Nguyên nhân từ ý thức pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 89 - 91)

VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM

3.3.2. Nguyên nhân từ ý thức pháp luật của người dân

Theo kết quả điều tra, hiện còn khoản 20% người dân không quan tâm đến

vấn đề đăng kí kết hôn, chủ yếu là ở những vùng nông thôn, dân tộc ít người, các hộ gia đình có học vấn thấp, một số ít ở lứa tuổi hơn 50. Trong đó, vùng Đồng bằng

sông Cửu Long là vùng có tỉ lệ chưa đăng kí kết hôn cao nhất chiếm khoản 40%;

vùng Tây bắc 30%. Điều đáng lưu ý là có tới 46,4% trong nhóm từ 18 – 60 tuổi đang có vợ, chồng chưa đăng kí kết hôn đã đưa ra lí do “không biết là phải đăng kí

kết hôn”. Từ những số liệu này cho thấy việc được công nhận quan hệ vợ chồng về

mặt pháp lí chưa được người dân đánh giá cao bằng việc công nhận về mặt xã hội.

Ngay cả những người đã đăng kí kết hôn vẫn còn có 13,6% cưới xong rồi mới dẫn

nhau ra Uỷ ban nhân dân phường làm thủ tục đăng kí kết hôn.37

Trước đây, người con gái về làm vợ người con trai sẽ được tổ chức đám cưới

với sự chứng kiến của gia đình và họ hàng thậm chí là họ chỉ cần yêu nhau, hợp với

nhau là có thể sống chung với nhau. Ngày nay, nam nữ muốn trở thành vợ chồng cũng như thế nhưng họ phải làm một thủ tục quan trọng là đi đăng kí kết hôn – đó là cơ sở pháp lí của cuộc hôn nhân hợp pháp. Nếu không đăng kí kết hôn thì cả người

vợ và người chồng đều đánh mất đi cái quyền mà được pháp luật bảo vệ. Đây là một trường hợp đặc biệt mà thực thế pháp luật nước ta chưa can thiệp. Đó cũng là một

37

http://tadri.org/index.php?option=com_content&view=article&id=147%3Akho-sat-thc-trng-hiu-bit-v-lut-hon- nhan-va-gia-inh-nam-n-trc-khi-kt-hon-tren-a-ban-ha-ni&catid=35%3Adu-an-hoan-thanh&Itemid=74&lang=vi

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 82 SVTH: Lê Thị Thu Trang

trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng không thể áp dụng

biện pháp chế tài hay xử lí được bởi vì họ không đăng kí kết hôn. Pháp luật không

bảo vệ họ được vì nguyên nhân cũng từ ý thức chấp hành pháp lực còn yếu kém của

bản thân họ mà ra.

Phụ nữ luôn quan niệm con cái cần có cha dạy dỗ. Họ sợ con mất cha sẽ thiệt

thòi về cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó, họ đành chia sẻ “vị trí hậu phương” cho người khác để đảm bảo con vẫn có cha bên cạnh. Một gia đình hoàn hảo tất nhiên phải có đủ cha lẫn mẹ. Tuy vậy, điều này chỉ đúng khi cha mẹ hạnh phúc và người

cha là tấm gương tốt cho con. Khi chấp nhận “kiếp chồng chung”, phụ nữ thường

nghĩ đây là hướng đi tốt nhất. Tuy nhiên, họ lại vô tình đẩy con vào môi trường xấu.

Cảnh gia đình một chồng hai vợ dễ phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh cãi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí trẻ nhỏ.

Thực tế có một minh chứng: chuyện của chị Anh Thư, 28 tuổi, tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Chị kết hôn gần 10 năm nhưng chị chẳng có mấy ngày hạnh phúc

vì chồng vốn tính trăng hoa. Không thể thay đổi bản tánh của chồng, chị tự an ủi:

“Đi chơi đâu cũng được, chỉ cần anh ấy có trách nhiệm với vợ con”. Thế nhưng

một ngày, chồng chị đưa một phụ nữ khác về sống cùng nhà vì “anh phải có trách

nhiệm với đứa con của cô ấy”. Chị uất ức đến nghẹn ngào, mấy lần định viết đơn ly hôn, nhưng không thể vì thương con sẽ thiếu cha.38

Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật giáo,… và phải trải qua

hàng nghìn năm phong kiến, tư tưởng Nho giáo vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Việc

quan niệm phải có con để nối dõi cũng bắt nguồn sâu xa từ những phong tục, tập

quán, từ tuyền thống chứ không hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học nào. Trong xã hội hiện đại ngày nay, tư tưởng chuyện sinh con trai hay con gái đã không còn quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, áp lực về việc phải sinh con trai luôn đè nặng lên suy nghĩ của nhiều cặp vợ chồng. Tâm lí tưởng như riêng tư này đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề dân số Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và việc mất cân đối giữa

tỉ lệ nam – nữ ngày càng trở nên trầm trọng. Và thực tế đã có nhiều người bất chấp

vi phạm quy định của pháp luật về chế độ hôn nhân một vợ một chồng chỉ vì muốn có con trai. Đơn cử một minh chứng cho việc này như sau:

Thái Văn An đã kết hôn với Lâm Thị Bình. Đến năm 2000, khi chỉ có một đưa con gái nhưng chị Bình không còn khả năng sinh con nữa. Do bố, mẹ anh An

38

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 83 SVTH: Lê Thị Thu Trang

muốn có cháu trai nối dòng nên đã buộc anh phải dứt tình với chị Bình để lấy vợ

khác. Dù sự việc đã nhiều lần được chính quyền địa phương nhắc nhở và xử phạt nhưng bố mẹ An vẫn không nghe, thậm chí còn thường xuyên chửi mắn chị Bình thậm tệ khi chị bày tỏ thái độ không đồng tình. Có lần chị quá đau buồn nên đã tự tử nhưng may mắn thoát chết. Trong khi đó, dù anh An rất buồn nhưng vì có hiếu nên

đã nghe theo lời cha mẹ đưa vợ nhỏ tên là Cương về sống chung như vợ chồng. Sự

việc này dù có được chính quyền địa phương nhắc nhở, xử phạt nhưng mọi chuyện

vẫn tiếp diễn39.

Người vợ hợp pháp được dư luận pháp luật bảo vệ không có lí do gì họ phải

sống cảnh “chồng chung”. Thường nghĩ quan niệm nam “năm thê bảy thiếp” đã thuộc về thời quá khứ xa xôi. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay vẫn có những trường

hợp một ông có nhiều vợ. Điều đáng ngạc nhiên là các người vợ này đều đồng ý sống chung dưới một mái nhà. Họ chấp nhận chồng có vợ lẽ vì bản thân họ không

thể sinh con. Khi không thể thực hiện thiên chức làm mẹ, phụ nữ luôn sống trong

tâm trạng khổ sở, dằn vặt. Họ thường nghĩ chồng có “vợ hai” là lẽ đương nhiên nên

sẽ im lặng thay vì phản đối kịch liệt. “Chém cha cái kiếp chồng chung; Kẻ đắp chăn

bông, kẻ lạnh lùng” – Qủa thật tưởng chuyện xảy ra từ nhiều năm về trước vào thời

phong kiến thế mà ngày nay người phụ nữ vẫn phải chịu cảnh “kiếp chồng chung”. Nhìn chung, dù Luật HN & GĐ đã cấm nhưng đây vẫn là hiện trạng thực tế

không hiếm trong xã hội ngày nay. Nguyên nhân sâu xa nằm ngay trong ý thức của

mỗi con người đặc biệt là người phụ nữ. Trước hết là tư tưởng cam chịu của người

phụ nữ bởi ảnh hưởng của tàn dư phong kiến. Thứ hai, do quá yêu chồng, nhiều chị

em trở nên yếu mềm, nhu nhược, đánh mất lí trí, sẵn sàng chấp nhận tất cả để có

chồng bên cạnh. Ngoài ra một yếu tố quan trọng khiến số đông phụ nữ rơi vào hoàn

cảnh này là sự phụ thuộc về kinh tế. Bởi lẽ, khi người vợ sống phụ thuộc vào chồng,

nhất là về tài chính, người chồng sẽ có xu hướng tự quyết tất cả mà không cần nghe

ý kiến của vợ. Lâu dần thành thói quen, các ông chồng sẽ trở nên lấn nước và độc tài. Điều này dẫn đến hậu quả họ có thể đưa một người phụ nữ khác về nhà mà không cần quan tâm đến cảm xúc của người vợ, cũng không sợ vợ sẽ phản ứng hay

nhờ chính quyền can thiệp.

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)