VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở ỆT NAM
3.3.1. Nguyên nhân về mặt pháp lý
Được hình thành từ đạo luật hôn nhân gia đình năm 1959, và phát triển trong các đạo luật hôn nhân tiếp theo, tính tới thời điểm hiện tại, nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng đã đi vào cuộc sống được hơn 50 năm. Trên thực tế, có thể thấy
nguyên tắc này đã từ một nguyên tắc pháp luật, trở thành một nguyên tắc của cuộc
sống, được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện, do đó, tư tưởng đa thê còn rơi
rớt lại từ thời phong kiến đã dần bị xóa bỏ. Những hành vi của người đang có vợ
hoặc đang có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác đã bị cả
xã hội phê phán, lên án và bị xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, những quy định của
pháp luật còn khá mập mờ và chưa rõ. Luật ban hành không phải sẽ được áp dụng
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 81 SVTH: Lê Thị Thu Trang
tư… cứ tiếp tục như vậy cho đến cấp cơ sở, mà người dân thì không ai cũng hiểu
một cách đầy đủ về các quy định của pháp luật.
Chế tài của luật quy định chưa thật sự hiệu quả bởi mức xử phạt hành chính còn quá thấp đối với những người lắm tiền. Mức hình phạt của tội vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng tối đa là ba năm tuy không nhẹ nhưng cơ chế để thực
hiện thì là cả một chặn đường cam go.
Sự biến đổi của xã hội làm cho mối quan hệ xã hội cần được pháp luật điều
chỉnh cũng biến đổi theo khiến cho luật nước ta có nhiều khe hở. Chẳng hạn, việc
chung sống như vợ chồng của một người với nhiều người cùng một lúc thì chưa có văn bản nào điều chỉnh.
Từ đó cho thấy, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật điều chỉnh về việc
thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn nhiều vướng mắc mà hiện nay các
nhà làm luật chưa hoàn thiện để điều chỉnh toàn diện.