phúc bền vững

của gia đình. Chính vì vậy việc xây dựng một chế độ hôn nhân một vợ một chồng,

có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trước hết nó có ý nghĩa với chính các chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hôn nhân đó là vợ và chồng: Việc tạo dựng cơ sở pháp lý về chế độ hôn nhân một

vợ, một chồng thông qua Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật hình sự,

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các đạo luật khác có liên quan đã thể hiện đậm nét bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Mục tiêu

cơ bản của công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam là nhằm xây dựng một nhà nước

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 27 SVTH: Lê Thị Thu Trang

công bằng, dân chủ văn minh”. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện

nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong đời sống xã hội .

Trong quan hệ hôn nhân, vợ và chồng có thực sự thương yêu, tôn trọng nhau

thì mới đảm bảo được nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trên thực tế. Chế độ

hôn nhân một vợ một chồng còn là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của các thành viên trong gia đình. Việc quy định chế độ hôn nhân một vợ, một

chồng không những chỉ có ý nghĩa đối với vợ và chồng mà còn có ý nghĩa hết sức to

lớn đối với các thành viên khác trong gia đình. Con cái được sống trong một gia đình mà ở đó bố mẹ cùng hoà thuận, hạnh phúc, có trách nhiệm với con cái thì chắc

chắn những đứa trẻ này sẽ được phát triển toàn diện về đạo đức và cả tri thức nữa. Làm như vậy là gia đình đó đã đóng góp vào cho xã hội những thế hệ trẻ không

những biết bảo vệ mà còn biết dựng xây đất nước phồn vinh.

Không những thế, hôn nhân một vợ một chồng còn là điều kiện để vợ chồng

cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ chung của gia đình, cùng nhau gánh vác và cùng sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống. Đây không chỉ là tiền đề tạo ra

những giá trị vật chất, mà còn đóng góp to lớn vào việc tạo ra những giá trị tinh thần

của gia đình.

Thứ hai là ý nghĩa đối với xã hội: Việc quy định chế độ hôn nhân một vợ, một

chồng đã tiếp tục xây dựng hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình Xã Hội

Chủ Nghĩa tiến bộ mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra và với việc quy định này Nhà

nước ta đã tạo ra được các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên

trong gia đình với nhau để đảm bảo cho một trật tự xã hội.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, xóa đói giảm nghèo và duy trì tiến bộ kinh tế. Tục ngữ có câu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” ý nói rằng sự no đủ của gia đình không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh

tế mà còn phải biết cách chi tiêu, tính toán hợp lý. Trong gia đình nếu như vợ chồng

chung thủy, cùng nhau phát triển kinh tế, không gây nên mâu thuẫn gia đình thì sẽ

tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau lập kế hoạch, tính toán hợp lý cho

việc phát triển kinh tế gia đình và sẽ không rơi vào tình trạng “no dồn, đói góp”. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi gia đình mà nó còn có ý nghĩa đối với sự

phát triển của đất nước.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn góp phần vào việc kiểm soát dân số, C.Mác đã viết “quan hệ của người đàn ông với người đàn bà là quan hệ tự nhiên

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 28 SVTH: Lê Thị Thu Trang

nhất của con người với con người”. Như vậy, tình dục là bản năng tự nhiên của con người và động vật. Nhưng con người khác xa động vật vì bản chất của con người là bản chất xã hội. Chính vì vậy sự thận trọng của vợ chồng trong hành vi tình dục sẽ

làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của vợ chồng, đồng thời sẽ thực hiện tốt chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình và hạn chế rất

nhiều sự gia tăng nạn dịch AIDS, đảm bảo cho một đất nước phát triển mạnh và bền

vững.

Tóm lại, việc quy định chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình chính là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm

thực hiện mục đích đưa nước Việt Nam tiến lên giàu mạnh, chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, mở rộng giao lưu giải phóng phụ nữ trên thế giới. Ngoài ra, nó còn thể

hiện bản chất văn hóa của một xã hội.

1.5. Nhìn nhận xã hội về chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam

1.5.1. Nhìn nhận xã hội về vấn đề vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam ở Việt Nam

Gia đình xã hội chủ nghĩa là hình thái cao nhất trong lịch sử, khác hẳn về bản

chất so với gia đình của chế độ xã hội trước kia. Quan hệ bình đẳng về mọi mặt giữa

vợ chồng trong gia đình xã hội chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam

và nữ ngoài xã hội. Tuy nhiên, hôn nhân và gia đình cũng là hiện tượng xã hội chịu

sự tác động và vận hành theo sự phát triển của xã hội cho nên xây dựng và hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình cho thích ứng với đời sống xã hội luôn là mối

quan tâm của mọi Nhà nước. Chính vì vậy, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ thì

hôn nhân và gia đình cũng phải xây dựng trên nền tảng đó. Cho nên, nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ không ngừng nổ lực để xây dựng hoàn thiện chế độ “hôn

nhân một vợ một chồng” trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Do đó, Vấn đề vi

phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, không chỉ liên quan đến những người

trong cuộc, mà còn nảy sinh các vấn đề xã hội mà cộng đồng phải chung tay giải

quyết. Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ vì người vợ (chồng) bi nửa kia phản bội, nó

không chỉ là chuyện buồn của các cá nhân mà còn là nỗi đau chung của gia đình và xã hội. Ở phương diện gia đình, vợ (chồng) đau buồn vì bị nửa kia phản bội, con cái

cũng vì vậy mà không được hạnh phúc, thậm chí chúng bị mất tất cả vì những hậu

quả hành vi này mang đến mà khiến cả cha lẫn mẹ đều bỏ rơi chúng. Còn xã hội là

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 29 SVTH: Lê Thị Thu Trang

nghiêng vai gánh lấy những đứa trẻ bị tổn thương nặng về tâm lí, cô độc bơ vơ…”

Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là một hiện tượng đặc

biệt trong đời sống xã hội, cho nên tìm hiểu dư luận xã hội xung quanh vấn đề này là một việc cần làm. Vậy dư luận xã hội là gì? Bản thân khái niệm này vẫn chưa được

thống nhất nên có rất nhiều định nghĩa về dư luận xã hội. Theo tiến sĩ Mai Quỳnh

Nam, “dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà xã hội quan tâm. Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng của xã hội, sự phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của

nhân dân nói chung về các hiện tượng xã hội, phản ánh những lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại”14.

Dư luận xã hội có 4 chức năng :

- Điều hòa các mối quan hệ xã hội

- Kiểm soát xã hội

- Giáo dục

- Tư vấn.

Qua định nghĩa trên, người ta có thể thấy sự phản ánh trong dư luận xã hội có

tính chất đánh giá, phán xét và chủ thể của dư luận xã hội chính là đông đảo các tầng

lớp quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội. Với tính chất đặc thù của nó, tính chất phán xét, đánh giá, tư vấn và giáo dục của dư luận xã hội có khả năng gây ra áp lực điều chỉnh các hành vi của các cá nhân hay một nhóm, một tổ chức xã hội, trong đó

có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Thực tế đã từng chứng minh rằng, chừng nào hành vi ngoại tình vẫn còn được dư luận xã hội nhìn nhận như là một hành vi không tốt, dù với bất cứ lí do gì thì chừng đó các người vợ (chồng) vẫn phải cân nhắc, đắn đo rất nhiều trước những

tiếng xấu mà hành vi này sẽ mang lại cho họ. Họ sẽ phải phân vân đau đầu trước

một loạt các lựa chọn nên hay không nên? Người ta sẽ nghĩ về mình như thế nào? Con cái sẽ nghĩ mình ra sao?... Không phải người vợ (chồng) nào cũng sẵn sàng

đương đầu với áp lực của dư luận xã hội hoặc không quan tâm đến dư luận mà cố

tình vi phạm. Bởi thế, trong một chừng mực nào đó, dư luận xã hội luôn ngắm ngầm điều chỉnh các hành vi của con người, và ở một chừng mực nhất định có tác dụng

làm hạn chế những hành vi không chung thủy của những người vợ (chồng) có tư tưởng ngoại tình.

14

Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn – nghiên cứu các trường hợp Hà Nội, Trung tâm KHXH & nhân văn Quốc gia- Trung tâm NCKH về gia đình và phụ nữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 30 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy sự kiềm hãm để những người vợ (chồng) có tư tưởng ngoại tình dưới áp lực của dư luận xã hội mà không thể hiện sự vi phạm ra bên ngoài đôi khi chưa hẳn là tốt cho đời sống vợ chồng, khi các cá nhân chỉ có sự

chung sống về hình thức còn sâu thẩm trong tâm hồn, mỗi người vẫn theo đuổi

“khoảng trời riêng” của mình.

Mặt khác, dư luận xã hội không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Lăng kính

chủ quan của các cá nhân, của từng nhóm nhỏ xã hội cũng có cả cái đúng lẫn cái sai,

có cả cái giả lẫn cái thực. Thậm chí, có thể vì một sự tung tin ác ý, mà ở nơi này, nơi

khác, sự thật đã bị hiểu sai theo chều hướng bất lợi cho người trong cuộc. Vì thế, có

những cá nhân đã phải thốt lên chua chát: “người ta đã lợi dụng mối quan hệ bạn bè trong giới báo chí để tung tin xuyên tạc câu chuyện gia đình của tôi”.

Dư luận xã hội chỉ hình thành khi một sự kiện hay một biến cố, một sự thay đổi hay phát triển nào đó trong đời sống xã hội trở thành mối quan tâm chung của

nhiều người hay những nhóm xã hội. Dư luận xã hội về hành vi vi phạm chế độ hôn

nhân một vợ một chồng cũng vậy. Hiện tượng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một

chồng hay thường được gọi là ngoại tình cũng vậy, cũng nằm trong mối quan tâm

chung của xã hội. Sự gia tăng tình trạng ngoại tình trong thời gian gần đây đã thực

sự trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm. Hệ thống thông tin đại chúng, đặc

biệt là các báo viết về gia đình và phụ nữ cũng đã đề cập đến vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính chất thông tin, vừa có tính chất giáo dục, hướng dẫn

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)