Các nhân tố liên quan đến quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 30 - 32)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2. Các nhân tố liên quan đến quản lý thuế

1.3.2.1. Tính đơn giản của việc kê khai thuế

Hệ thống thuế ở nhiều quốc gia ngày càng đƣợc hoàn thiện, càng trở nên phức tạp. Tính phức tạp của hệ thống thuế là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến không tuân thủ (Jackson và Milliron, 1986). Tính phức tạp của hệ thống thuế thể hiện ở 2 khía cạnh: quá nhiều chi tiết trong luật thuế hoặc yêu cầu tính toán quá nhiều. Ngƣời nộp thuế phảitự hiểu những quy định phức tạp này để xác định chính xác thuế phải nộp. Clotfelter (1983) cho rằng tính phức tạp của hệ thống thuế có liên quan đến không khai báo thuế. Richarson (2006) phát hiện mối quan hệ giữa tính phức tạp của hệ thống thuế với việc khôngtuân thủ thuế hoặc trốn thuế.

OECD (2001) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nƣớc chƣa rõ ràng, chính là nguyên nhân khiến cho các DN dựa vào để trốn hoặc tránh thuế. Điều này càng đúng ở những nƣớc đang phát triển do công tác điều hành, quản lý thuế vẫn còn kém hiệu quả và chế độ thuế phức tạp. Ở các nƣớc phát triển, khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, yêu cầu đối với tờ khai thuế là phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu bởi vì ngƣời nộp thuế thuộc nhiều thành phần, trình độ giáo dục và mức độ am hiểu về thuế là khác nhau.

Theo Silvani và Baer (1997), tờ khai thuế đơn giản sẽ tạo điều kiện để ngƣời nộp thuế có thể tự mình hoàn thành tờ khai thay vì phải sử dụng các dịch vụ từđại lý thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí. Tƣơng tự, Slemrod (1989) cho rằng tờ khai thuế cùng với các quy định về thuế đơn giản sẽ giúp tăng tính tuân thủ, ngƣời nộp thuế không phải mất nhiều thời gian chứng thực tính chính xác của thu nhập chịu thuế. Việc đơn giản hóa các thủ tục thực hiện kê khai thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý về thuế, cắt giảm chi phí quản lý, tăng hiệu quả quản lý thuế (Bird, 1998).

1.3.2.2. Công tác kiểm tra thuế

Theo Torgler và Schneider (2005), ngƣời nộp thuế nỗ lực tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế bằng cách khai báo thấp thu nhập chịu thuế và hƣởng phần tiết kiệm thuế tƣơng ứng nếu cơ quan quản lý thuế không phát hiện ra những hành vi của họ. Ngoài ra, họ sẽ sẵn sàng thanh toán nhiều hơn, kể cả khoản tiền phạt nếu bị phát hiện.

Nhiệm vụ kiểm tra thuế là nhiệm vụ quan trọng, cơ quan thuế phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. Witte và Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ giữa kiểm tra thuế với tỷ lệ tuân thủ thuế. Việc kiểm tra thuế có ảnh hƣởng đến hành vi trốn thuế, nghĩa là, nếu ngƣời nộp thuế đã đƣợc kiểm tra thuế bởi các cơ quan thuế sẽ tuân thủ thuế tốt hơn, việc kiểm tra thuế rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm làm gia tăng tính tuân thủ (Dubin, 2004).

(Butler, 1993). Các cuộc kiểm tra thuế sẽ khuyến khích ngƣời nộp thuế thận trọng trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo đầy đủ thu nhập, khai báo đúng những khoản giảm trừ để xác định thu nhập chịu thuế. Ngƣợc lại, ngƣời nộp thuế chƣa từng đƣợc kiểm tra thuế có thể tiếp tục lặp lại hành vi khai báo thấp thu nhập hoặc kê khai sai các khoản giảm trừ.

Andreoni và cộng sự (1998) cho rằng kinh nghiệm có đƣợc từ những lần bị kiểm tra thuếvà việc vẫn bị cơ quan thuế quản lý, giám sát có tác dụng làm gia tăng mức độ tuân thủnghiêm túc việc nộpthuế. Theo Eisenhauer (2008), kiểm tra thuế là cách thức quan trọng trong việc giảmthiểu hành vi ngƣời nộp thuế không tuân thủ thuế. Các cuộckiểm tra không chỉ có ảnh hƣởnglớn bao gồm cả ngƣời nộp thuế bị kiểm tra mà còn tác động đến cả những ngƣời nộpthuế chƣa bị kiểm tra.

Nhƣ vậy, kiểm tra thuế giữ có ý nghĩaquan trọngtrong việc đảm bảo tính tuân thủ thuế. Ngƣời nộp thuế sẽ khai báo thuế chính xác nếu họ nghĩrằng họ sẽ là một trong những ngƣời bị kiểm tra thuế trong tƣơng lai (Richardson, 2006).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)