Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 37 - 40)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.5.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có địa bàn tƣơng đối rộng, sốlƣợng DN tƣơng đối lớn nhƣng phần lớn DN có qui mô nhỏ và rất nhỏ. Việc nhận thức và tuân thủ pháp luật của khối DN rất thấp, vì vậy xảy ra rất nhiều sai phạm nhất là trong lĩnh vực hóa đơn.

hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế. Nhà nƣớc đã trao quyền in, phát hành hóa đơn cho DN từđầu năm 2011 theoquy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ - CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Thông tƣ số 153/2010/TT - BTC ngày 14/5/2010, Thông tƣ số 64/2013/TT - BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và nay là Nghị định số 04/2014/NĐ - CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2010/NĐ - CP. Trong khi đó thủ tục thành lập DN lại rất đơn giản và dễ dàng. Chính vì vậy, lợi dụng chính sách đó mà một số đối tƣợng đã thành lập DN nhằm mục đích mua, bán hóa đơn trái phép.

Từ khi thực hiện quy định DN đƣợc quyền tự in ấn, phát hành hóa đơn thì tình hình vi phạm về hóa đơn tăng lên nhanh chóng và diễn biến phức tạp. Đứng trƣớc thự trạng đó, Cục Thuế tỉnh NghệAn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cƣờng công tác rà soát, giám sát việc in ấn, phát hành và sử dụng hóa đơn, trong đó đặc biệt giám sát chặt chẽ các DN thành lập từ đầu năm 2011 có dấu hiệu bất thƣờng nhƣ: vốn thấp, doanh số lớn, doanh số tăng đột biến. Đặc biệt rà soát kiểm tra toàn bộ DN mà chủ DN cƣ trú ởđịa bàn tỉnh khác và thuê trụ sở để làm văn phòng giao dịch.

Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã phối hợp với cơ quan Công an để tiến hành kiểm tra, xác minh các trƣờng hợp bỏ trốn mang theo hóa đơn, các DN hoạt động nhằm mục đích mua bán trái phép hóa đơn. Kết quả kiểm tra, rà soát đã chuyển hồsơ sang cơ quan Công an điều tra xử lý các DN từ 01/01/2011 đến 31/12/2014 là 96 DN bỏ trốn mang theo hóa đơn, 2.425 lƣợt DN đã sử dụng hóa đơn của các DN bỏ trốn, số hóa đơn DN bỏ trốn đã xuất, kê khai doanh thu, thuế GTGT đầu ra và các đơn vị mua đã sử dụng để hạch toán chi phí, kê khai khấu trừ thuếGTGT đầu vào là 9.562 số; Giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn bán ra của DN bỏ trốn đã kê khai đầu ra là 455,3 tỷđồng; ThuếGTGT ghi trên hóa đơn bán ra của DN bỏ trốn là 43,5 tỷđồng.

Qua kiểm tra, Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã nhận định đƣợc những phƣơng thức và hành vi vi phạm hóa đơn chủ yếu xảy ra trên địa bàn tỉnh NghệAn nhƣ sau:

Trƣờng hợp thành lập DN nhằm mục đích in, phát hành và mua, bán hóa đơn bất hợp pháp: Chủ DN thƣờng dùng chứng minh thƣ giả mang tên của ngƣời khác để đăng ký kinh doanh thành lập DN; Ngành nghề đăng ký kinh doanh đa ngành nghề; Thực hiện thuê địa điểm làm văn phòng giao dịch; Làm thủ tục in, phát hành hóa đơn để bán; vẫn thực hiện kê khai thuế đầu vào, đầu ra hình thƣờng. Hóa đơn đầu vào thƣờng mua hoặc xin hóa đơn của những đơn vị bán lẻ cho khách hàng không lấy hóa đơn, vì vậy số thuế GTGT kê khai hàng tháng phát sinh rất thấp hoặc không phát sinh. Khi cơ quan thuế đối chiếu hóa đơn thì vẫn khớp đúng giữa các liên 01 và 02 nên rất khó phát hiện sai phạm của đơn vị. Những DN này thực hiện bán hóa đơn để thu lợi bất chính một thời gian rồi bỏ trốn. Khi tiến hành kiểm tra và xác minh thì thực tế DN không có hoạt động SXKD.

Trƣờng hợp một sốDN có kinh doanh, nhƣng trong quá trình kinh doanh thực hiện bán hóa đơn ghi hàng hóa, dịch vụ mà DN thực tế không kinh doanh hoặc xuất hóa đơn lớn hơn hàng hóa địch vụ thực tế bán để thu lợi bất chính. Đối với trƣờng hợp này DN vẫn thực hiện kinh doanh bình thƣờng, doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ rất lớn so với khả năng kinh doanh của DN. Có những mặt hàng DN thực tế không kinh doanh nhƣng vẫn xuất hóa đơn để bán, hoặc xuất hóa đơn lớn hơn hàng hóa, dịch vụ đơn vị thực tế bán để thu lợi bất chính. Đồng thời xin hoặc mua hóa đơn và lập chứng từ giảđể hợp thức hóa đầu vào của những mặt hàng đó. Một số mặt hàng đơn vị thƣờng xuất bán hóa đơn nhƣ: Đất, đá, cát sỏi, nhân công, thuê máy móc thiết bị.

Trƣờng hợp một số DN thực sự có kinh doanh nhƣng trong quá trình kinh doanh, bán hàng hóa, dịch vụ ngƣời mua hàng không lấy hóa đơn. DN đã sử dụng hóa đơn đó đểbán cho các đơn vị cần sử dụng hóa đơn đúng các mặt hàng đó để thu lợi bất chính.

Việc thanh toán tất cả các hóa đơn trên vẫn thực hiện đúng quy định, đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên vẫn đƣợc thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng cách đơn vịmua hóa đơn thực hiện chuyển tiền vào tài khoản đơn vị bán

hóa đơn đồng thời rút tiền ra luôn. Việc hạch toán kế toán vẫn thực hiện theo quy định. Các chứng từ chi phí đầu vào DN lập chứng từ giả nhằm hợp thức hóa hoạt động bán hóa đơn bất hợp pháp. Vì vậy gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra phát hiện.

Đối với đơn vịmua hóa đơn:

Mua hóa đơn nhƣng thực tế không có hàng hóa, dịch vụ (hóa đơn khống) để hợp thức hóa chi phí và khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Mua hóa đơn để hợp thức hóa các chi phí không có hóa đơn; Mua hàng hóa, dịch vụ số lƣợng và giá trị ít nhƣng lấy hóa đơn với sốlƣợng và giá trị nhiều hơn.

Việc thanh toán và hạch toán kếtoán đối với các trƣờng hợp trên vẫn thực hiện đúng quy định. Vì vậy nếu chúng ta đối chiếu hóa đơn giữa các liên sẽ không có sai lệch và việc thanh toán tiền hàng vẫn đảm bảo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)