Nguyên nhân từ phía đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 91 - 94)

VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM

3.3.3. Nguyên nhân từ phía đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước

39 http://www.phunuonline.com.vn/honnhan-giadinh/2011/Pages/nen-tham-khao-them-luat-cac- nuoc-de-bao-ve-quyen-loi-cho-phu-nu.aspx

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 84 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Trước yêu cầu quản lí Nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ ở cơ sở,

giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, phạm vi hoạt động của cán bộ hộ tịch

cấp xã ngày càng được tăng cường, công việc được giao với khối lượng ngày càng lớn và có tính chuyên sâu, trực tiếp giải quyết và đụng chạm tới quyền và nghĩa vụ

của công dân ở cơ sở, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách hộ tịch cấp xã phải có đủ

số lượng cần thiết và đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, hầu hết ở các đơn vị hành chính cấp xã, đội ngũ cán bộ hộ tịch chất lượng còn yếu kém, trình độ nhìn nhận sự việc còn hạn chế.

Các cơ quan đoàn thể mà trước hết là cán bộ hộ tịch xã đã không quan tâm, không là hết trách nhiệm của mình dẫn đến việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ

một chồng của người dân nơi mình quản lí. Mặt khác, cán bộ hộ tịch do trình độ còn thấp kém, không hiểu biết về pháp luật, theo đó các trường hợp chung sống như vợ

chồng nào sẽ bị xử lí và nếu bị xử lí thì với hình thức nào, nếu có bị phạt tiền thì bao

nhiêu là đủ. Cũng có thể hiểu theo chiều hướng cán bộ có quyền ở địa phương đã bị

mua chuộc nên không xử lí các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một

chồng. Thậm chí một số cán bộ địa phương đã mang những tư thù hoặc tình cảm cá

nhân vào công việc chung. Hay đó là việc đùng đẩy trách nhiệm giữa các cấp trong

việc xử lí các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là thái độ tiêu cực của cán bộ Nhà nước có

thẩm quyền đã tiếp tay cho hành vi phạm pháp. Đã biết đó là hành sai trái nhưng cán

bộ vẫn tạo rất nhiều cơ hội cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình. Từ đó suy ra, đều đáng phê phán ở đây chính là tư cách, tinh thần trách nhiệm làm việc của những người đang mang quyền lực Nhà nước – người được Nhà nước giao

và chấp hành nhiệm vụ được giao. Như vậy, họ đã làm tốt nhiệm vụ của mình hay

chưa. Nếu họ thực hiện tốt thì được khen thưởng, tuyên dương. Còn nếu ngược lại,

phải chăng là phải xử lí họ theo pháp luật.

Một ví dụ cụ thể: Vì sự quen biết mà vị cán bộ này đã tạo điều kiện cho người

khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mặt dù là không phải xuất xứ từ một lợi

ích nào, chỉ vì muốn tạo điều kiện cho người bạn của mình dễ dàng đi lấy vợ khác

mà một số cán bộ đã quên đi trách nhiệm của mình. Nhưng dù là ở lí do hay ở mục đích nào đi nữa thì về mặt pháp lí không thể chấp nhận được, như trường hợp, Ông Đinh Xuân Tùng, thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Cây Lậy (Tiền Giang) đã cấp

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 85 SVTH: Lê Thị Thu Trang

khống quyết định ly hôn cho bạn nhằm tạo điều kiện để đương sự dễ dàng “đi thêm bước nữa”.40

Qua đây, ta thấy cán bộ nhân danh Nhà nước đã không làm đúng chức năng

nhiệm vụ của mình, họ đã làm lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân và công việc nên đã cố

tình làm trái quy định của pháp luật.

Trường hợp thứ hai, chị Trinh và anh Lâm đã kết hôn từ năm 1992, đã có với

nhau hai con gái. Vợ chồng đang yên ấm thì bỗng nhiên chị ngã bệnh và phải về nhà mẹ để chữa trị từ năm 2001 đến năm 2005. Cũng thời gian này, anh Lâm đã kết hôn

với cô Hà và đưa về nhà chung sống và sinh được một đứa con. Cuối năm 2005, khi

sức khỏe đã dần ổn định, chị Trinh trở về nhà mới phát hiện ra sự thật. Mối quan hệ

của Lâm và Hà đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Điều đáng nói là chính quyền địa phương lại đồng ý nhập khẩu cho hai mẹ con Hà vào hộ khẩu của gia đình bố mẹ Lâm và còn ghi tên quan hệ của chị Hà với chủ hộ là con dâu. Hơn

một năm qua, dù anh Lâm chưa ly hôn với chị Trinh nhưng lại chung sống như vợ

chồng với chị Hà nhưng vẫn không bị xử lí gì về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân

một vợ một chồng. Việc cán bộ tư pháp xã đã “tiếp tay” cho Lâm lấy “vợ hai” cũng không được điều tra, làm rõ và xử lí nghiêm. Trong khi đó, chị Trinh đang là người

vợ hợp pháp nhưng lại không được bảo vệ.41

Từ ví dụ trên ta có thể hiểu là khi đăng kí kết hôn cho một đối tượng nào thì cán bộ hộ tịch phải xem xét điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức theo đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Vợ chồng chị Trinh và anh Lâm là vợ

chồng hợp pháp với nhau, đã có con chung, nhưng lại không được bảo vệ. Việc Lâm

kết hôn và sống chung với Hà là vi phạm pháp luật cần phải được lên án và trừng trị

nghiêm khắc. Cán bộ xã đã đăng kí kết hôn cho Lâm là hành vi trái pháp luật cần

phải được xử lí nghiêm minh.

Như vậy, cán bộ hộ tịch xã đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình công tác. Tuy là trong hệ thông pháp luật của ta đã có chế tài cho hành vi vi phạm pháp

luật của cán bộ hộ tịch, nhưng trên thực tế thì việc xử lí những vụ vi phạm pháp luật

của cán bộ trong việc đăng kí kết hôn cho những đối tượng muốn có nhiều vợ hoặc

nhiều chồng chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí là không có cán bộ nào bị xử lí

hình sự. Thông thường, họ chỉ bị xử lí kỉ luật mà thôi. Do đó, cần phải có biện pháp

40

http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/03/3BA0CBAF/

41

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 86 SVTH: Lê Thị Thu Trang

xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm của cán bộ nhằm thể hiện sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật.

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)