Các nhân tố liên quan đến ngƣời nộp thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 32 - 34)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Các nhân tố liên quan đến ngƣời nộp thuế

1.3.3.1. Kiến thức về thuế của người nộp thuế

Ảnh hƣởng của kiến thức thuế đến hành vi tuân thủ thuế qua kê khai đã đƣợc chứng minh trong thực tiễn (Mohamad Ali và cộng sự, 2007). Kiến thức và sự am hiểu về thuế của ngƣời nộp thuế chính là nền tảng và năng lực để tuân thủ thuế.

Kiến thức về thuế có quan hệ mật thiết đến khả năng hiểu các quy định về thuế, từ đó tuân thủ thuế tốt hơn (Singh, 2003). Eriksen và Fallan (1996) cho rằng kiến thức tài chính, sự hiểu biết tốt về thuế có ảnh hƣởng đến thái độ và cải thiện hành vi tuân thủthuế.

Hệ thống tự kê khai và tự nộp thuế yêu cầu ngƣời nộp thuế phải có đủ kiến thức và năng lực để am hiểu về thuế (Jackson và Milliron, 1986). Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thuế cùng với những hiểu biết về các quy định thuế sẽ giúp ngƣời nộp thuế nhận thứcnhữnghậu quả gây ra từviệc trốn thuế.

Đối với ngƣời nộp thuế, công bằng là mối quan tâm hàng đầu. Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng, ngƣời nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Sự không công bằng của hệ thống thuế khiến cho ngƣời nộp thuế nghĩ rằng họ đang trả quá nhiều các loại thuế không liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp.

Ngƣời nộp thuế muốn có sự công bằng giữa những ngƣời nộp thuế trong cùng một nhóm hoặc giữa các nhóm với nhau. Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụ thuế của họ cao hơn những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra. Sự tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi ngƣời nộp thuếcho rằng hệ thống thuế không công bằng. Khi đó trốn thuế sẽ xảy ra trên quy mô lớn (Barjoyai, 1987).

Ngƣời nộp thuế mong muốn đƣợc cung cấp đầy đủ các quy định về thuế từ cơ quan thuế để họ có thể hoàn thành chính xác việc kê khai thuế. Vì vậy, việc tăng cƣờng cung cấp thông tin về thuế giúp tăng nhận thức của ngƣời nộp thuế về tính công bằng, từ đó tuân thủ thuế tốt hơn (Wartick, 1994).

Xét ở khía cạnh xử phạt về thuế, việc kiểm tra thuế không hợp lý cùng với hình phạt không công bằng sẽ gây ra căng thẳng và ngƣời nộp thuế không hài lòng (Spicer và Lundsted, 1976). Khi ngƣời nộp thuế nhận thức không tốt về sự công bằng trong xử phạt thuế có thể dẫn đến không tuân thủ và làm gia tăng trốn thuế.

1.3.3.3. Nhận thức về hình phạt và phạm tội

Allingham và Sandmo (1972) cho rằng hình phạt và nhận thức về việc phạm tội có ảnh hƣởng mạnh đến tuân thủ thuế. Tuân thủ thuế sẽ tăng khi các hình phạt dùng để xử lý hành vi không tuân thủ tăng. Ý nghĩ sợ hình phạt sẽ ngăn chặn hành vi khai sai thuế. Xử lý hành vi trốn thuế là giải pháp quan trọng để tăng cƣờng tuân thủ thuế. Ngƣời nộp thuế sẽ tuân thủ thuế tốt hơn nếu hành vi không tuân thủ tất yếu sẽ bị trừng phạt.

Witte và Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ đáng kể giữa các biện pháp trừng phạt hình sự và tuân thủ thuế. Grasmick và Scott (1982) cũng chỉ ra rằng những hành vi không tuân thủ sẽ giảm đinếu bị phạt nặng.

Tình hình tài chính có ảnh hƣởng đến việc tuân thủ thuế. Khi đối mặt với căng thẳng về tài chính, ngƣời nộp thuế là DN sẽ phải ƣu tiên chi tiêu cho những nhu cầu ngay lập tức (trả nợ vay đến hạn, lƣơng, ...) hơn là nghĩ đến trả tiền thuế. Khi ngƣời nộp thuế đối diện với khó khăn về tài chính sẽ có xu hƣớng kê khai thuế không trung thực nhằm mục đích trốn thuế nhiều hơn so với những ngƣời ít gặp khó khăn về tài chính (Mohani và Sheehan, 2004).

Palil (2010) cho rằng căng thẳng về tài chính là yếu tố chính tác động đến hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế ở Malaysia.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)