Tác phẩm: VIỆT BẮC (THƠ)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 48 - 63)

Tác giả: Nhà thơ TỐ HỮU Nhà thơ TỐ HỮU phân tích

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 5-10-1920 ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tác phẩm chính: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa (1977), Một tiếng đờn (1992). Hiện ông đang sống ở Hà Nội.

Tố Hữu tham gia cách mạng rất sớm, trong phong trào Mặt trận dân chủ (1936-1939), khi còn là học sinh trường Quốc học Huế. Cũng thời kỳ này ông bắt đầu làm thơ. Con đường thơ ca của ông gần như đồng thời với con đường hoạt động cách mạng. Mỗi tập thơ của ông phản ánh một thời kỳ cách

mạng Việt Nam. Ông được coi là giọng thơ trữ tình chính trị lớn nhất trong văn học hiện đại Việt Nam. Cái đẹp trong quan niệm của ông phải là cái hữu ích, phù hợp với lý tưởng và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp của Đảng. Thơ ca của ông là tiếng hát ngợi ca cách mạng, ngợi ca đất nước, ngợi ca Bác Hồ không ngưng nghỉ. Trong mấy mươi năm, thơ ông có tác dụng to lớn trong việc động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tranh đấu giành độc lập cho dân tộc và xây dựng đất nước.

Bài thơ "Việt Bắc" được rút ra từ tập "Việt Bắc tập thơ thứ 2 của Tố Hữu sau "Từ ấy". "Việt Bắc" được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1946 đến 1954, phản ánh hiện thực cuộc sống kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Ở tập thơ này, cái tôi trữ tình của tác giả đã hòa nhập, cất tiếng cùng cái tôi của nhân dân, của quần chúng cách mạng đang từng ngày góp công sức, tính mạng cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. "Việt Bắc vừa giản dị, thấm nhuần nghệ thuật của thơ ca dân gian, đồng thời cũng thấm đẫm chất anh hùng ca của thời đại. Sau chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại trên miền Bắc. Một trang sử mới xán lạn mở ra cho nhân dân. Cuộc sống trở lại tươi trẻ, ngọt ngào. Chính phủ chuyển từ căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội. Việt Bắc với những cánh rừng đại ngàn, với núi rừng hùng vĩ đã là cái nôi, là điểm tựa cho cách mạng. Khi về Hà Nội, nhà thơ Tố Hữu đã lưu luyến viết bài thơ Việt Bắc, một bài thơ dài theo thể lục bát. Việt Bắc được đánh giá là một trong những bài thơ lớn và tiêu biểu cho sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Hơn nữa đây cũng là bài thơ tiêu biểu cho cả một nền văn học cách mạng. Nhiều nhà phê bình đã phân tích kỹ càng bài thơ này, cũng như rất nhiều thế hệ học sinh đã dược học bài thơ này. Không kể đến tư tưởng nó trình bày, mà chỉ nhắc đến vẻ ngọt ngào quyến rũ của thể thơ lục bát được viết nhuần nhuyễn cũng đủ làm xao xuyến tâm hồn người đọc rồi.

Hỏi:

Thưa nhà thơ, bài thơ ngay từ đầu đã đề cập đến vẻ quyến luyến chia ly làm cảm động lòng người, hơn nữa những cảnh vật của rừng núi Việt Bắc

hiện lên thật lung linh. Hẳn nhà thơ phải say đắm với cảnh vật con người ở đây lắm.

Đáp:

Nên chú ý cho rằng, bài thơ này là bài thơ của một người sống trong một thực tiễn cách mạng không phải đi ngắm cảnh như khách du lịch. Bản chất của tôi là một người cách mạng nên mọi tình cảm, mọi tâm tình trong thơ của tôi là tình cảm tâm tình của một người cách mạng. Không phải là tâm tình cá nhân, không phải "cái tôi cá nhân" mà các nhà thơ hằng tôn thờ. Cái tôi cá nhân của tôi là cái tôi hòa vào cái tôi chung của cách mạng, của nhân dân. Đất nước trở thành máu thịt của tôi và tôi một phần nào đó cũng trở thành máu thịt của đất nước. Tôi rất thích hai câu thơ Chế Lan Viên:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

Tôi hoạt động ở Việt Bắc mười mấy năm, sống cùng đồng bào các dân tộc ít người, chia sẻ nhau từng cơn sốt rừng, từng sự thiếu thốn, từng sự hiểm nguy luôn rình rập. Khi về Hà Nội, tôi có cảm giác như mình để lại một phần đời ở Việt Bắc. Đó là lý do giản dị khiến tôi viết bài Việt Bắc.

Hỏi:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình và mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

"Mình" và "ta" là cách xưng hô thân mật của người Việt không chỉ trong tình cảm trai gái mà nó còn được dùng trong tình huynh đệ kết nghĩa keo sơn. Hơn nữa trong ca dao, tục ngữ, nghĩa là trong tâm thức văn hóa của người Việt, cách gọi này được dùng rất nhiều. Khổ thơ mở đầu đầy những từ êm dịu, gợi đến tình cảm nồng thắm dịu dàng. Nó vẽ lên cảnh chia lìa của một mối tình cảm ruột thịt, gắn bó bền vững. Nó như tiếng thì thầm của con suối

khi phải từ biệt cánh rừng, những ngọn núi để vào sông lớn. Mười lăm năm, tính từ thời kỳ kháng Nhật với phong trào Việt Minh xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh miền núi Việt Bắc đến năm 1945. Nhưng ở trong câu thơ đầy chất trữ tình này, thời gian không tính chính xác như thế, nó có ý nghĩa biểu thị cho một mối tình gắn bó khăng khít dài lâu...

Đáp:

"Mình" và "ta" thông thường, cũng như trong ca dao, tục ngữ, được dùng chỉ hai ngôi. Mà hai ngôi ấy gắn bó với nhau bằng mối tình cảm tha thiết. Nhưng tôi có đọc một số bài phân tích của các nhà phê bình cũng như các thầy cô giáo theo họ khổ thơ này y như một chuyến chia ly giữa một chàng trai dưới xuôi và một cô gái dân tộc, hay khá hơn, thì cũng là sự chia ly của "cái tôi thi sĩ" với cảnh vật, núi rừng, con người Việt Bắc. Đó là cách phân tích mà họ dựa theo cách của ca dao, tục ngữ hay của đời sống bình thường. Nhưng bài thơ này có một cuộc sống độc lập riêng. "Mình" và "ta", "ta" và "mình" ở đây không phải dùng cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, không phải một từ mà chỉ khách thể, một từ chỉ chủ thể mà cả hai đều chỉ chủ thể. Tôi nhắc lại "mình" và "ta" ở đây đều chỉ chủ thể. Tức là "mình" ấy "ta" ấy là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao nhiêu năm ở Việt Bắc. Cái phần đời này "trò chuyện" quyến luyến với phần đời kia. Cho nên cuộc chia tay không phải diễn ra bình thường mà nó diễn ra trong máu thịt, trong tâm hồn nhà thơ. Sự chia ly bản thân mình là một sự chia ly khó khăn nhất và tha thiết nhất, đắm đuối nhất. Phải hiểu được cách dùng "mình" và "ta" này mới có thể hiểu được bài thơ.

Hỏi:

Vâng "mình và "ta" ấy đã hòa vào cảnh vật, hòa vào tình cảnh. Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Hai câu thơ lục bát tuyệt đẹp này đã làm rung động bao thế hệ độc giả, học sinh, sinh viên. Nó hay không phải vì cấu trúc độc đáo hay có những tư

tưởng to tát, nó hay bởi cái cảm giác "tha thiết", "bâng khuâng", "bồn chồn" mà lòng ai cũng có. Chỉ hai câu thơ lục bát mà thể hiện cả ba trạng thái tình cảm sâu thẳm, "bâng khuâng" như một nỗi hụt hẫng, một niềm vui vừa rời bỏ, rồi "bồn chồn" không yên được tấc lòng. Hai câu thơ này đã vẽ lên cảnh chia li thật da diết như thể phải bứt đi một khối tình trong tấc lòng đau đáu. Nhưng chữ "áo chàm" ở câu dưới có phải là một hình ảnh hoán dụ, dùng để nói đến đồng bào Việt Bắc?

Hỏi:

Hiểu như thế cũng được, nhưng hiểu thế đơn sơ và lệ thuộc quá, cách đó không phải là cách để hiểu thơ ca. Tuy đồng bào ta mặc áo chàm nhiều và có thể mặc để đưa tiễn cán bộ cách mạng, nhưng "áo chàm" ở đây mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Màu chàm nâu trong tâm thức của người Việt là một màu đơn sơ, chân thực, không kiểu cách lòe loẹt. Nó biểu hiện sự chân thành đến giản dị. Hơn nữa, ở đây cả khách thể lẫn chủ thể đều hòa chung là một nên "áo chàm" là biểu tượng cho tấc lòng chung của mọi ngươi.

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Cái tình "tha thiết", "bâng khuâng", "bồn chồn" thì có lời nào tả cho hết được. Tình cảm càng thắm đượm, càng nồng nàn thì ngôn từ càng bất lực. Những người anh em ruột thịt khi gặp nhau hay xa nhau lâu ngày còn có hành động nào hơn lời nói là nắm tay nhau, là ôm chầm lấy nhau. Cái ngôn ngữ của bàn tay nóng ấm gắn liền với trái tim run rẩy xúc động hơn mọi lời nói khác, nhất là trong cảnh chia ly với "chính mình" này. Cho nên "biết nói gì" cho thỏa chứ không phải là "không biết nói gì".

Hỏi:

Đúng là có những tình huống ngôn từ không thể nào thể hiện được hết tình cảm con người. Nhưng cảm giác về nỗi chia ly đã bật lên như một nỗi day dứt:

Mình đi có nhớ những ngày

Hỏi là "có nhớ" nhưng thực đã biết rằng người đi đã nặng nhớ thương với những gì gửi lại. Quên làm sao ngày tháng gian nan, những ngày "mưa nguồn suối lũ", những ngày "miếng cơm chấm muối" với "mối thù nặng vai", những ngày chia ngọt sẻ bụi, siết bao tình nghĩa. Một phần "mình" đã gắn bó cùng với núi rừng. Giờ đây phút rời xa, tưởng cả núi rừng thiên nhiên cũng ngẩn ngơ thương nhớ.

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già...

Đáp:

Ở đây cần chú ý đến hai câu: Mình về rừng núi nhớ ai Và:

Mình về còn nhớ núi non

Cái nỗi nhớ như tiếng gọi ở trong thung lũng. Một lời vang lên là có tiếng vọng lại tha thiết hơn, ấm áp hơn. Thực ra người đọc sẽ không cảm thấy cuộc phân ly nữa mà chỉ thấy một nỗi nhớ lớn lên, bền bỉ và thắt chặt mọi người trong một ký ức chung đẹp đẽ. Những mái nhà nghèo nàn, những ngọn lau xám "hắt hiu" trước gió, những bữa ăn đạm bạc... nhưng tấm lòng của người dân trong đó đối với cán bộ, đối với cách mạng thật là chung thủy, thật là "đậm đà lòng son". "Hắt hiu lau xám" được đối với "đậm đà lòng son" trong một câu thơ càng làm nổi rõ ý nghĩa của nhau. Hoàn cảnh càng khó khăn lòng dân với cách mạng càng keo sơn. Bây giờ thì thật khó tưởng tượng nổi lòng dân ta khi ấy. Gia cảnh khó khăn, lương thực thiếu thốn, giặc Tây uy hiếp liên tục nhưng ai ai cũng một lòng một dạ theo Việt Minh, theo kháng chiến. Tấm lòng ấy quả bền vững như núi rừng Việt Bắc.

Hỏi:

Mình về mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa

Trong câu sáu, từ "mình" xuất hiện ba lần trong một ý nghĩa thật đặc biệt. Ở đây rõ ràng cả ba chữ "mình" đều chỉ chủ thể. Làm sao có thể "mình" không thể nhớ "mình" được, cho nên câu thơ như một lời thủ thỉ nồng nàn chứ không phải là một câu hỏi. Hơn nữa, hai địa danh Tân Trào, Hồng Thái là nơi Quốc dân Đại hội (8-1945) thành lập ủy ban dân tộc giải phóng và phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Hai địa danh ấy có giá trị lịch sử to lớn và tức thì được đồng nghĩa với một chữ "mình". Các địa danh đó cũng là chủ thế. Mà sự chia lìa của chính chủ thể là không thể có được. Vậy đó chỉ là sự xa cách về mặt không gian, thời gian, về địa lý chứ hoàn toàn không có một sự xa cách nào trong tâm hồn.

Đáp:

Câu thơ đó sẽ một lần nữa được nhắc lại ở đoạn sau, khẳng định sự không thể chia cắt của chủ thể. "Ta" với "mình", "mình" với "ta", cái sự phân đôi từ này chỉ là sự phân đôi của nỗi nhớ, một về Hà Nội một ở Việt Bắc. Còn sự chung thủy sắt son như nhất thì không gì có thể lay chuyển:

Mình đi mình lại nhớ mình và câu trên:

Mình đi mình có nhớ mình

Câu thơ được lặp lại gần hết chỉ thay từ "có" bằng từ "lại" như một điểm nhấn có ý nghĩa. Cái ý nghĩa đậm đà đó là:

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

“Nước nguồn chảy ra" trong dân gian Việt Nam được ví như công lao, tình yêu vô bờ của người mẹ. Tình yêu ấy không bao giờ cạn cho dù vật đổi sao dời. Ở đây tình cảm cũng chan chứa, cũng dồi dào như tình yêu của người mẹ. "Bao nhiêu nước" thì bấy nhiêu" nghĩa tình. Đó là cách so sánh giữa một sự vô tận với một sự vô tận. Nghĩa này như nghĩa mẹ, tình này như tình cha. Đây không phải lời khẳng định hay chứng tỏ tình cảm, bởi vì lòng người này đã sống trong lòng người kia rồi thì cần gì phải phô bày nữa. Đó là một lời buột thốt lên từ đáy lòng.

Hỏi:

Cái tình nghĩa "nước nguồn" đã rõ ràng. Bây giờ bài thơ đi vào những chi tiết thực hơn, sống động hơn. Những năm tháng gian nan và vui tươi dần được hiện lên:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nỗi nhớ về người yêu là nỗi nhớ da diết nhất, nồng nàn nhất trong mỗi con người. Và cái cường độ của "nỗi nhớ người yêu" được mang ra so sánh với nỗi nhớ trăng, núi, nắng chiều, nương rẫy, bản làng, bếp lửa... Tất cả cuộc sống, cảnh vật thật giản dị từng ngày, từng giờ đã thấm đẫm vào tâm hồn nhà thơ và làm nên ký ức và một miền quê Việt Bắc. Đúng như câu thơ Chê Lan Viên:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

Trong cuộc sống, có những lúc ta thấy mọi thứ, mọi vật ở quanh ta, quen thuộc với ta quá ư bình thường, ta không có lúc nào tự hỏi: vậy nó có ý nghĩa gì? Chỉ khi nào tất cả những cái đó trở thành kỷ niệm thì trong ký ức nó trở nên lung linh, lấp lánh và luôn dễ gây xúc động. Một vùng đất như Việt Bắc cũng thế, khi chia lìa rồi, chợt thấy cảnh vật con người ở đó sao thân thiết, quyến luyến đến thế.

Đáp:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

Có sống cùng đồng bào dân tộc trong những ngày kháng chiến gian lao mới hiểu hết hai câu thơ này. Có những ngày lũ làng đổ về cuồn cuộn, những đêm mưa rừng xối cả, rồi gạo trôi, rồi sắn bị cuốn, rồi địch phục kích sau lưng. Ở trong hoàn cảnh đó nếu không có một tình đồng bào máu thịt thì không thể giúp đỡ cho nhau vượt qua được. Những ngày bị cơn sốt rừng hành hạ, được

cưu mang về bản rồi được các mế, các chị hái lá rừng đun nước kề tận miệng cho uống mới thấm thía hết giá trị to lớn của tình người và tình quân dân gắn bó keo sơn. Khi anh sống ở đó rồi anh ra đi anh có cảm giác nhớ "rừng nứa bờ tre", nhớ cả những vật vô tri tầm thường nhất mà mình vô tình bắt gặp. Nỗi nhớ đó bắt nguồn từ tình con người với nhau, và tình người cũng lan sang cảnh vật. Thực chất chữ "đây", "đó" đều cùng chỉ một địa điểm. Bởi vì nếu khác thì phải nói là "ta đây", "mình đó chứ không dùng "mình đây", "ta đó".

Hỏi:

Cảnh vật không hề đổi dù người có tạm xa. Nhớ cảnh, nhìn cảnh nhớ đến người. Quả như người xưa có nói "trông cảnh mà nghĩ đến người. Nếp sống kháng chiến gian khổ nhưng thân mật hiện ra thật mộc mạc và chân chất.

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẽ nửa chăn sui đắp cùng

Những hình ảnh "củ sắn", "bát cơm... quá ư mộc mạc, nhưng lại đượm một tình người lớn lao. Chính vì thế sự mộc mạc của các hình ảnh thơ đã tôn

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w