0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu [123DOC] - LUAN-VAN-LUAT-TU-PHAP-CHE-DO-HON-NHAN-MOT-VO-MOT-CHONG-O-VIET-NAM-DUOI-GOC-NHIN-XA-HOI-HOC-PHAP-LUAT (Trang 83 -83 )

VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM

3.1.3. Tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự

31 http://www.tin247.com/phap_luat_nen_trung_phat_nguoi_ngoai_tinh- 18-21714975.html

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 76 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Bộ luật hình sự Việt Nam quy định chỉ có hành vi “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng” (khoản 1 Điều 147) hoặc “… đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy

việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ

một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó…” (khoản 2 Điều 147), thì mới tạo

nên dấu hiệu của tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, còn hành vi “ngoại tình” thì đôi khi không liên quan, dù nó có thể bị lên án về mặt đạo đức hoặc

bị xử phạt hành chính bởi vì bản chất của hành vi này là luôn lén lút, bí mật còn luật quy định hành vi đó phải được công khai. Thực ra, chính sự lén lút, bí mật đó đã khiến cho nó không còn dấu hiệu tội phạm nữa.

Song, chung sống như vợ chồng là hành vi của nam nữ không đăng kí kết hôn nhưng về sống chung với nhau, cùng chia sẻ tiền bạc, công việc gia đình, các nỗi lo

toan, có thể có đám cưới hay không có đám cưới, gia đình có thể chấp nhận hay

không, quan trọng là họ sống với nhau một cách công khai, mọi người xung quanh đều cho rằng họ là vợ chồng…32. Chính vì vậy mà các hành vi lăng nhăng, quan hệ

tình dục ngoài hôn nhân… thì luật không coi đó là chung sống như vợ chồng. Mặt

khác, còn phải bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì mới cấu thành nên tội

phạm (như phân tích ở trên, vấn đề này còn đang cần phải được hoàn thiện) và phải

gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng luật lại không chi tiết, cũng không biết mức độ

nào là gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng trên thực tế

không phải ai cũng hiểu một cách khách quan, đầy đủ và thống nhất.33

Bên cạnh đó, để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cuộc sống chung như vợ

chồng đó phải công khai. Nhưng bản chất của hành vi này là luôn lén lút, từ đó khó khăn trong việc tìm kiếm bằng chứng vi phạm.

Cuộc khảo sát được thực hiện năm 2008 trên cả nước cho thấy đã có gần

30.000 khách hàng/tháng tìm đến các trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân và gia

đình nhờ giúp đỡ liên quan vấn đề người chồng (hoặc người vợ) của họ ngoại tình. Bên cạnh đó, 88,2% trong số 2.751 đơn gửi tới Ban gia đình xã hội, Hội liên hiệp

phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh cũng có bức xúc tương tự. Tuy nhiên, trên thực tế,

số vụ án hình sự do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng chỉ đếm trên đầu

ngón tay, thậm chí không ít địa phương thừa nhận chưa hề xử qua các vụ án như

32

Ts. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 – phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010, Trang 248.

33

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 77 SVTH: Lê Thị Thu Trang

vậy. Vấn đề chính của nghịch lí này là người trong cuộc biết tìm đâu ra “chứng cứ” để làm bằng chứng tố cáo.34

Không ít người không hiểu khi nào cần tìm chứng cứ vi phạm của vợ (chồng)

và chứng cứ phải như thế nào để có giá trị trước pháp luật, nên họ chẳng những

không cứu vãn được hạnh phúc của gia đình mà còn lâm cảnh “dở khóc dở cười”,

thậm chí vi phạm pháp luật. Người ta cần chứng cứ vì nhiều mục đích và nguyên do

khác nhau nhưng đều xuất phát từ bản chất của việc vi phạm là lén lút, những người

vi phạm chẳng bao giờ chịu thừa nhận nếu không có chứng cứ cụ thể. Nhiều người

còn rất mơ hồ thế nào là “chứng cứ” ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ

một chồng đến mức như thế nào sẽ bị xử phạt hành chính, như thế nào mới bị truy

cứu trách nhiệm về tội hình sự.

Chứng cứ của “ngoại tình” ở đây được hiểu là tất cả những tài liệu, chứng cứ liên quan đến quan hệ bất chính. Có thể là thư từ, hình ảnh, số điện thoại, nội dung

tin nhắn… chứng minh sự liên lạc giữa hai người; việc chung sống (bao gồm việc ăn, ở, sinh hoạt chung, dùng chung thu nhập…) được những người xung quanh,

chính quyền cơ sở xác nhận, lời khai của người làm chứng, sự kiểm tra và lập biên bản về việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật của công an địa phương; sự thừa

nhận của một hoặc hai bên vi phạm; việc có con chung, làm ăn chung, có tài sản

chung… càng dễ xác định và tìm chứng cứ. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn

duy trì quan hệ đó…

Như vậy, chứng cứ của hành vi “ngoại tình” là rất rộng, sưu tầm được chứng ấy chi tiết là rất khó khăn. Về tội ngoại tình, Luật Hàn Quốc quy định rõ ràng:

“người nào đang có vợ, có chồng mà có hành vi quan hệ tình dục với người khác thì bị phạt tù đến hai năm”. Còn Luật Việt Nam không đề cập thẳng hành vi vi phạm

một cách rõ ràng nên không ít người đã không bị xử lí, dù chỉ là phạt hành chính.

Cho nên, trong đời sống hôn nhân, mỗi người nên tự giác với chính mình, không có gì bằng lòng chung thủy, tình yêu thương, sự tôn trọng và tin tưởng. Hãy bảo vệ ngay từ khi còn hạnh phúc, vì “phòng” luôn hữu hiệu hơn là “chống”. Trường hợp có vi phạm, người trong cuộc hãy bình tĩnh, tìm cách góp ý, nhắc nhở,

34 http://phapluattp.vn/20110530124957553p0c1063/kho-xu-ly-hinh-su- chuyen-ngoai-tinh.htm

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 78 SVTH: Lê Thị Thu Trang

khuyên ngăn. Trong trường hợp thật cần thiết mới buộc phải tìm chứng cứ vi phạm, nhưng việc thu thập phải cẩn trọng, tránh chuyện bắt ghen mà dẫn đến vi phạm pháp

luật.

3.2. Những tồn trong thực tiễn xã hội

Trong thực tiễn xã hội, việc áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta cũng tồn tại nhiều hạn chế, khiến nguyên tắc này chưa được triển khai,

tuân thủ một cách triệt để trong cuộc sống. Nguyên tắc này vẫn còn bị vi phạm, thậm

chí là vi phạm nghiêm trọngở nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ

của năm 2000 thì ở nước ta: Kiên Giang có 1450 trường hợp vi phạm, thành phố Hồ Chí Minh 4418 trường hợp, Hà Nội 152 trường hợp, Hải Dương – Hưng Yên 1624 trường hợp. Những số liệu này cách thời điểm hiện tại khá lâu, chỉ có giá trị tham

khảo nhưng qua những số liệu này, ta có thể có được cái nhìn nhất định về thực

trạng áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thực tiễn. Đặc biệt, có

thể nói tình trạng đa thê – tàn dư nặng nề của thời phong kiến – hiện nay vẫn còn phổ biến ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như ví dụ, ở thôn Bút Tưa thuộc

tỉnh Quảng Nam, tình trạng đàn ông lấy nhiều vợ vẫn được duy trì từ xưa tới nay. Ta

bắt gặp trong gia đình thôn Bút Tưa “mô hình” của gia đình phong kiến, tức là trong một gia đình tồn tại vợ “gốc” (vợ cả) và vợ “ngọn” (vợ lẽ). Đàn ông ở đây thường có

2 vợ, có người có 4 vợ và thậm chí có người còn có đến 8 vợ. Điều đáng nói còn là

người đàn ông ở đây cưới vợ “ngọn”, đưa vợ về cùng chung sống, được dân làng thừa nhận nhưng không đăng ký kết hôn. Đây là hành vi người đã có vợ nhưng

chung sống như vợ chồng với người khác…Tình trạng lấy nhiều vợ này không chỉ được duy trì ở thôn Bút Tưa mà còn nhiều bản làng khác ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam. Một ví dụ khác là ở xã Thượng Cửu, vùng đất sâu

và xa nhất của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), ông Nguyễn Xuân Lai có đến 4 vợ, 21

con, 69 cháu. Sở dĩ, thực trạng đàn ông lấy nhiều vợ ở các đồng bào dân tộc thiểu số

vẫn còn tiếp diễn ở các vùng sâu vùng xa là vì ở nơi đây, tàn dư của những hủ tục

lạc hậu vẫn còn tồn tại rất rõ nét. Hơn nữa, nhận thức của người dân về những chính

sách pháp luật, trong đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vẫn còn nhiều

hạn chế.35

35

http://www.luathoc.net/index.php?option=com_content&task=view&id= 112&Itemid=539

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 79 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Nếu ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số là tình trạng cưới nhiều vợ công

khai thì ở các thành thị, tình trạng vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng lại được được thể hiện ở việc những người giàu có, có địa vị trong xã hội – thường được gọi là các “đại gia” – chung sống với “vợ bé”. Nhìn nhận một cách chung nhất thì có thể

thấy đây không phải là vấn đề “kế thừa” hủ tục, hay hạn chế trong nhận thức về

pháp luật mà chính là biểu hiện suy thoái đạo đức và lối sống, chạy theo lối sống của phương Tây.

Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một

chồng với những biểu hiện cụ thể là người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc

chung sống như vợ chồng với người khác và ngược lại, người chưa có vợ, chưa có

chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc đang có

chồng, thì trong xã hội còn đặc biệt phổ biến một tình trạng khác, đó là hiện tượng

ngoại tình. Biểu hiện của hiện tượng này là chưa đáp ứng đủ các yếu tố của hành vi “chung sống như vợ chồng” theo quy định của pháp luật, mà chỉ là các bên chỉ duy

trì một mối quan hệ ngoài hôn nhân, chỉ là thường xuyên lén lút (và cả công khai)

gặp gỡ, liên lạc, quan hệ tình cảm theo kiểu “Một tuần, ba lần đến với người tình”,

hay “Hai đêm thì một đêm ở với người tình, một đêm về với vợ”… Và thậm chí là có cả hành vi chung sống với nhau trên thực tế. Cụ thể như hành vi của một “đại gia” đã có vợ, con nhưng có người tình, mua nhà và thường xuyên chung sống với người

tình trong căn nhà đó…36 Trên thực tế, hiện tượng này kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, như hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng xấu tới con cái, và đặc biệt là tình trạng đánh ghen – nhiều khi tước đi cả tính mạng của những người trong

cuộc…Theo quan điểm của người viết, hiện tượng này cũng xâm phạm chế độ một

vợ một chồng. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa vươn rộng cánh tay của mình để điều chỉnh hiện tượng này.

Một hạn chế khác trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc một vợ một chồng là tình trạng trên thực tế, đúng là có hiện tượng vi phạm nguyên tắc này, tức là người đã có vợ nhưng vẫn kết hôn, hoặc chung sống như vợ chồng với người khác một cách công khai trước người vợ hợp pháp của mình, hoặc người vợ hợp pháp đó đã biết rõ ràng đó là sự thật nhưng vấn đề ở chỗ chính người vợ này lại chấp nhận điều đó, vì nhiều lý do chủ quan mà không làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án xử lý,

36 http://www.tin247.com/phap_luat_nen_trung_phat_nguoi_ngoai_tinh- 18-21714975.html

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 80 SVTH: Lê Thị Thu Trang

mà như chúng ta đã biết, Tòa án chỉ “vào cuộc” khi có đơn khởi kiện. Cá biệt, có trường hợp, người vợ lại chủ động cưới thêm vợ cho chồng, vì những lý do như khi

thấy mình không có khả năng sinh con…Những thực tế này cho thấy chính người vợ

này – đáng lẽ là “nạn nhân” nhưng thực chất lại “tiếp tay” cho những hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đây là một thực tế hết sức đáng

buồn.

Ngoài những hạn chế kể trên, người viết còn nhận thấy một hạn chế khác

nằm ở chính các cơ quan công quyền, mà trước hết là các ủy ban nhân dân xã,

phường – cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Vì nhiều lý do khác nhau như nể

nang, hay thậm chí là vì nhận hối lộ… Hoặc tinh thần làm việc qua loa, đại khái, tin tưởng một cách thiếu cơ sở những người đến đăng ký kết hôn mà ủy ban nhân dân đã cho người đang có vợ, có chồng đăng ký kết hôn.

Nhìn chung, qua những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy, Luật ban hành điều chỉnh chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn mập mờ, thiếu tính chặt chẽ đã tạo điều kiện cho một phần tử không nhỏ trong xã hội lợi dụng “kẽ hở” pháp luật

mà cố tính vi phạm, làm cho việc thực thi chế độ này gặp nhiều khó khăn, mà đôi

khi không thể xử lý được những hành vi vi phạm. Điều đó làm cho pháp luật không

thật sự nghiêm minh, không đủ sức răn đe. Chính vì thế, các nhà làm luật nên xem xét ở những khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội, từ đó có những quy định

bám sát thực tế, thực hiện theo đúng tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình hướng

tới.

3.3. Một số nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam chồng ở Việt Nam

3.3.1. Nguyên nhân về mặt pháp lý

Được hình thành từ đạo luật hôn nhân gia đình năm 1959, và phát triển trong các đạo luật hôn nhân tiếp theo, tính tới thời điểm hiện tại, nguyên tắc hôn nhân một

vợ một chồng đã đi vào cuộc sống được hơn 50 năm. Trên thực tế, có thể thấy

nguyên tắc này đã từ một nguyên tắc pháp luật, trở thành một nguyên tắc của cuộc

sống, được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện, do đó, tư tưởng đa thê còn rơi

rớt lại từ thời phong kiến đã dần bị xóa bỏ. Những hành vi của người đang có vợ

hoặc đang có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác đã bị cả

xã hội phê phán, lên án và bị xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, những quy định của

pháp luật còn khá mập mờ và chưa rõ. Luật ban hành không phải sẽ được áp dụng

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 81 SVTH: Lê Thị Thu Trang

tư… cứ tiếp tục như vậy cho đến cấp cơ sở, mà người dân thì không ai cũng hiểu

một cách đầy đủ về các quy định của pháp luật.

Chế tài của luật quy định chưa thật sự hiệu quả bởi mức xử phạt hành chính còn quá thấp đối với những người lắm tiền. Mức hình phạt của tội vi phạm chế độ

hôn nhân một vợ một chồng tối đa là ba năm tuy không nhẹ nhưng cơ chế để thực

hiện thì là cả một chặn đường cam go.

Sự biến đổi của xã hội làm cho mối quan hệ xã hội cần được pháp luật điều

chỉnh cũng biến đổi theo khiến cho luật nước ta có nhiều khe hở. Chẳng hạn, việc

chung sống như vợ chồng của một người với nhiều người cùng một lúc thì chưa có văn bản nào điều chỉnh.

Từ đó cho thấy, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật điều chỉnh về việc

thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn nhiều vướng mắc mà hiện nay các

nhà làm luật chưa hoàn thiện để điều chỉnh toàn diện.

3.3.2. Nguyên nhân từ ý thức pháp luật của người dân

Theo kết quả điều tra, hiện còn khoản 20% người dân không quan tâm đến

vấn đề đăng kí kết hôn, chủ yếu là ở những vùng nông thôn, dân tộc ít người, các hộ gia đình có học vấn thấp, một số ít ở lứa tuổi hơn 50. Trong đó, vùng Đồng bằng

sông Cửu Long là vùng có tỉ lệ chưa đăng kí kết hôn cao nhất chiếm khoản 40%;

vùng Tây bắc 30%. Điều đáng lưu ý là có tới 46,4% trong nhóm từ 18 – 60 tuổi đang có vợ, chồng chưa đăng kí kết hôn đã đưa ra lí do “không biết là phải đăng kí

Một phần của tài liệu [123DOC] - LUAN-VAN-LUAT-TU-PHAP-CHE-DO-HON-NHAN-MOT-VO-MOT-CHONG-O-VIET-NAM-DUOI-GOC-NHIN-XA-HOI-HOC-PHAP-LUAT (Trang 83 -83 )

×