Nghiên cứu nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài

Nghiên cứu của Mahmoud Moeinadin và cộng sự (2014), “Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tuân thủ thuế”. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến tuân thủ thuế tại Iran gồm có 4 nhân tố: luật pháp, xã hội, cấu trúc hệ thống thuế, nhóm nhân tố riêng của DN. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến để phân tích số liệu khảo sát 239 DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhóm nhân tố đều có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của DN.

B.Kamleitner và cộng sự (2010) đã xác định đƣợc 3 yếu tố chính ảnh hƣởng đến tính tuân thủ thuế của DN nhỏ dựa trên nền tảng tâm lý, gồm: Nhận diện cơ hội, yêu cầu kiến thức và khuôn khổ ra quyết định về thuế.

Nhận diện cơ hội: Do đặc điểm của việc tự kê khai tự nộp thuế đã làm phát sinh những cơ hội ảnh hƣởng đến hành vi không tuân thủ thuế bao gồm cả hành vi cố ý và vô ý. Thứ nhất, nếu DN không cố ý tận dụng cơ hội để không tuân thủ thuế thì vẫn có thể vô tình không tuân thủ thuế thông qua việc mắc các lỗi về kê khai, xác định cáckhoản chi phí (đƣợc trừ hay không đƣợc trừ) hay lỗi tính toán. Thứ hai, nếu DN có ý định không tuân thủ thuế, họ có thể tận dụng cơ hội phát sinh trong cơ chế tự kê khai nhƣ việc tính toán, kiểm soát dòng tiền, kiểm soát thu nhập, thông qua đó có thể kiểmsoát các khoản thuế mà họ phải nộp.

thiếu hụt các kiến thức do sự phức tạp của các báo cáo tài chính cũng nhƣ quy định của từng hệ thống thuế riêng biệt. Luật thuế có xu hƣớng thay đổi thƣờng xuyên, phức tạp hơn và mập mờ hơn. Để tuân thủ thuế đòi hỏi DN phải có kiến thức về thuế và những biện pháp tuân thủ thuế. Tuy nhiên, việc tiếp thu các kiến thức về thuế lại rất tốn kém về thời gian (ví dụ nhƣ tím hiểu thông tin, lƣu giữ các hồ sơ, điền các biểu mẫu,…) và tiền bạc (ví dụ nhƣ tài liệu về thuế, chi phí thuê những chuyên gia, những ngƣời hành nghề thuế) và đối với các chủ DN nhỏ chi phí tuân thủ lại rất cao trong bối cảnh thu nhập của họ vẫn còn thấp. Nhƣ vậy, việc không tuân thủ thuế có thể là bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thống thuế. Kiến thức bao gồm kiến thức giáo dục chung và kiến thức cụ thể về thuế. Kiến thức chung dƣờng nhƣ đƣợc sử dụng để thực hiện trốn thuế hơn là tuân thủ. Ngƣợc lại, kiến thức cụ thể về thuế có xu hƣớng dẫn đến việc gia tăng tính tuân thủ, bởi vì việc tìm hiểu kiến thức cụ thể về thuế cũng có nghĩa là tìm hiểu về sự cần thiết, tầm quan trọng của luật thuế trong xã hội cũng nhƣ biết cách làm thế nào để không vi phạm.

Khuôn khổ quyết định: Ngoài việc nhận thức đƣợc cơ hội cũng nhƣ sự thiếu hụt kiến thức về thuế, khi xem xét tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế, cần phải hiểu rõ những khuôn khổ ra quyết định trong việc trốn thuế hay không. Tùy thuộc vào từng khuôn khổ áp dụng mà ngƣời nộp thuế sẽ có những phản ứng khác nhau trong hành vi tuân thủ thuế của mình. Khi chủ DN nhỏ ra quyết định về việc nộp các khoản thuế thì một sự mất mát hay việc làm giảm thu nhập cũng nhƣ sự giới hạn tự do tài chính sẽ ảnh hƣởng mạnh đến sự tuân thủ hay không của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)