Đối với sinh viên

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 97 - 100)

Sinh viên là khách thể nghiên cứu của nghiện Internet, vì vậy việc giảm thiểu hành vi sử dụng Internet quá mức cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng Internet và phòng tránh những tác động xấu trên môi trường không gian mạng là vô cùng quan trọng để có thể có những thói quen, hành vi, tính cách lành mạnh giúp ích cho việc học hỏi và phát triển của sinh viên. Trong hội thảo khoa học: “Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã hội hiện đại” của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia – TP HCM cũng đã nhắc đến “cái thiếu chính là sự định hướng, thiếu kỹ năng sống và kiểm soát bản thân. Có nhu cầu mở rộng quan hệ xã hội nhưng thiếu kỹ năng ứng xử với cuộc sống, đó mới chính là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện Internet”. Những kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên càng gắn kết với các mối quan hệ thì có nhận thức về hỗ trợ xã hội cao hơn, từ đó làm giảm hành vi nghiện Internet. Do đó các khuyến nghị mà nhóm đưa đến đối với sinh viên như sau:

Thứ nhất, sinh viên cần nhận thức được một cách rõ ràng những lợi ích cũng

như tác hại của môi trường Internet. Khi sử dụng Internet nên xác định được rõ mục đích sử dụng để có thể tránh tình trạng bị sa vào những điều không được định hướng, từ đó đi chệch mục tiêu đề ra và gây lãng phí thời gian gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và học tập cũng như giảm đi hiệu quả của mục đích sử dụng ban đầu. Tác giả Phạm Thị Thuỳ Linh trong đề tài “ảnh hưởng của mạng Internet đối với giới trẻ: Cái nhìn từ phía khoa học thần kinh” có đề cập đến xu hướng làm nhiều việc cùng một lúc (multitasking) của thanh thiếu niên. Hành động này thực chất là sự phân chia hệ thống chú ý của bộ não, dẫn đến việc tốn nhiều thời gian và suy giảm chất lượng công việc. Những người có xu hướng này thường mất tập trung, dễ bị xao nhãng bởi các tác động môi trường và thiếu sự kiểm soát đối với bộ nhớ làm việc dẫn tới sự suy giảm tập trung, tăng thời gian để hoàn thành công việc, và nhiều lỗi hơn trong việc xử lý thông tin. Xác định mục đích rõ ràng và thời gian sử dụng Internet một cách hợp lý để lựa chọn phương thức cũng như trang web đúng đắn khi truy cập mạng sẽ giúp các bạn sinh viên giảm thiểu các triệu chứng nghiện Internet do sử dụng quá mức, tập trung vào việc cần làm, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng Internet. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách sinh viên nên tập thói quen xây dựng thời gian biểu cũng như quản lý một cách khoa học thời gian của bản thân. Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ

giúp các bạn cân bằng giữa công việc học tập và thư giãn giải trí, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng để làm việc và học tập. Khi được hỏi về vấn đề tại sao sinh viên lại sử dụng Internet nhiều vào ban đêm, SV số 3 cho rằng

“mình thường xuyên không có kế hoạch hoàn thành bài tập một cách cụ thể vào thời điểm nào trong ngày, khi mở máy định làm bài tập thì lại truy cập những trang mạng xã hội dẫn đến tình trạng đi lệch mục tiêu và phải thức đêm để có thể hoàn thành được bài”. Do vậy có thể thấy được nếu sinh viên lập ra thời gian biểu và kế hoạch cụ thể cũng như tuân theo nó thì sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu đã đề ra, tránh tình trạng vỡ kế hoạch hoặc những phát sinh không mong muốn có thể xảy đến. Điều đó cũng được nhận định là đem lại hiệu ứng tốt cho sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, bạn SV số

4 có nói rằng: “hôm nào mà mình có hứng thú đề ra mục tiêu phải hoàn thành công việc vào trước 10 giờ tối và đạt được mục tiêu đó, mình sẽ có một tinh thần thoải mái để có thể giải trí một chút, đi ngủ sớm hơn, dậy sớm hơn, sáng hôm sau có một đầu óc tỉnh táo đến lớp và dễ tiếp thu bài giảng của thầy cô, việc cảm thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ cũng không có sau những ngày như vậy”.

Thứ hai, sinh viên cần nâng cao ý thức và sự chủ động của bản thân khi sử

dụng Internet để đạt được hiệu quả trong học tập cũng như giải trí. Ngày nay việc sử dụng Internet để truy cập các trang mạng xã hội (MXH) là rất phổ biến, việc dùng MXH hay những công cụ giao lưu kết bạn khác làm nơi để xây dựng các mối quan hệ hay thể hiện những tính cách, quan điểm của bản thân đã như một thói quen của các bạn sinh viên ngày nay và đã có rất nhiều bạn ám ảnh quá mức hay sa đà quá lâu vào việc sử dụng MXH đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với bản thân và cả những người xung quanh. Cần phải thận trọng với những hành động và phát ngôn của bản thân khi trao đổi, đăng tải hay chia sẻ các nội dung lên MXH, không làm tổn thương tới người khác đồng thời tránh để người khác đánh giá không đúng về mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ, tìm kiếm thông tin hiệu quả để có thể tiết kiệm được thời gian khi đang sử dụng Internet. Điều đó cũng giúp hạn chế tình trạng tiếp thu những thông tin không đúng sự thật gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các bên vì sinh viên biết cách trang bị cho mình những kỹ năng nhận biết những điều đúng đắn và có ích. Việc sử dụng Internet để thu thập thêm kiến thức và xây dựng các mối quan hệ trên MXH sẽ

không xấu nếu như biết sử dụng một cách đúng đắn và có chừng mực, điều đó sẽ đem lại những sự trợ giúp tích cực làm phong phú cho bản thân cũng như đạt được nhiều lợi ích trong cuộc sống, công việc và học tập.

Thứ ba, mạnh dạn trao đổi và sẻ chia những khó khăn, thắc mắc gặp phải của

bản thân với gia đình, bạn bè và thầy cô để có thể nhận được những lời khuyên và sự trợ giúp đúng đắn từ những người có kinh nghiệm. Thay vì sa đà quá nhiều lần vào Internet để tìm kiếm niềm vui và cách thức giải quyết vấn đề mỗi khi gặp phải những điều buồn bã chán nản hay khó khăn thì hãy tâm sự và sẻ chia với gia đình, bạn bè – những người luôn thấu hiểu và yêu thương từng cá nhân sẽ có những lời khuyên hữu ích và hỗ trợ cho những khó khăn trong cuộc sống. Khi được hỏi có thường xuyên hỗ trợ nhiều mặt từ gia đình, bạn bè và thầy cô, SV số 6 đã nói “có những vấn đề về học tập cũng như chuyên môn khó có thể tìm kiếm được cụ thể trên Internet nhưng mình lại rất ngại cũng như ít khi trao đổi với giảng viên ở trường do đó mình vẫn sa đà tìm kiếm những điều đó trên Internet và thu được những kết quả không như mong đợi”, cùng lúc đó SV số 7 cho rằng “việc chủ động giao tiếp và nói chuyện với thầy cô ở trường đã giúp mình nhận được nhiều điều về kiến thức hơn là mất nhiều thời gian tìm kiếm trên Internet cũng như những trợ giúp trong xã hội về những công việc liên quan đến chuyên ngành ngay từ khi vẫn còn đang ngồi trên giảng đường Đại học”. Có thể thấy được rằng khi sinh viên quá mất nhiều thời gian trong việc sử dụng Internet mà không nhận ra rằng có những nguồn sẵn sàng hỗ trợ bên cạnh mình sẽ khiến các bạn dần mất đi các cơ hội thực tế, những tiếp xúc và giao tiếp chân thật nhất trong cuộc sống, làm giảm khả năng cũng như những cơ hội phát triển của bản thân.

Bên cạnh đó sinh viên cũng nên thường xuyên tham gia những chương trình,

hoạt động ngoại khóa, các tổ đội, đoàn, các hoạt động xã hội trong và ngoài trường, tìm kiếm những công việc làm thêm phù hợp song song với việc học để có thể cải thiện nhiều kỹ năng, giao lưu, học hỏi và làm quen với nhiều người cũng như được hoạt động, nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần thay vì ngồi một chỗ sử dụng Internet quá nhiều làm công cụ giải trí, nói chuyện gây nên những vấn đề về thần kinh, thị lực cũng như xương khớp và béo phì. SV số 9 cũng cho rằng “khi đi làm thêm hay tham gia hoạt động xã hội thì mình có được nhiều kinh nghiệm thực tế, mở rộng được mạng lưới quan hệ xã hội và tăng cường những kỹ năng trong cuộc sống.

Hơn nữa, việc đi làm thêm hay tham gia vào một nhóm giúp cho bản thân tăng cường kỷ luật, quản lý thời gian và giờ giấc, nhận được nhiều điều bổ ích hơn thay vì sử dụng Internet quá nhiều”. Do vậy, bản thân mỗi sinh viên nên chủ động ý thức việc trau dồi các mối quan hệ, rèn luyện những kỹ năng bằng cách bước chân ra ngoài, tham gia các hoạt động ngoại khóa, cùng vui chơi, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, người hướng dẫn nhằm giúp nâng cao các mối quan hệ gắn kết, tạo được mạng lưới quan hệ xã hội vững trãi, lành mạnh để có thể nhận được sự trợ giúp phù hợp, đúng thời điểm giúp nâng cao hiệu quả cuộc sống.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)