Giải pháp về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 99 - 106)

VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM

3.5.1. Giải pháp về mặt pháp lý

Xã hội ngày càng phát triển thì hiện tượng “ngoại tình” càng có điều kiện xảy

ra. Khi đời sống vật chất đã đầy đủ, nhu cầu tinh thần tăng lên, người ta luôn mong

muốn tìm kiếm những đều mới mẽ, thú vị hơn trong cuộc sống. Khi cuộc sống quá

bận rộn với công việc cũng có nghĩa là thời gian dành cho gia đình, cho người vợ, người chồng mình ít đi, tình cảm vợ chồng từ đó không được cũng cố thường xuyên cũng dễ dẫn đến sự thiếu thốn tình cảm, hành vi ngoại tình có cơ hội phát sinh. Thêm vào đó trong thời đại vợ chồng bình đẳng, mỗi người đều có quyền tự do cá

nhân riêng. Nhận thức càng cao thì người ta càng nhận rõ sự bình đẳng, cần được

bình đẳng nhiều hơn không ai có thể quản thúc ai. Bên cạnh đó, xã hội ngày nay không còn quá khắc khe, ràng buộc người phụ nữ vào lễ giáo, giữ kín tiết hạnh với người chồng như xã hội phong kiến. Vì vậy, việc ngoại tình không chỉ là hành vi của người chồng mà cả khi xảy ra với người vợ.

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng không chỉ là hành vi thiếu tôn

trọng đối với bạn đời của mình, vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, đe dọa đến hạnh phúc của gia đình mà còn là hành vi ảnh hưởng xấu đến trật tự và sự phát

triển bền vững của xã hội, cản trở việc thực thi pháp luật hôn nhân gia đình, gây khó

khăn cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, điều đáng nói hơn là hành vi ngoại tình có thể dẫn đến việc lan truyền của HIV/AIDS – một căn bệnh thế kỷ. Do đó, để ngăn

chặn hiện tượng này tăng lên và góp phần đẩy lùi hành vi ngoại tình chúng ta cần tính đến hiệu quả của pháp luật với những chế tài thật cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật nước ta trong nhiều trường hợp, chế tài trong việc điều chỉnh quan hệ giữa vợ chồng thường tỏ ra khá lúng túng, nhiều quy định chưa cụ thể hóa tạo khe hở pháp luật, tạo điều kiện cho những kẻ vi phạm lẫn tránh trách nhiệm khi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các chế tài xử lý chưa thật sự nghiêm khắc nên không đạt được mục tiêu giáo dục, răn đe người vi phạm pháp luật dù họ đã bị xử lý rồi. Cho nên việc vi

phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng không có xu hướng giảm mà còn ngược

lại. Theo ý kiến của người viết để đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật trong vấn đề

này thì pháp luật cần có những giải pháp sau:

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 92 SVTH: Lê Thị Thu Trang

3.5.1.1.1. Giải pháp cho việc xác định tình trạng hôn nhân khi đăng ký kết hôn

Đối với trường hợp thực hiện việc cam đoan của người đăng ký kết hôn khi đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau, luật quy định người đó phải chịu trách

nhiệm về sự cam đoan của mình. Tuy nhiên, chưa có một văn bản nào quy định chế

tài về cam đoan không đúng sự thật. Theo người viết, một khi thực hiện việc cam đoan đồng nghĩa với cán bộ tư pháp đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho họ, nếu

một khi cam đoan đó không đúng sự thật, có nghĩa là đối tượng đó có thể cùng tồn

tại hai quan hệ hôn nhân (ở các nơi khác nhau). Khi đó, chế tài đặt ra là đối tượng đã cố tình khai báo gian dối, dẫn đến vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

và gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường

hợp này. Mặc dù, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình không hướng dẫn rõ gian dối như thế nào và hình thức gian dối, nhưng theo người viết nhận thấy hành vi cố tình

cam đoan không đúng sự thật là một trong những hành vi gian dối trong đăng ký kết

hôn. Song, chính hành vi cố tình cam đoan không đúng sự thật về tình trạng hôn

nhân của mình, là hành động thách thức pháp luật, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc

hôn nhân một vợ một chồng nên người viết nhận thấy hành vi đó phải bị truy cứu

trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, dù hậu quả xảy ra có

nghiêm trọng hay không nhằm răn đe những đối tượng có “dụng ý” gian dối trong

việc đăng ký kết hôn mà vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, đồng thời

buộc các bên chấm dứt quan hệ chung sống kể từ ngày phát hiện ra vi phạm, để hạn

chế thấp nhất hậu quả xảy ra.

Trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nay lại đăng ký kết hôn hợp pháp với người khác. Về nguyên tắc người yêu cầu đăng

ký kết hôn trong trường hợp này không trái với quy định của luật, tuy nhiên thực tế

họ đã chung sống như vợ chồng với một, thậm chí là nhiều người. Luật không hướng dẫn xác định tình trạng hôn nhân như thế nào, bởi vì trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ ghi là “có hay không” đã có vợ (chồng). Như vậy, nếu xác nhận là đã “có” vợ (chồng) thì trái với quy định của pháp luật, bởi họ không vi phạm pháp

luật; nếu xác nhận là “không” có vợ (chồng) thì trái đạo đức xã hội mà pháp luật

Việt Nam thường nhắc đến và cũng không theo đúng tinh thần cuả Luật hôn nhân và

gia đình, có thể dẫn đến những hậu quả mà không lường trước được. Theo người

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 93 SVTH: Lê Thị Thu Trang

triệt thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trên tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Từ tháng 1/2001 anh A. chung sống như vợ chồng với chị

B., tháng 4/2003 chung sống như vợ chồng với chị C….Chỉ có xác định một cách rõ

ràng như thế thì cán bộ hộ tịch mới có căn cứ xem xét không đăng ký kết hôn cho

họ. Bởi vì, nếu họ đã chung sống như vợ chồng với một người nhưng lại kết hôn với

một người khác thì về mặc đạo đức xã hội không thể chấp nhận, mà đến nay luật pháp nước ta có ghi nhận nhưng chưa điều chỉnh cụ thể mối quan hệ này.

3.5.1.1.2. Giải pháp khi thực hiện theo tinh thần của luật trong trường hợp ngoại lệ

Xuất phát từ quy định của luật không rõ ràng, cụ thể dẫn tới việc áp dụng gặp

nhiều khó khăn, không theo đúng tinh thần của luật hướng đến. Một khi đã ghi nhận là trường hợp ngoại lệ, điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận sự vi phạm nhưng

không dẫn đến chế tài. Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn xảy ra trường hợp đem

nguyên tắc áp dụng cho cho trường hợp ngoại lệ. Vấn đề này theo người viết phải có hướng giải quyết cụ thể:

Trường hợp xác lập hôn nhân trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam. Như đã phân tích, do đặc điểm lịch sử của nước ta đã từng bị chia cắt, cho nên Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không áp dụng thống nhất cả nước, miền Nam

vẫn còn chế độ hôn nhân đa thê do chưa có luật điều chỉnh, cho đến ngày 25/3/1977 cả nước thống nhất văn bản quy phạm pháp luật trong đó có Luật hôn nhân và gia

đình năm 1959. Điều đó dẫn đến luật thừa nhận một người có nhiều vợ trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam là hợp pháp, tuy nhiên điều này chỉ được ghi nhận thông qua

Nghị quyết số 02-HĐTP về việc áp dụng một số quy định của pháp Lệnh thừa kế,

ngày 19/10/1990 do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 19

tháng 10 năm 1990. Thực tế không có một văn bản nào ghi nhận trường hợp ngoại lệ

này một cách cụ thể, chỉ thông qua việc điều chỉnh về quan hệ thừa kế mà ngầm hiểu

là công nhận luôn những quan hệ hôn nhân đó. Thiết nghĩ, không phải mỗi cấp, mỗi địa phương đều áp dụng đúng theo tinh thần của luật, điều cần thiết phải có một văn

bản quy định chi tiết về những trường hợp hôn nhân xác lập trước khi có sự ra đời

của luật, nhất thiết không thể đem nguyên tắc để áp dụng cho trường hợp ngoại lệ, điều này không thể hiện đúng tinh thần mà luật hôn nhân và gia đình hướng tới. Để

giải quyết vấn đề này chúng ta phải chú ý đến thời điểm có hiệu lực của Luật Hôn nhân và gia đình. Người viết xin đề cập đến 04 trường hợp sau:

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 94 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Thứ nhất, những trường hợp kết hôn trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình

năm 1959 có hiệu lực (13/01/1960):

Trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực thì chưa có quy định về chế độ một vợ một chồng, vì vậy một người lấy đến 03 đến 04 vợ hoặc một người lấy nhiều chồng thì pháp luật vẫn phải công nhận tất cả các mối quan hệ hôn nhân đó là hợp pháp, quan hệ tài sản của người ta với nhau là tài sản trong hôn nhân

hợp pháp, người ta được hưởng thừa kế tài sản của nhau, được hưởng tài sản chung, được hưởng quyền chăm sóc thực hiện nghĩa vụ như vợ chồng.

Thứ hai, thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam:

Ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, nhưng lúc đó chưa

thống nhất thành một hà nước; vẫn là Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa và Nhà

nước cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Ngày 02/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất mới xác định thành lập nước Việt Nam thống nhất - Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và mới

giao cho Chính phủ chọn lọc để ban hành những văn bản pháp luật để phổ biến áp

dụng trong cả nước.

Ngày 25/03/1977, Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghi quyết 76/CP

công bố danh mục 411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước, trong đó có

Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, ngày 25/031977 được coi là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Nam Việt Nam.

Những trường hợp kết hôn trước ngày 25/03/1977 trở về trước (ở miền Nam) và trước ngày 13/01/1960 (ở miền Bắc) thì dù có vi phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng có hôn nhân thực tế thì chúng ta vẫn phải công nhận quan hệ hôn nhân của họ

là hợp pháp.

Thứ ba, những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 đã có vợ có chồng ở miền Nam sau dó lại lấy vợ lấy chồng khác ở miền

Bắc thì giải quyết theo Thông tư số 60/TATC hướng dẫn giải quyết các vụ tranh

chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng ở miền Nam tập

kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác, ngày 22/02/1978. Theo Thông tư số 60/TATC thì những trường hợp này cũng được coi là hôn nhân hợp pháp, vì do hoàn cảnh chiến tranh đặc biệt, hoàn cảnh công tác, việc lấy nhau này không phải là coi thường pháp

luật, không phải duy trì chế độ đa thê phong kiến cho nên với tinh thần đó thì hôn nhân thực tế của họ được công nhận là hôn nhân hợp pháp.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 95 SVTH: Lê Thị Thu Trang

Đối với những cán bộ, bộ đội miền Bắc vào Nam công tác trước ngày giải phóng mà đã có vợ, có chồng ở miền Bắc, lại lấy vợ, lấy chồng ở miền nam thì Tòa án nhân dân tối cao cũng có giải thích rằng, nếu có vận dụng Thông tư 60 thì vận

dụng rất hạn chế vì:

“- Một là, cán bộ, bộ đội ở miền bắc đã được học Luật Hôn nhân và gia

đình, đã biết duy trì chế độ nhiều vợ, nhiều chồng là vi phạm pháp luật;

- Hai là, hậu phương của họ ở miền Bắc, là nơi được bảo vệ, khi vào miền

Nam lại tiếp tục kết hôn hoặc sau giải phóng có kết hôn thì không công nhận hôn

nhân sau là hợp pháp. Chỉ những trường hợp rất hạn chế. Nói rất hạn chế lại mở ra

một điều rằng ngoài việc vận dụng Thông tư 60 thì ta còn phải vận dụng tinh thần

của Thông tư 60 trong một số trường hợp đặc biệt.”

Trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng không bị hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án

Trong khung cảnh Luật hiện đại, vẫn thừa nhận trường hợp ngoại lệ khi vi

phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, khi hôn nhân rơi vào tình trạng trầm

trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được mà kết

hôn với người khác, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với

lần kết hôn trước, thì lần kết hôn sau không bị hủy bằng bản án, quyết định của Tòa án. Vấn đề tình trạng hôn nhân trầm trọng đang được hiểu theo nhiều cách, nhiều

khía cạnh khác nhau, dẫn đến cách xác định cũng khác nhau. Điều đó đồng nghĩa

với việc áp dụng pháp luật bị nhập nhằng, không thể hiện đúng tinh thần của luật. Theo người viết:

Kết hôn là tự nguyện tiến bộ thì ly hôn cũng vậy, phải tôn trọng ý chí chủ

quan của đương sự dù có khi chỉ là một bên. Một khi đã quyết đưa nhau ra tòa thì đã không còn tình cảm với nhau, chỉ cần xác định được rằng vợ chồng không còn

thương yêu nhau, tôn trọng và tin tưởng nhau thì có thể giải quyết cho ly hôn.

Không nên cố ép họ đoàn tụ, cố ép họ tiếp tục sống chung với lý do yêu cầu của họ chưa chính đáng.

Tình trạng hôn nhân nghiêng về lĩnh vực tình cảm, không thể nào có sự định lượng rõ ràng. Giải quyết án ly hôn, các thẩm phán đâu thể nào theo đương sự suốt

24 giờ, biết được tất tần tật các ngóc ngách đời sống của họ để đưa ra phán quyết chính xác. Để đánh giá trầm trọng hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: hai

bên có còn chung sống với nhau không, tình cảm dành cho nhau như thế nào, vấn đề

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 96 SVTH: Lê Thị Thu Trang

sống của họ đã trầm trọng, nếu duy trì quan hệ vợ chồng có thể dẫn tới những hành

vi như bạo lực gia đình, thậm chí là ngoại tình. Một thẩm phán Tòa Dân sự Tòa án nhân dân TP.HCM cho biết: “Đã có không ít đương sự gặp chúng tôi sau những

phiên xử ly hôn để hỏi liệu chúng tôi có thể chịu trách nhiệm về việc không cho họ ly

hôn hay không nếu xảy ra hệ lụy xấu về sau ”42. Cho nên, không thể quá cứng nhắc

theo câu chữ của luật, mà phải thể hiện đúng với tinh thần luật mong muốn thực

hiện.

3.5.1.2. Giải pháp trong pháp luật hành chính

Thứ nhất, cần tăng mức độ nghiêm khắc của chế tài đối với người có hành vi vi phạm hôn nhân một vợ một chồng cũng như đặt ra chế tài đối vời hành vi ngoại

tình, theo người viết điều này là hết sức cần thiết để giáo dục những người vi phạm và răn đe các trường hợp chưa phát sinh vi phạm mới. Đối với hình phạt tiền như

hiện nay là rất thấp đối với những người giàu và cũng không cao đối với những người khác, mức từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng theo Nghị định 87/2001/NĐ- CP nên xem xét nâng mức phạt lên một cách hợp lý phù hợp với mức sống như hiện nay. Thêm vào đó, để đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật trong công tác ngăn ngừa

Một phần của tài liệu [123doc] - luan-van-luat-tu-phap-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-phap-luat (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)