Tồn tại trong pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 77 - 81)

VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM

3.1.1.Tồn tại trong pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

3.1.1.1. Vấn đề xác định tình trạng hôn nhân khi đăng kí kết hôn

Trường hợp thực hiện việc cam đoan trong giấy xác định tình trạng hôn nhân khi đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau

Trường hợp này đã được thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện

một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng kí và quản lí hộ tịch hướng dẫn việc xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

“Đối với người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước

ngoài), mà Uỷ ban nhân cấp xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về

tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và

chịu trách nhiệm về việc cam đoan”.

Theo tinh thần của Thông tư số 01/2008 thì phải có sự cam đoan của nam, nữ

trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi họ đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau và

chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình. Vấn đề đặt ra là chịu trách nhiệm như

thế nào khi vi phạm lời cam đoan đó? Khi có vi phạm xảy ra thì xử lí ra sao? Từ sự

vi phạm đó có thể dẫn đến một người sẽ cùng tồn tại hai quan hệ hôn nhân, khi đó

hậu quả pháp lí của hai cuộc hôn nhân đó sẽ được giải quyết như thế nào? Thông tư

số 01/2008/TT-BTP là một văn bản có giá trị pháp lí nhưng lại không quy định rõ ràng hậu quả của việc cam đoan không đúng sự thật và hậu quả pháp lí của sự vi

phạm đó. Đồng thời, không có một quy định nào hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra

tính chính xác của việc thực hiện lời cam đoan trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Cho đến nay chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra đối với trường hợp này.

Ghi nhận từ Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đối với hành vi vi phạm về đăng kí

kết hôn như sau: “Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa

chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng kí kết hôn mà chưa đến

mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cố ý khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khác khi đăng kí kết hôn” – khoản 1 Điều 9”. Quy định của luật lại không rõ ràng, bị phạt

tiền khi vi phạm chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vậy vi phạm như thế nào được xem là chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Luật lại không quy định cụ thể. Thêm vào đó, với hành vi cố ý khai gian dối hoặc hành vi lừa dối khác

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 70 SVTH: Lê Thị Thu Trang

khi đăng kí kết hôn, luật lại không chi tiết hành vi đó là như thế nào, và gian dối với

hình thức nào, có phải cam đoan không đúng sự thật là khai báo gian dối?

Với cách quy định chung chung như vậy, thì phải chờ đến thông tư, chỉ thị

hoặc công văn hướng dẫn chi tiết. Một quá trình như vậy không phải là khoảng thời

gian ngắn, nếu có vi phạm xảy ra trong trường hợp này sẽ phải giải quyết thế nào. Vấn đề nay các nhà làm luật nên xem xét và có biện pháp cụ thể.

Trường hợp xác định tình trạng hôn nhân đối với người chung sống như vợ chồng

Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội về thi hành Luật Hôn nhân gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2000 quy định “Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03

tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm,

kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003”, nếu trước

thời điểm mà họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được thừa nhận là vợ chồng. Mà nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng điều chỉnh cả những trường hợp này. Về nguyên tắc, những người này không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Do đó nếu

một trong hai bên yêu cầu được kết hôn với người khác mà có đủ điều kiện kết hôn

thì cơ quan đăng kí kết hôn không thể từ chối yêu cầu của họ. Tuy nhiên, trên thực

tế, cán bộ tư pháp hộ tịch gặp rất nhiều khó khăn khi đăng kí kết hôn trong trường

hợp này. Cản trở mà họ thường gặp là sự ngăn cản, đe dọa từ phía người chung sống như vợ chồng với người có yêu cầu kết hôn. Vì vậy, để đảm bảo quyền kết hôn trong trường hợp này là vấn đề phức tạp. Vấn đề khó khăn thứ hai là luật không quy định

việc ghi xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào trong trường hợp này. Thực tế cán

bộ hộ tịch có thể biết được họ đã từng chung sống như vợ chồng với một, thậm chí

là nhiều người. Tuy nhiên trong giấy xác định tình trạng hôn nhân thì chỉ ghi là “có

hay không” đã có vợ, có chồng. Nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã, phường khi tiến hành đăng ký kết hôn cho những người đang có vợ, có chồng (có vợ, có chồng do

quan hệ chung sống như vợ chồng trong hai trường hợp trên) vì không thể biết biết được là họ đang có vợ, có chồng do việc chung sống như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ tịch. Như vậy, có thể thấy rằng, nguyên tắc này đang và đã bị vi phạm ngay trong chính cơ chế mà chúng ta tạo ra, đặt ra yêu cầu cần phải có biện

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 71 SVTH: Lê Thị Thu Trang

3.1.1.2. Trường hợp ngoại lệ khi thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo tinh thần của pháp luật HN & GĐ

Trường hợp xác lập hôn nhân trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam

Tòa án nhân dân Tối cao công nhận rằng: “Trong trường hợp một người có

nhiều vợ trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật hôn nhân và gia đình năm

1959 – đối với miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 – ngày công bố danh mục văn bản

pháp luật áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam… mà việc kết hôn

sau không bị hủy bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì tất cả các người vợ đều là thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là hàng thừa kế

thứ nhất của tất cả các người vợ ”28. Song, sự công nhận đó chỉ có tác dụng giải

quyết vấn đề quan hệ giữa các đương sự về phương diện thừa kế. Thực tế khi giải

quyết những vụ án ly hôn rơi vào trường hợp này nhiều Tòa án địa phương vẫn căn

cứ luật hiện tại để giải quyết hủy việc kết hôn sau.

Minh chứng một trường hợp: Ông Nguyễn Văn An và bà Lâm Thị Tường

chung sống với nhau năm 1958, tại căn hộ do chính quyền cũ cấp cho ông, ở miền

Nam. Sau nhiều năm sinh sống đã có với nhau 7 người con, hai người phát sinh mâu

thuẫn, ông An bỏ nhà đi nơi khác. Năm 1972 ông An chính thức sống như vợ chồng

với bà Nguyễn Thị Khiết và có với nhau 3 mặt con. Gần đây ông quay về căn nhà cũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sống với bà Tường, dù được bà chăm sóc tận tình nhưng do những người con của

ông cho rằng ông thiếu trách nhiệm đã mắng chửi và đuổi ông đi, gia đình thường

xuyên xảy ra mâu thuẫn. Chán nản, ông An đã làm đơn xin ly hôn và yêu cầu chia

tài sản là căn nhà trên. Nhưng Tòa án không chấp nhận đơn ly hôn mà tuyên hủy

cuộc hôn nhân trái pháp luật của ông với người vợ thứ hai29.

Vấn đề pháp lý nảy sinh trong vụ án này là ai được công nhận là vợ hợp pháp

của nguyên đơn – ông An. Thời điểm ông ăn ở với hai người phụ nữ diễn ra trước

25/3/1977 - ngày thống nhất văn bản pháp luật giữa hai miền Nam - Bắc, thời gian

này miền Nam vẫn còn thừa nhận chế độ hôn nhân đa thê. Chính vì vậy, Tòa án không thể hủy cuộc hôn nhân trái pháp luật của ông An với người vợ thứ hai, vì luật

ghi nhận đây là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc hôn nhân một vợ một

chồng, dù có vi phạm nhưng Tòa án không thể hủy việc chung sống đó.

28

Nghị quyết số 02-HĐTP về việc áp dụng một số quy định của pháp Lệnh thừa kế, ngày 19/10/1990.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 72 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Nhận thấy, một khi đã thừa nhận là một trường hợp ngoại lệ nhưng luật vẫn

còn quy định chung chung, chưa cụ thể được vấn đề mà mục đích của luật hướng đến. Điều đó dễ dàng dẫn tới việc thực thi còn rất khó khăn, không theo đúng tinh

thần của luật.

Tóm lại, không thể đem luật hiện nay để áp dụng cho những gia đình đã hình

thành trước khi có luật. Những đạo luật quy định về hôn nhân và gia đình ở miền

Nam trước đây tuy có quy định chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nhưng thực tế

vẫn chấp nhận cho người đàn ông lấy vợ lẽ. Tại thông tư 69 hướng dẫn thực hiện

Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ở miền Bắc, giải thích với các trường hợp gia đình một chồng nhiều vợ hình thành trước khi luật có hiệu lực chỉ hủy hôn nhân

hoặc cho ly hôn khi người vợ có yêu cầu. Theo quan niệm này, cả hai người phụ nữ trên đều là vợ hợp pháp nhưng luật hiện tại lại hướng dẫn cụ thể. Luật ghi nhận đây

là một trường hợp ngoại lệ, vậy nên khi thực hiện và áp dụng nguyên tắc hôn nhân

một vợ một chồng cần giải quyết một cách thận trọng và thấu tình đạt lý, tránh thực

hiện sai với quy định.

Trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng không bị hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án

Theo quy định của luật, trường hợp này được xem là ngoại lệ của nguyên tắc

hôn nhân một vợ một chồng. Khi hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung vợ chồng không thể kéo dài, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được mà kết hôn với người khác, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với lần kết hôn trước, thì lần kết hôn sau không bị hủy bằng bản án, quyết định của

Tòa án. Vấn đề là xác định như thế nào là tình trạng hôn nhân thật sự trầm trọng, mục đích của hôn nhân thật sự không đạt được, mà kéo theo những hệ lụy như trên.

Trong các vụ án hôn nhân gia đình, Tòa án thường vận dụng khoản 1 Điều 89

Luật hôn nhân và gia đình để ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn

nhân trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn, còn không thì bác.

Thế nhưng thực tế áp dụng luật có những cuộc hôn nhân đã không thể duy trì

được hạnh phúc, mục đích hôn nhân không thể đạt được nhưng Tòa án không giải

quyết cho ly hôn, vì cho rằng hôn nhân chưa thực sự rơi vào tình trạng trầm trọng.

Xét ví d: Anh C và chị D có con chung trước khi kết hôn. Hợp pháp hóa được

6 tháng thì mâu thuẫn phát sinh, tháng 4/2000 chị D về sống nhà mẹ đẻ. Phía gia đình hai bên đã nhiều lần khuyên ngăn hai người trở lại với nhau nhưng không có

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 73 SVTH: Lê Thị Thu Trang

ý vì cho rằng anh đã có người phụ nữ khác. Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của anh C

và buộc anh phải đóng góp phí tổn nuôi con mỗi tháng 200.000 đồng từ tháng 5/2005 cho đến khi vợ chồng đoàn tụ. Anh C kháng cáo, Tòa án phúc thẩm sửa án sơ thẩm cho rằng mâu thuẫn vợ chồng anh đã trầm trọng, việc bác đơn của anh C là

chưa thấu tình, đạt lý.

Nhận thấy, trong quan hệ anh C và chị D hai người chỉ chung sống hợp pháp có 6 tháng nhưng lại ly thân hơn 5 năm, chứng tỏ tình trạng hôn nhân đã rất trầm

trọng.

Tóm lại, mặc dù luật có quy định hướng dẫn xác định như thế nào là tình trạng

hôn nhân trầm trọng, nhưng thực tế xác định lại không đơn giản, đa số đều dựa vào ý chí chủ quan. Tuy nhiên, hướng xem xét ở địa phương này, cấp này nhưng lại có

thể bị phản đối ở địa phương khác, cấp khác. Dẫn đến luật quy định là vậy, đôi khi

áp dụng không trái với luật nhưng lại không theo đúng tinh thần của luật hướng đến.

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 77 - 81)