Thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 60 - 62)

Từ quá trình nghiên cứu tổng quan, dựa theo mục tiêu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, bảng hỏi được nhóm xây dựng và phân tích theo trình tự sau:

1) Xác định lý thuyết, khái niệm và cách đo lường các biến trong mô hình dựa trên tổng quan các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây.

2) Xây dựng bảng hỏi bằng cách phiên dịch các thang đo ở các tài liệu nghiên cứu từ nước ngoài sang tiếng Việt và chuẩn hóa lại cho phù hợp. Bảng hỏi dịch sang tiếng Việt được thực hiện bởi hai giảng viên song ngữ thông thạo tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi người dịch độc lập sau đó thảo luận với nhau để đảm bảo rằng phiên bản tiếng Việt là phù hợp.

3) Lập bảng hỏi và thử nghiệm sơ bộ kết hợp phỏng vấn đối với một số sinh viên trong nhóm đối tượng được chọn khảo sát để điều chỉnh thang đo. Sau đó bảng hỏi được đánh giá bởi 10 sinh viên đã có kinh nghiệm sử dụng Internet đến từ các trường Đại học.

4) Điều chỉnh bảng hỏi và thang đo dựa trên ý kiến phỏng vấn lần 1.

5) Sau khi chỉnh sửa, công khai bảng hỏi và nhận phản hồi chính thức trên diện rộng tới sinh viên thông qua các nhóm và tổ chức trên mạng xã hội của các trường đại học như trong phần phạm vi nghiên cứu đã đề cập.

6) Xử lý, phân tích số liệu với phần mềm Microsoft Excel 2016 và tiến hành nhập liệu các kết quả điều tra trên phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0.

Như vậy sau khi đã xây dựng và lựa chọn các thang đo phù hợp, nhóm nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi khảo sát sinh viên gồm các nội dung chính sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu tên đề tài, mục tiêu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Lời mời tham gia khảo sát.

Phần 1: Các thông tin chung về người được khảo sát, các câu hỏi về đặc điểm cá nhân như giới tính, năm học, trường học, khối ngành, tình trạng đi làm thêm, nơi ở, kinh nghiệm và các vấn đề liên quan trong quá trình sử dụng Internet và mức độ gắn kết đối với các mối quan hệ để nhằm tìm hiểu khái quát thông tin của các sinh viên. Các thông tin này nhằm phân tích sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên có các đặc điểm cá nhân khác nhau sẽ có thể có các mức tác động khác nhau đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các câu hỏi được trình bày dưới dạng trắc nghiệm đơn giản.

Phần 2: Bao gồm những câu hỏi mang tới thông tin khảo sát biểu thị cho các thang đo của từng nhân tố đã được thiết kế trong mô hình nghiên cứu. Đối tượng được khảo sát sẽ thể hiện ý kiến của họ đối với những câu hỏi bằng cách đánh dấu câu trả lời vào những ô trống tương ứng thông qua thang đo Likert 5 điểm với mức độ như sau: Mức 1: “Rất không đồng ý”, mức 2: “Không đồng ý”, mức 3: “Bình thường”, mức 4: “Đồng ý” và mức 5: “Rất đồng ý”.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)