Khái niệm trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 31 - 37)

Năm 1983, Howard Gardner đã đưa ra ý tưởng rằng các loại trí thông minh truyền thống như IQ không thể giải thích đầy đủ khả năng nhận thức của một người. Ông đưa ra ý tưởng về nhiều trí thông minh bao gồm cả trí thông minh giữa các cá nhân với nhau (khả năng hiểu ý định, động lực và mong muốn của người khác) và trí thông minh của mỗi cá nhân (khả năng hiểu bản thân, đánh giá cao cảm xúc, nỗi sợ hãi và động lực của một người). Trí tuệ cảm xúc bắt nguồn từ khái niệm “trí thông minh xã hội” lần đầu tiên được Thorndike xác định vào năm 1920. Thorndike định nghĩa trí thông minh xã hội là “khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của đàn ông, phụ nữ và trẻ em – khả năng hành động khôn ngoan trong các mối quan hệ của con người”. Theo sau đó, Gardner (1993) đã đưa trí thông minh xã hội trở thành một trong bảy lĩnh vực trong lý thuyết về đa trí tuệ của mình. Theo Gardner (1993), trí thông minh xã hội bao gồm trí thông minh giữa các cá nhân và trí thông minh nội tâm. Trí thông minh nội tâm liên quan đến trí thông minh của một người trong việc đối phó với bản thân và là khả năng “tượng trưng cho những cảm xúc phức tạp và khác biệt”. Ngược lại, trí thông minh giữa các cá nhân liên quan đến trí thông minh của một người trong việc đối phó với người khác và là khả năng tạo ra sự khác biệt giữa các cá nhân, đặc biệt là trong tâm trạng, tính cách, động lực và ý định của họ.

Những khái niệm đầu tiên về trí tuệ cảm xúc dường như xuất hiện trong một bài báo năm 1964 của Michael Beldoch chỉ ra độ nhạy cảm của cảm xúc. Theo đó, khả năng xác định các biểu hiện cảm xúc phi ngôn ngữ là một đặc tính tương đối ổn định của con người, nó có thể được đo lường và khái quát hóa qua các phương thức giao tiếp cụ thể. Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống nói chung cũng như trong công việc nói riêng đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Có nhiều quan điểm liên quan đến định nghĩa về trí tuệ cảm xúc dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Theo đó:

minh xã hội liên quan đến khả năng quản lý cảm xúc của chính mình và đánh giá cảm xúc của người khác, để nhận ra sự khác nhau giữa họ và sử dụng thông tin đó để dẫn dắt suy nghĩ và hành động của một người (Salovey và Mayer, 1990). Goleman (1996) giới thiệu trí tuệ cảm xúc như khả năng khuyến khích và đối mặt với sự chán nản trong kiểm soát căng thẳng về mặt tinh thần và củng cố hy vọng.

Tiếp cận theo năng lực cảm xúc, Goleman (1998) định nghĩa trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận ra cảm xúc của chính mình và người khác, làm thế nào để tự tạo động lực, làm sao để cảm xúc của bản thân được kiểm soát tốt trong mối quan hệ với người khác. BarOn (1997) lại định nghĩa trí tuệ cảm xúc như là một loạt các năng lực và kỹ năng phi nhận thức ảnh hưởng đến khả năng thành công trong việc đối phó với các yêu cầu và áp lực của môi trường.

Tiếp cận theo đặc điểm thì Petrides và Furnham (2001) cho rằng trí tuệ cảm xúc là sự pha trộn của các đặc điểm như là cảm thấy hạnh phúc, tính đa cảm, tự kiểm soát và hòa đồng. Trí tuệ cảm xúc đặc điểm chỉ đến tri giác của một cá nhân về các khả năng cảm xúc của họ. Định nghĩa này về trí tuệ cảm xúc bao gồm cách sắp đặt hành vi và khả năng tự cảm nhận và được đo bởi báo cáo bản thân (self report).

Như vậy, có rất nhiều tranh luận về định nghĩa của trí tuệ cảm xúc. Nhưng tiên phong rõ ràng về khái niệm này có thể kể đến Salovey và Mayer (1990), nhóm tác giả đã khái niệm hóa được trí tuệ cảm xúc theo các chiều về đánh giá, sử dụng, hiểu và quản lý cảm xúc. Bên cạnh đó, mô hình về trí tuệ cảm xúc này còn được sử dụng làm tiền đề để phát triển ở nhiều nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy, trong nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng lý thuyết về trí tuệ cảm xúc của Salovey và Mayer (1990), theo đó “trí tuệ cảm xúc là khả năng quản lí, hiểu, đánh giá cảm xúc của chính mình và mọi người, phân biệt những cảm xúc khác nhau và sử dụng thông tin này để dẫn dắt suy nghĩ và hành động”.

2.3.2. Các thành phần của trí tuệ cảm xúc

Có nhiều tranh luận và định nghĩa dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau về trí tuệ cảm xúc, các định nghĩa cũng thường được các nhà nghiên cứu thay đổi, biến hóa và phát triển để phù hợp với những hoàn cảnh nghiên cứu. Các mô hình về trí tuệ cảm xúc chính của các nhà nghiên cứu cũng được xác định là:

Mô hình về khả năng trí tuệ cảm xúc

Mô hình của Salovey và Mayer (1990)

Salovey và Mayer cho rằng trí tuệ cảm xúc như khả năng của một loại trí tuệ. Sau đó, định nghĩa về trí tuệ cảm xúc được sửa đổi thành: “khả năng nhận thức cảm xúc, tiếp cận và tạo ra cảm xúc để hỗ trợ suy nghĩ, hiểu cảm xúc và kiến thức cảm xúc và điều chỉnh phản xạ cảm xúc để thúc đẩy tăng trưởng cảm xúc và trí tuệ”

Quan điểm của mô hình này cho rằng khả năng trí tuệ cảm xúc là các nguồn thông tin hữu dụng thông qua môi trường và xã hội được sử dụng để giúp ai đó. Mô hình của Salovey và Mayer đề xuất về việc các cá nhân có thể thay đổi trong khả năng của họ để xử lý một xúc cảm tự nhiên và xử lý cảm xúc để nhận được những thông tin sâu rộng hơn. Mô hình của Mayer và Salovey đã khái niệm hóa trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn chiều khác nhau:

- Khả năng xác định và nhận biết cảm xúc, đánh giá và thể hiện đúng cảm xúc trong bản thân (Tự đánh giá cảm xúc – SEA).

- Khả năng sử dụng cảm xúc để tạo điều kiện cho suy nghĩ, tạo thuận lợi cho công việc và các hoạt động (Sử dụng cảm xúc – UOE).

- Khả năng hiểu cảm xúc, khả năng này được nhận ra với việc có thể đánh giá và hiểu cảm xúc ở người khác (Hiểu cảm xúc – OEA).

- Khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác hay còn gọi là điều tiết cảm xúc trong bản thân (Quản lý cảm xúc – ROE).

Mô hình về năng lực trí tuệ cảm xúc

Mô hình của Daniel Goleman (1998)

Mô hình hỗn hợp mô tả trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách. Theo Goleman (1998) thì việc sở hữu năng lực cảm xúc không phải là bẩm sinh bởi lẽ nó có thể được trau dồi và phát triển. Mỗi một người khi sinh ra đều sở hữu một trí tuệ cảm xúc đặc trưng cho việc phát triển cảm xúc. Theo đó năm thành phần của trí tuệ cảm xúc là:

- Tự nhận thức (self – awareness): Khả năng nhận biết và hiểu về tâm trạng và cảm xúc cùng cách vận hành nó cũng như những ảnh hưởng của nó đối với người khác.

- Tự điều chỉnh (self – regulation): Khả năng kiểm soát hoặc thay đổi các tác nhân gây ảnh hưởng tới tâm trạng, xu hướng phán đoán và suy nghĩ trước khi hành động.

- Tạo động lực (internal motivation): Niềm đam mê làm việc vì những lý do bên trong vượt xa tiền bạc và địa vị.

- Đồng cảm (empathy): Khả năng hiểu cảm xúc của người khác. Một kỹ năng trong việc đối xử với mọi người theo phản ứng cảm xúc của họ.

- Kỹ năng xã hội (social skills): Thành thạo trong việc quản lý các mối quan hệ và xây dựng mạng lưới xã hội, khả năng tìm thấy điểm chung và xây dựng các mối quan hệ.

Mô hình của Rauven Baron (2004)

Đây là lý thuyết về trí thông minh được xây dựng dựa trên đặc tính cá nhân và khả năng nhận thức. Bao gồm 5 chỉ số năng lực chính là:

- Nội tâm (intrapersonal): Năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự khẳng định, quyết đoán, độc lập và tự thực hiện.

- Kết nối con người (interpersonal): Đồng cảm, trách nhiệm xã hội và quan hệ. - Quản lý căng thẳng (stress management): Chịu đựng căng thẳng và kiểm soát

các xung đột xảy ra.

- Khả năng thích ứng (adaptability): Đánh giá đúng thực tiễn, linh hoạt và giải quyết vấn đề.

- Thang đo tâm trạng chung (general mood scale): lạc quan và hạnh phúc.  Mô hình trí tuệ cảm xúc về tính cách

Mô hình của Petrides và Furnham (2001)

Trí tuệ cảm xúc đã được Petrides và Furnham (2001) đưa ra với mười lăm đặc điểm chia làm 4 nhóm bao gồm: tính đa cảm, tự kiểm soát, hòa đồng và hạnh phúc:

- Tính đa cảm (emotionality): Nhận thức được cảm xúc hay là hiểu rõ được cảm xúc của chính bản thân mình cũng như những người xung quanh; sự đồng cảm, cảm nhận được nhu cầu và ý muốn của người khác; biểu đạt cảm xúc một cách chính xác và đạt được hiệu quả theo ý muốn; duy trì và phát triển các mối quan hệ xung quanh.

- Tự kiểm soát (self – control): Kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh trạng thái; điều tiết cảm xúc giúp giải quyết những căng thẳng; kiểm soát tính nóng vội, bốc đồng, không vững lập trường; điều chỉnh bản thân thích nghi với môi trường và điều kiện khác.

- Hòa đồng (sociality): Thái độ quyết đoán, ngay thẳng và sẵn sàng đòi lại quyền lợi cá nhân; có ảnh hưởng lên cảm xúc của người khác; nâng cao nhận thức xung quanh bằng khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân và cách thể hiện nó. - Hạnh phúc (well – being): Tính tự trọng thể hiện qua sự thành công và tự tin; tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống; sự hài lòng sẵn có với hoàn cảnh hiện tại; hành động có ý thức, mong muốn từ bên trong.

Qua các mô hình trên, có thể nhận thấy các nghiên cứu được đưa ra đã khái niệm hóa trí tuệ cảm xúc dựa vào những yếu tố biểu đạt khác nhau trong một tổng thể. Mỗi một mô hình đều cho thấy từng nhóm cảm xúc và khả năng là riêng biệt nhưng có mối liên hệ bổ trợ cho nhau và thể hiện được tính đặc trưng của trí tuệ cảm xúc. Ở đề tài này, dựa trên cách tiếp cận về lý thuyết cũng như mô hình, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình về trí tuệ cảm xúc Salovey và Mayer (1990) để làm cơ sở xác định. Bởi lẽ đây là mô hình được sử dụng phổ biến làm tiền đề xây dựng thang đo và làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu (Schutte và cộng sự, 1998; Mayer và cộng sự, 1999; Wong và Law, 2002; Fernández-Berrocal và cộng sự, 2004;…)

2.3.3. Đo lường trí tuệ cảm xúc

Như đã đề cập, trí tuệ cảm xúc được tiên phong bởi Salovey và Mayer vào năm 1990. Tuy nhiên, mãi đến năm 1997, thang đo của BarOn (BarOn EQ-i) được công bố lần đầu mới là thước đo trí tuệ cảm xúc đầu tiên được phê duyệt trong một cuốn sách chứa các bài kiểm tra tâm lý bằng tiếng Anh (Buros Mental Measurements Yearbook). BarOn EQ-i có thể được sử dụng trong giáo dục, pháp y, y tế, quản lý nhân sự, và các công trình nghiên cứu. Trong tâm lý học, nó có thể đánh giá mức độ trí tuệ cảm xúc, là tiềm lực cho sức khỏe cảm xúc và tâm lý lành mạnh. BarOn EQ-i là một thước đo có giá trị đối với việc đánh giá sự trầm cảm, triệu chứng soma, kinh nghiệm tình cảm… (Dawda và Hart, 2000).

Mayer, Caruso và Salovey (1999) đã tạo ra một thước đo trí tuệ cảm xúc đa yếu tố (MEIS) gồm 402 mục với 4 nhánh chính. Tuy nhiên thước đo này mới chỉ làm sáng tỏ một vài thiếu sót ban đầu. Đến năm 2002, mô hình trí tuệ cảm xúc MSCEIT đã được đề xuất với 4 nhánh kĩ năng cảm xúc: Khả năng nhận xác định và nhận biết cảm xúc (Tự đánh giá cảm xúc – SEA), khả năng sử dụng cảm xúc để tạo điều kiện cho suy nghĩ (Sử dụng cảm xúc – UOE), khả năng hiểu cảm xúc (Hiểu cảm xúc – OEA), khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác (Quản lý cảm xúc – ROE).

Thang đo Schutte Self- Report Inventory (SSRI) của Schutte và cộng sự (1998) dựa trên mô hình trí tuệ cảm xúc của Salovey và Mayer’s 1990, bao gồm 33 mục tự đánh giá tập trung vào trí tuệ cảm xúc điển hình. Thang đo của Schutte được áp dụng nhiều, rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu (Zeidner, 2005; Villanueva và Sánchez, 2007; Hamissi và cộng sự, 2013;…).

Thang đo Triat EmotionaL Intelligence Questionaire (TEIQue) được phát triển bởi Petrides (2001); Petrides và Furnham (2003) chia trí tuệ cảm xúc làm 4 nhóm yếu tố đo lường chính bao gồm: tính đa cảm (Emotionality); tự chủ (Self- Control); hòa đồng (Sociability); hạnh phúc (Well-being). Đây là mô hình về trí tuệ cảm xúc được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu mức độ căng thẳng, áp lực tại nơi làm việc.

Wong và Law (2002) đã xây dựng thang đo dựa trên nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của Mayer và Salovey với 4 yếu tố chính: tự đánh giá cảm xúc (Self-emotion appraisal SEA), hiểu cảm xúc (Others’s emotion appraisal OEA), sử dụng cảm xúc (Use of emotion UOE), và quản lý cảm xúc (Regulation of emotion ROE), dựa trên 16 câu hỏi theo thang đo Likert. Thang đo của Wong và Law cũng được sử dụng rộng rãi ở phạm vi châu Á trên nhiều đối tượng như người lao động, người tiêu dùng, học sinh, sinh viên,…

Bên cạnh những thang đo được liệt kê ở trên thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá trí tuệ cảm xúc dựa trên những định nghĩa, mô hình khác nhau về trí tuệ cảm xúc. Một vài các thang đo trí tuệ cảm xúc khác được biết đến như thang đo của Carson và cộng sự (2000) với 30 câu hỏi, độ tin cậy hơn 72%; thang đo Genos (Genos EI) gồm 70 câu hỏi đánh giá mức độ, được đưa ra bởi Palmer và cộng sự

(2002) hay thang đo Trait Meta-Mood Scale (TMMS-24) của Fernández-Berrocal và cộng sự (2004) với 24 câu hỏi tự đánh giá trí tuệ cảm xúc của bản thân,…

Dựa vào những phân tích trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy sử dụng thang đo của Wong và Law (gồm 4 yếu tố chính là tự đánh giá cảm xúc – SEA, hiểu cảm xúc – OEA), sử dụng cảm xúc – UOE và quản lý cảm xúc – ROE) để đánh giá trí tuệ cảm xúc là phù hợp vì đây là một thang đo tương đối mới, sử dụng ở bối cảnh gần gũi với Việt Nam và đối tượng nghiên cứu có sự trùng hợp.

Thang đo bao gồm các mục:

 Đánh giá và thể hiện cảm xúc trong bản thân (tự đánh giá cảm xúc – SEA):

điều này liên quan đến khả năng cá nhân nhận biết cảm xúc sâu sắc của họ và có thể thể hiện những cảm xúc này một cách tự nhiên. Những người có khả năng tuyệt vời trong nhánh này sẽ cảm nhận và thừa nhận cảm xúc của họ tốt trước hầu hết mọi người.

 Đánh giá và hiểu cảm xúc ở người khác (hiểu cảm xúc – OEA): điều này liên quan đến khả năng nhận thức và hiểu cảm xúc của những người xung quanh. Những người có khả năng này cao sẽ nhạy cảm hơn với cảm xúc của người khác cũng như cảm nhận được suy nghĩ của họ.

 Sử dụng cảm xúc để tạo thuận lợi cho hoạt động (sử dụng cảm xúc – UOE): điều này liên quan đến khả năng của các cá nhân sử dụng cảm xúc của họ bằng cách hướng họ đến các hoạt động mang tính xây dựng và hiệu suất cá nhân.  Điều tiết cảm xúc trong bản thân (quản lý cảm xúc – ROE): điều này liên quan

đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của mọi người, nó cho phép một người phục hồi nhanh hơn từ các sự cố về đau khổ tâm lý.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)