Tác hại của nghiện Internet

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 29 - 30)

Do quá tập trung vào Internet, các mối quan hệ gia đình hay các mối quan hệ thân thiết khác có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu của Swickert và cộng sự (2002) chỉ ra việc sử dụng Internet quá nhiều dẫn tới giảm các mối quan hệ xã hội, cụ thể là các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, thầy cô, và sự hỗ trợ từ các mối quan hệ này. Người nghiện Internet dành ít thời gian hơn cho cuộc sống thực, họ dần dần thờ ơ với những công việc và người thân trong gia đình.

Nghiên cứu của Swing (2010) và Gentile (2012) cũng khẳng định rằng học sinh, sinh viên càng dành nhiều thời gian cho các trò chơi Internet họ càng đối mặt với nguy cơ sụt giảm sự tập trung trên lớp học. Mặc dù Internet giúp ích rất nhiều cho nhu cầu học tập và làm việc, nhưng thời gian lướt những trang web với mục đích không dành cho việc học và làm việc đang khiến cho thói quen học tập của học sinh, sinh viên bị thay đổi, thành tích học tập đi xuống, và hiệu suất làm việc của người đi làm giảm đáng kể.

Nghiêm trọng hơn, nghiên cứu của Yen và cộng sự (2007) chứng minh rằng nạn nhân nghiện Internet có các triệu chứng như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, ám ảnh sợ xã hội và thù địch. Tương tự, các nghiên cứu của Morrison và Gore (2010), Christakis và cộng sự (2011) cũng chứng minh rằng nạn nhân nghiện Internet dễ bị trầm cảm hơn người bình thường, có một mối tương quan đáng kể giữa mức độ trầm cảm và rối loạn nghiện Internet. Có thể nói, nghiện Internet tác động rất lớn đến sức khỏe tâm lý.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)