Nhóm nghiên cứu chọn trí tuệ cảm xúc là biến trung gian, vừa trực tiếp ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, vừa chịu tác động của các biến độc lập. Trí tuệ cảm xúc giữ hai vai trò trong mô hình. Để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hiện tại, nhóm đã lựa chọn thang đo của Wong và Law (2002) có chỉnh sửa để hoàn thiện và phù hợp hơn với bối cảnh ở Việt Nam. Đây là thang đo đã xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của Mayer và Salovey gồm 16 mục với 4 yếu tố chính: tự đánh giá cảm xúc (Self-emotion appraisal SEA), hiểu cảm xúc (Others’s emotion appraisal OEA), sử dụng cảm xúc (Use of emotion UOE), và quản lý cảm xúc (Regulation of emotion ROE). Thang đo của Wong và Law cũng được sử dụng rộng rãi ở phạm vi các quốc gia châu Á trên nhiều đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng dựa trên chia sẻ của các sinh viên được chọn sử dụng bảng hỏi online thông qua phỏng sâu lần 1 để hoàn thiện thang đo phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Việc điều chỉnh thang đo bằng cách rút gọn thang đo gốc xuống còn 12 mục với 4 yếu tố chính xuất phát từ những ý kiến của nhóm sinh viên được chọn phỏng vấn. Theo đó, các bạn sinh viên cho rằng có những nhóm câu hỏi gây khó khăn cho việc trả lời một cách chính xác do có sự tương đồng về mặt ngôn ngữ và nội dung. Theo đó, những câu hỏi được đề xuất gộp lại thành một hoặc bỏ đi là “Tôi thực sự hiểu rõ cảm giác của mình” được đề xuất giống với câu “Tôi hiểu rõ những cảm xúc của bản thân”. Câu hỏi “Tôi là một người nhạy bén trong việc nắm bắt cảm xúc cũng như tâm trạng của người khác” cũng được nhận định là tương đồng với câu “Tôi khá giỏi trong việc quan sát cảm xúc của người khác”. Câu về “Tôi là người luôn tự khích lệ bản thân phải nỗ lực hết sức mình trong mọi việc” được cho là mang cùng sắc thái biểu đạt với câu “Tôi luôn tự thấy mình là một người nỗ lực”. Và cuối cùng, câu “Tôi kiểm soát cảm xúc của bản thân rất tốt” được nhận xét cũng mang nghĩa giống với câu “Tôi có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình”. Việc lược bớt những câu hỏi được cho tương đồng nhau được đánh giá là giúp thuận tiện hơn cho việc trả lời bảng hỏi một cách tự nhiên, không nhầm lẫn và vẫn mang đầy đủ thông tin.
Do vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng thang đo lường có chỉnh sửa bao gồm 12 câu hỏi được lựa chọn phù hợp với bối cảnh chia thành 4 nhóm chính là “tự đánh giá cảm xúc”, “hiểu cảm xúc”, “sử dụng cảm xúc” và “quản lý cảm xúc”.
Bảng 3.2: Thang đo trí tuệ cảm xúc Thành
phần
Biến
quan sát Nội dung Nguồn
tham khảo
Tự đánh giá cảm xúc (SEA)
EI1 Tôi hiểu rõ những cảm xúc của bản thân.
Áp dụng có chỉnh sửa thang đo của
Wong và Law (2002) EI2 Tôi hiểu rõ tại sao tôi có những cảm xúc đó.
EI3 Tôi luôn biết được rằng mình có đang hạnh phúc hay không.
Hiểu cảm xúc (OEA)
EI4 Tôi luôn nắm bắt được tâm trạng của bạn bè mình thông qua cách ứng xử của họ.
EI5 Tôi khá giỏi trong việc quan sát cảm xúc của người khác.
EI6 Tôi hiểu rõ cảm xúc của những người xung quanh.
Sử dụng cảm xúc (UOE)
EI7 Tôi là người luôn tự đặt ra mục tiêu cho bản thân mình rồi cố gắng thực hiện chúng. EI8 Tôi luôn tự thấy mình là người có năng lực. EI9 Tôi luôn tự thấy mình là một người nỗ lực.
Quản lý cảm xúc (ROE)
EI10
Tôi luôn kiểm soát được tâm trạng của mình và xử lý những vướng mắc một cách lý trí.
EI11 Tôi có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình.
EI12 Tôi có thể nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh khi chẳng may tức giận.