Nhân tố nghiện Internet đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mô hình nghiên cứu (Young và cộng sự từ năm 1996 đến năm 2004; Khoshakhlagh và Faramarzi, 2012; Marta Beranuy và cộng sự, 2009; Jalaleddin Hamissi và cộng sự, 2013; Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013; Phạm Thùy Linh, 2017). Từ các công trình trên, nhóm tác giả đã lựa chọn nghiện Internet là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, chịu tác động của nhân tố nhận thức về hỗ trợ xã hội thông qua nhân tố trí tuệ cảm xúc. Do phạm vi thời gian và phạm vi không gian đã nêu ở phần mở đầu, chúng tôi sử dụng thang đo s-IAT của Tran và cộng sự (2017). Ngoài ra, nhóm cũng dựa trên chia sẻ của những sinh viên có kinh nghiệm sử dụng Internet thông qua phỏng sâu lần 1 để hoàn thiện thang đo phù hợp với đối tượng sinh viên và bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.
Bảng 3.1: Thang đo nghiện Internet Thành phần Biến quan sát
Nội dung Nguồn
tham khảo
Quản lý thời gian
sử dụng Internet
IA1 Tôi sử dụng Internet nhiều hơn so với dự định.
Áp dụng có chỉnh sửa thang đo của Tran và cộng sự (2017) IA2 Tôi hay nghĩ “chỉ vài phút nữa thôi” khi
dùng Internet.
IA3 Tôi hay bỏ bê việc nhà để dành thêm thời gian dùng Internet.
IA4 Tôi thường xuyên cố gắng giảm thời gian dùng Internet nhưng không thành.
IA5 Kết quả học tập của tôi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi việc dùng Internet.
IA6 Tôi sẵn sàng đánh đổi giấc ngủ để sử dụng Internet.
Các vấn đề xã hội khi
sử dụng Ỉnternet
IA7 Tôi thường xuyên dành nhiều thời gian cho Internet hơn là đi chơi với người khác.
IA8 Tôi hay che giấu thời gian dành cho Internet. IA9 Tôi thường xuyên thấy khó chịu khi có người
phàn nàn trong lúc tôi đang dùng Internet. IA10
Tôi hay thấy chán nản và ủ rũ khi không thể sử dụng Internet; và hết chán nản, ủ rũ khi được sử dụng Internet.
IA11 Tôi thấy bồn chồn khi không có Internet và mong chờ được dùng Internet.
IA12 Tôi hay từ chối hoặc giữ bí mật khi ai đó hỏi về những việc tôi làm trên mạng.