Khái niệm nghiện Internet

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 28 - 29)

Mặc dù vấn đề nghiện Internet đã được nghiên cứu từ những năm 1990, tuy nhiên, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “nghiện Internet” là Young tại Mỹ vào năm 1996, sau khi Young nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ một người bạn khi sử dụng Internet quá nhiều. Việc đưa ra khái niệm này đã gặp không ít những ý kiến phản đối cho rằng không ai có thể nghiện một cái máy cả. Bởi theo ASAM (American Society of Addiction Medicine), người nghiện là những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình vào năm 1996, Young đã dựa vào mô hình “nghiện cờ bạc” (Pathological Gambling) từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần IV (DSM IV) năm 1995 của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) để nghiên cứu và đưa ra khái niệm nghiện Internet. Theo đó, nghiện Internet có thể được xem tương tự như nhu cầu tự nhiên quá mức của việc chơi bài, là một “rối loạn kiểm soát xung động” (Impulse Control Disorder) không liên quan đến các loại chất kích thích gây nghiện.

Trong các nghiên cứu sau này, có nhiều định nghĩa khác về nghiện Internet được đưa ra. Tác giả Davis (2001) đã nhận định nghiện Internet là việc sử dụng Internet quá mức gây thiệt hại cho cuộc sống cá nhân, chức năng tâm lý, chức năng xã hội và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, hành vi học tập của người bị nghiện. Nalwa và Anand (2003) định nghĩa nghiện Internet là một loại nghiện tâm lý và đặc trưng là ngày càng phụ thuộc vào Internet, cảm thấy khó chịu khi không được sử dụng Internet và đặc biệt mong chờ được sử dụng Internet.

Cũng vào năm 2003, Ferris cho rằng nghiện Internet cũng có nghĩa là sử dụng Internet như một cách để đối phó với cảm giác bất lực, mặc cảm, lo lắng hoặc trầm cảm. Ngoài ra, thuật ngữ nghiện Internet trong các nghiên cứu gần đây được sử dụng để khái quát sự không kiểm soát và lạm dụng Internet (Kiralla, 2005).

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tiếp cận dựa vào định nghĩa của Davis (2001), theo đó “nghiện Internet là việc sử dụng Internet quá mức gây thiệt hại cho cuộc sống cá nhân, chức năng tâm lý, chức năng xã hội và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, hành vi học tập của người bị nghiện” để phục vụ nghiên cứu vì định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khác: Peter và cộng sự (2007), Li và cộng sự (2006), Akin và Iskender (2011), Caplan và High (2011),…

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)