Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 62 - 67)

Quy mô mẫu: Dựa vào quy mô và khối ngành đã được đề cập cụ thể ở phần phạm vi nghiên cứu, nhóm tập trung hướng đến đại đa số những đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại 6 trường đại học: Kinh tế Quốc dân, Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Giao thông Vận tải và Học viện tài chính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Các đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên khối ngành kinh tế và kỹ thuật bởi lẽ đây là hai khối ngành quan trọng, được đào tạo bởi nhiều trường đại học và chiếm số lượng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kích thước mẫu: Dựa theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để xác

định kích thước mẫu. Hair và cộng sự (1998) cho rằng để đạt được hiệu quả thì kích thước mẫu nên đạt mức tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong bài, nhóm nghiên cứu đưa ra 33 câu hỏi tương ứng với 33 biến quan sát. Do đó, tổng số mẫu tối thiểu cần cho bài nghiên cứu là 33*5=165 mẫu quan sát. Bên cạnh đó, theo Gorsuch (1983) thì phân tích nhân tố cần ít nhất là 200 mẫu quan sát. Như vậy, để nâng cao yếu tố tin cậy cũng như sự chính xác và khách quan, mẫu nghiên cứu của nhóm là 787 đã đảm bảo về độ phù hợp, tính đa dạng và phong phú đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát: Đối tượng nhóm chọn để tham gia khảo sát là sinh viên

đang theo học tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, đây là nhóm đối tượng có kinh nghiệm sử dụng Internet và thiết bị có thể kết nối Internet, có khả năng thường xuyên phải sử dụng Internet cho các nhu cầu hàng ngày cũng như trong học tập. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng là nơi quy tụ của nhiều trường đại học với đa dạng sinh viên đến từ nhiều nơi, đảm bảo cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Cách thức khảo sát và chọn mẫu: Do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid 19 trong thời gian nghiên cứu, nhóm đã đưa đến quyết định việc phát bảng hỏi bằng hình thức online hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng bảng câu hỏi được tiếp cận đến các đối tượng dưới dạng khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi online trên Google Form để đảm bảo rằng tất cả những sinh viên được khảo sát có cơ hội truy cập Internet. Lời mời điền bảng hỏi thông qua các trang mạng xã hội, các hội nhóm, fanpage của các trường Đại học nằm trong danh mục các trường được khảo sát. Bảng

hỏi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều đối tượng khảo sát bởi lẽ đây được xem là chủ đề thu hút nhiều đối tượng sinh viên của các trường. Sau quá trình tiến hành khảo sát trong vòng 17 ngày từ 20/3/2020 đến 05/4/2020, nhóm thực hiện lọc dữ liệu bằng cách loại bỏ các phiếu không hợp lệ, những phiếu điền thiếu thông tin hoặc mang những thông tin không đáng tin cậy. Tổng số phản hồi về là 906, sau quy trình lọc các phiếu không phù hợp thì số lượng phản hồi đáng tin cậy và thể hiện rõ quan điểm của người được khảo sát là 787 được sử dụng để phân tích (đạt 86,86%). Sở dĩ tỷ lệ số phiếu không hợp lệ đạt ở mức trên 10% bởi phương thức khảo sát hoàn toàn là trực tuyến dẫn đến những vấn đề khách quan phát sinh trong quá trình làm khiến những người tham gia chưa thể hoàn thiện được bảng câu hỏi. Cơ cấu mẫu khảo sát được nhận định là phù hợp, đa dạng và đáng tin cậy. Dưới đây là trình bày chi tiết về cơ cấu mẫu khảo sát.

Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo các trường đại học

Trường

Mẫu nghiên cứu: 787 Số lượng

(sinh viên) Tỷ lệ (%)

Đại học Kinh tế Quốc dân 198 25,1

Học viện Tài chính 220 28

Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội 60 7,6

Đại học Bách khoa Hà Nội 96 12,2

Đại học Giao thông Vận tải 77 9,8

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 100 12,7

Khác 36 4,6

Nhóm đối tượng tham gia khảo sát phần lớn bao gồm hai nhóm ngành chính là kinh tế và kỹ thuật đến từ các trường Đại học. Theo đó, sinh viên đến từ Học viện tài chính và trường Đại học Kinh tế Quốc dân – hai trường đặc thù về ngành kinh tế và có quy mô cũng như chất lượng giảng dạy cao trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 28% và 25,1%. Các trường Đại học chuyên về khối ngành kỹ thuật bao gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chiếm tổng tỷ lệ 34,7%. Ngoài ra, trong điều kiện nghiên cứu sử dụng hoàn toàn bảng hỏi online đã thu về được 36 kết quả đến từ các trường Đại học khác (chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,6%). Những kết quả thu được này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và được sử dụng để có thể xem xét sự khác biệt giữa các biến đối với sinh viên khối ngành, đặc biệt là hai ngành nghề quan trọng trong xã hội đó là kinh tế và kỹ thuật.

Ngoài ra, giới tính, năm học hay tình trạng việc làm thêm, cũng như nơi ở hiện tại và kinh nghiệm sử dụng Internet trong quá khứ đối với các nhóm sinh viên của các đối tượng khảo sát cũng được xem xét đến để tìm ra liệu rằng có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng về tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện Internet. Cụ thể, cơ cấu mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân như sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo đặc điểm cá nhân

STT Đặc điểm

Mẫu nghiên cứu: 787 Số lượng

(sinh viên) Tỷ lệ (%)

1 Giới tính Nam 324 41,2

Nữ 463 58,8

2 Sinh viên năm

1 241 30,6 2 187 23,8 3 297 37,7 4 56 7,1 5 6 0,8 3 Khối ngành Kinh tế 465 59,1 Kỹ thuật 287 36,5 Khác 35 4,4 4 Tình trạng làm thêm Có 614 78 Không 173 22

5 Nơi sống hiện tại

Với bố mẹ 158 20,1 Với họ hàng 43 5,4 Ở trọ 484 61,5 KTX 102 13 6 Kinh nghiệm sử dụng Internet Dưới 3 năm 22 2,8 3 năm đến < 5 năm 188 23,9 5 năm đến < 7 năm 259 32,9 7 năm đến < 10 năm 213 27,1 Ít nhất 10 năm 105 13,3

Về giới tính: Trong tổng số số 787 quan sát, nam chiếm 41,2% (324 sinh viên),

nữ chiếm 58,8% tương ứng với 463 sinh viên. Có thể thấy, tỷ lệ nam nữ không có độ chênh lệch cao. Điều này phù hợp với phương thức và mẫu khảo sát được chọn vì bởi lẽ mẫu nghiên cứu chủ yếu bao gồm các trường đại học thuộc khối kinh tế và kỹ thuật, hai khối ngành có tỷ lệ nam, nữ trái ngược nhau. Bên cạnh đó, trong việc khảo sát trực tuyến thì số lượng các sinh viên là nữ tham gia sẽ nhiều hơn bởi nữ giới có xu hướng để ý và tập trung vào việc hoàn thiện câu hỏi tốt hơn.

Về cơ cấu theo năm học: Mẫu tập trung nhiều hơn ở các sinh viên năm 1, năm

2 và năm 3. Trong đó sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,7% (297 sinh viên), tiếp theo là nhóm sinh viên năm 1 chiếm 30,6% (241 sinh viên), sinh viên năm 2 chiếm 23,8% (187 sinh viên), sinh viên năm 4 chiếm 7,1% (56 sinh viên) và cuối cùng là sinh viên năm 5 chiếm 0,8% tương ứng với 6 sinh viên.

Về tình trạng làm thêm: Trong số 787 sinh viên được hỏi thì có tới 78% số sinh

viên tham gia khảo sát có đi làm thêm trong quá trình học đại học với 614 người. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi sinh viên ngày nay rất năng động, sáng tạo và chủ động trong việc tìm tòi và tham gia các trải nghiệm để có thể tích lũy các kinh nghiệm, kiến thức và chủ động hơn trong cuộc sống hiện tại và sau này.

Về nơi sống hiện tại: Khảo sát tình trạng sống hiện tại của sinh viên, nhận thấy

trong tổng số 787 mẫu quan sát thì số sinh viên ở trọ chiếm nhiều hơn cả với 484 sinh viên (tương ứng 61,5%), tiếp đến là sinh viên sống cùng với gia đình là bố mẹ với 158 người (tương đương 20,1%), theo sau là sinh viên sống ở KTX với 102 người (chiếm tỷ lệ 13%) và cuối cùng là sinh viên ở cùng họ hàng với 43 người (chiếm 5,4%). Sở dĩ có điều này bởi lẽ Hà Nội quy tụ nhiều trường đại học với đa dạng sinh viên đến từ các địa phương khác nhau nên việc sinh viên ở trọ và KTX chiếm đa số. Bên cạnh đó, việc ở trọ cũng giúp cho sinh viên được tự chủ trong sinh hoạt và giờ giấc trong cuộc sống là điều mà các bạn sinh viên ở xa chủ yếu chọn ở trọ trong quá trình học đại học.

Về kinh nghiệm sử dụng Internet: Kinh nghiệm sử dụng Internet cho thấy khả

năng được tiếp cận tới Internet đối với sinh viên từ sớm hay muộn. Với mẫu nghiên cứu gồm 787 quan sát, sinh viên đã sử dụng Internet từ 5 đến dưới 10 năm chiếm phần lớn với tổng 60%. Trong đó sinh viên sử dụng Internet từ 5 năm đến dưới 7 năm chiếm

lớn nhất với 32,9% (tương ứng với 259 người), số sinh viên đã sử dụng từ 7 năm đến dưới 10 năm chiếm 27,1% (với 213 người), tiếp đến là nhóm sinh viên đã sử dụng Internet được từ 3 năm đến dưới 5 năm với 23,9% (188 người), theo sau đó là nhóm có kinh nghiệm sử dụng lớn hơn hoặc bằng 10 năm đạt 13,3% (tương ứng 105 người) và cuối cùng ít nhất với chỉ 22 người chiếm tỷ trọng 2,8% là nhóm có kinh nghiệm sử dụng dưới 3 năm. Qua đó chúng ta có thể thấy được trong thời gian gần đây số lượng thanh thiếu niên đã được tiếp cận đến nguồn Internet từ rất sớm, các bạn hầu như đã được biết đến và sử dụng Internet từ thời cấp 3. Việc sinh viên đã sử dụng Internet từ 5 năm đến dưới 10 năm đạt mức cao cho thấy kinh nghiệm sử dụng Internet của sinh viên hiện nay rất phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI đến NGHIỆN INTERNET ở SINH VIÊN VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)