7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.4.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề về tuân thủ thuế. Cụ thể có một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) với đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của DN: Nghiên cứu tình huống của Hà Nội”. Đề tài tập trung vào phân tích thực trạng công tác thu thuế tại Hà Nội từ đó tác giả đề xuất các nhóm giải pháp tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của
các DN.
Nguyễn Chí Dũng (2009) phân tích ngƣời nộp thuế dƣới giác độ tuân thủ, nghiên cứu đã nêu rõ vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong việc giám tuân thủ thuế của NNT. Tác giảđã đƣa ra nhóm giải pháp xây dựng bộtiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuếnhƣ: Tỷ lệ (%) số cuộc thanh tra, kiểm tra/ số DN trong thời gian 1 năm; tỷ lệ(%) độ chính xác trong việc phân tích hồsơ so với kết quả thanh tra kiểm tra.
Nghiên cứu của Võ Đức Chín (2011), Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế của DN: Trƣờng hợp tỉnh Bình Dƣơng. Tác giảđã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tốtác động đến tuân thủ thuế của DN tại tỉnh Bình Dƣơng gồm có 6 nhóm nhân tố: (1) Đặc điểm về DN; (2) Các yếu tố về ngành kinh doanh; (3) Các yếu tố về xã hội; (4) Các yếu tố kinh tế; (5) Các yếu tố về hệ thống thuế; (6) Các yếu tố tâm lý DN. Kết quả phân tích số liệu khảo sát 200 DN bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến cho thấy cả 6 nhóm nhân tố đều ảnh hƣởng đến tuân thủ thuế của DN. Trong đó, các yếu tố có ảnh hƣởng mạnh đến tuân thủ thuế là Yếu tố kinh tế; Hệ thống thuếvà đặc điểm DN.
Nguyễn Diệu Thủy (2013) phân tích các số liệu thứ cấp bằng các kỹ thuật nhƣ kỹ thuật so sánh, đối chiếu, phân tích. Nghiên cứu căn cứ các tiêu chí về quy mô hoạt động của DN, loại hình DN, cơ cấu tổ chức của DN, mức độ tuân thủ nộp thuế, hiệu quả SXKD, tình hình kê khai và tuân thủ thuế của DN , các năm đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, DN. Ngoài kết quả đạt số thu hàng năm, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của NNT; tạo sựcông bằng về nghĩa vụ thuế đối với tất cả DN, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tếtrên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nguyên (2013) về gian lận thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho thấy rằng các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhất là các nhà ban hành chính sách cần nên lƣu
tâm đến vấn đề tạo đƣợc niềm tin cho DN về một chính sách thuế công bằng, bình đẳng giữa các DN với nhau. Các DN sẽ sẵn sàng qua mặt các nhà quản lý khi biết có những kẽ hở pháp luật và biết rằng trình độ quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế.
Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Nhung (2015) về gian lận thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức gian lận thuế TNDN chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm có: (i) Gian lận thông qua việc thành lập DN; (ii) Gian lận thông qua hành vi vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ; và (iii) Gian lận thông qua hạch toán kế toán và kê khai thuếsai quy định.
Nghiên cứu của Lê Trung Dũng (2015), “Tăng cƣờng kiểm soát thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi”. Nghiên cứu đã nêu ra những ƣu điểm và những bất cập trong công tác kiểm soát thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi thông qua các nội dung nhƣ: đăng ký kê khai thuế, hỗ trợ hƣớng dẫn cho ngƣời nộp thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại DN; kiểm soát nợ thuế và kiểm tra nội bộ giám sát việc tuân thủ. Ngoài ra, nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật khảo sát cán bộ thuế để đánh giá độ tin cậy, khách quan của các hồ sơ khai thuế, mức độ chấp hành pháp luật về thuế và các hành vi vi phạm về thuế. Sau cùng, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp gắn với thực tế nhằm tăng cƣờng hoạt động kiểm soát thuế TNDN tại Cục thuế Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào về khai sai thuếTNDN trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, đây chính là tính mới của đề tài.