Tác phẩm: ĐẤT NƯỚC (THƠ)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 127 - 138)

Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH THI Nhà văn NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH phân tích

Nhà văn Nguyễn Đình Chính, con trai của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, là một nhà tiểu thuyết chuyên nghiệp. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm viết về sự thay đổi tâm lý và tình cảm phức tạp của con người hiện đại. Trong số đó, nổi bật nhất là tiểu thuyết Đêm Thánh Nhân với những trang văn phân tích tâm lý tuyệt vời cùng với những luận đề xã hội sâu sắc. Khi còn sống, nhà thơ Nguyễn Đình Thi coi con trai như một người bạn văn, một trong những người hiểu mình nhất. Mỗi khi viết được một bài thơ mới, nhà thơ Nguyễn Đình Thi lại mặc com lê cà vạt thật đẹp rồi gọi con đến để đọc thơ. Hơn ai hết, nhà văn Nguyễn Đình Chính là một trong những người hiểu về thơ của cha mình - nhà thơ Nguyễn Đình Thi, sâu sắc nhất, kỹ càng nhất.

Hỏi:

Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi viết lại dựa trên cơ sở của hai bài thơ khác của chính ông sáng tác từ những năm 1948 -1955. Thông thường, các nhà thơ thường hoàn tất một tác phẩm của mình trong một khoảng thời gian liên tục. Vậy sự kết hợp giữa hai bài thơ hai cảm xúc khác nhau thành một bài thơ có khiến tác phẩm bị mất cân đối, không đồng nhất cảm xúc không?

Đáp:

Trước khi tìm hiểu vấn đề ấy chúng ta phải hiểu rằng thơ của Nguyễn Đình Thi ảnh hưởng sâu sắc từ thơ lãng mạn Pháp. Hơn nữa, ông là một trong số ít, thậm chí rất ít các nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời đó có một vốn kiến thức triết học phương Tây khá vững chắc. Điều này khiến cho tư duy của ông mạch lạc hơn, cảm xúc được thanh tẩy kỹ hơn, hình ảnh được chọn lọc cẩn trọng hơn. Sự kết hợp giữa hai bài thơ nhỏ để trở thành một bài thơ lớn Đất nước là một công việc hết sức bình thường. Nhiều nhà thơ sau bao nhiêu năm, bỗng nhiên mang những bài thơ dở dang của mình thời trẻ ra viết lại và đã tạo ra những bài thơ tuyệt hay. Khi đó, cảm xúc dang dở thời trẻ được hòa trộn với những chiêm nghiệm của thời gian khiến cho ý tưởng bài thơ được thăng hoa. Hơn nữa, là một người am hiểu triết học và thơ ca, Nguyễn Đình Thi đã nhìn thấy ở hai bài thơ nhỏ có một trường cảm xúc, ý tưởng rất hòa hợp với nhau, nếu kết hợp chúng lại sẽ tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật mạnh hơn. Kết quả cuối cùng thì chúng ta đã thấy bài thơ Đất nước là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Đình Thi và của dòng văn học cách mạng trong giai đoạn đó.

Hỏi:

Bài thơ đầy chất lãng mạn nhưng chan chứa vẻ đẹp của Hà Nội. Tại sao giữa những năm tháng ác liệt ấy, tâm hồn nhà thơ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp ấy?

Đáp:

Bài thơ biểu hiện cho tình cảm nói chung của lớp trí thức trẻ đi theo cách mạng. Họ có sự lãng mạn, nhưng sự lãng mạn đó không bay bướm, mơ mộng hão huyền mà nó luôn hướng đến một hiện thực tươi sáng của dân tộc. Hình ảnh trong bài thơ Đất nước đều rất đẹp, trong suốt và cái cảm hứng anh hùng ca tràn ngập bài thơ.

Hỏi:

Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ lại những ngày thu đã qua

Những câu thơ mở đầu vô cùng giản dị. Nó giống như một lời kể chuyện, một lời tâm sự chứ không dùng đến các phép so sánh, ẩn dụ của thơ ca. Cảm xúc thanh bình và quen thuộc của mùa thu với hương cốm chỉ là một cái "cớ" để nhà thơ "nhớ lại những ngày thu đã qua". Tại sao tác giả lại dùng những lời thơ mộc mạc như vậy?

Đáp:

Đúng là những câu thơ đó rất đỗi mộc mạc. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, cái vẻ thanh bình đơn sơ tưởng như rất bình thường của mùa thu ấy con người Việt Nam cũng không thể có được khi đất nước còn bóng giặc ngoại xâm. Trải qua muôn ngàn gian khổ, đổ bao máu xương, dân tộc ta mới giành lại được một mùa thu thanh bình "mát trong" và đầy "hương cốm mới" như vậy. Câu thơ giản dị lại càng làm tăng cái ý nghĩa của sự thanh bình bình thường ấy. Hơn nữa, ở đây còn có dụng ý của tác giả. Nguyễn Đình Thi là một triết gia nên ông biết "chuẩn bị cảm xúc" cho người đọc trước khi vào chủ đề chính của bài thơ: Đó chính là những mùa thu cách mạng trước đó. Sự bình dị ở đoạn đầu tiên sẽ càng làm tăng sức biểu cảm của những hình ảnh tiếp theo.

Hỏi:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may

Đã có biết bao thế hệ độc giả lặng người đi vì cảm xúc tinh tế của tác giả trong hai câu thơ này. Vềmặt ngữ nghĩa, những hình ảnh trên không chứa đựng vẻ đẹp của Hà Nội. Vậy tại sao, khi đọc hai câu thơ đó, chúng ta vẫn cảm thấy một vẻ đẹp đắm sâu của Hà Nội?

Phải yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội như thế nào thì người ta mới có thể cảm nhận được cái "chớm lạnh" cái "xao xác hơi may" giữa thành phố này. Cảm xúc của tác giả rất tinh tế đã cảm được vẻ đẹp dường như rất mơ hồ của mùa thu Hà Nội. Không khí của những buổi "chớm lạnh" ấy, yên ắng, trong lành, phảng phất những mơ hồ, dường như sự sâu kín của tâm hồn con người khe khẽ hiển lộ trong làn sương rất mỏng, mỏng như thể không có vậy. Có lần tác giả đã nói về hai câu thơ này như vậy. Nhưng chúng ta phải lưu ý thêm rằng: chủ thể trữ tình khi đó đang phải ra đi, rời khỏi thành phố thân thuộc.

Hỏi:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Hai câu thơ này tạo nên một điểm nhấn tuyệt đẹp cho khổ thơ. Câu thơ thứ hai "sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" được sáng tác rất "kỹ". Trong câu thơ này, vị trí lôgic của từng từ, của hình ảnh đã được đảo lộn tạo ra một ấn tượng rất đặc biệt. Nếu viết theo lôgic thông thường, với ngần ấy hình ảnh thì không thế dồn ép vào được trong một câu thơ với bấy nhiều từ ngắn ngủi ấy. Sự "ra đi đầu không ngoảnh lại" này có ý nghĩa gì?

Đáp:

Trong thơ ca Việt nam hiện đại tôi thấy có hai sự "ra đi" đều rất ấn tượng nhưng hoàn toàn trái ngược nhau về nội dung. Sự ra đi thứ nhất nằm trong Tống biệt hành của Thâm Tâm. Sự ra đi thứ hai chính là "người ra đi đầu không ngoảnh lại". Chủ thể trữ tình phải rời xa thành phố thân thuộc đầy vẻ đẹp. Tại sao khi phải rời đi, anh ta lại không "ngoảnh lại" nhìn lần cuối. Anh ta không luyến tiếc cái vẻ đẹp "nắng lá rơi đầy" tuyệt vời kia chăng? Câu thơ này minh chứng cho khả năng phân tích tâm lý vô cùng sâu sắc của tác giả. Xét về tâm lý con người, người ta sẽ quay đầu lại luyến tiếc, buồn bã khi phải rời bỏ mãi mãi một vật hay một nơi, một con người thân thiết đối với mình. Nhưng khi con người đó tin rằng sự ra đi đó chỉ là nhất thời, thậm chí anh ta còn dự cảm được ngày trở về rất gần nên anh ta thấy hoàn toàn "không cần

thiết" phải "ngoảnh lại. Đó là tâm lý hết sức tự nhiên của con người. Trong câu thơ này, lớp trí thức trẻ đã có một niềm tin mãnh liệt vào ngày toàn thắng. Hơn nữa, ngày đó chắc chắn sẽ đến rất nhanh và họ sẽ có cơ hội để trở về thành phố yêu đấu. Sự ra đi "đầu không ngoảnh lại" không chứa đựng sự cô đơn như sự ra đi của Tống biệt hành mà nó chứa chan niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Chỉ trong một hình ảnh ấy, Nguyễn Đình Thi đã tạo ra một niềm tin thật mãnh liệt.

Hỏi:

Niềm tin đó quả đã được chứng minh bằng hiện thực cách mạng sống động. Hòa bình trở lại và những người con lại trở về với thành phố tuyệt vời của mình. Ngay trong khổ thơ tiếp theo, tác giả đã trình bày hiện thực ấy qua những câu thơ reo vang

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới

Phải chăng hình ảnh "rừng tre" ở đây biểu hiện cho con người Viết Nam?

Đáp:

Đúng vậy. Hình ảnh cây tre thường không gắn với núi đồi. Thế nhưng khi viết như vậy, tác giả muốn thể hiện cái tự do, cái mênh mông bát ngát của lòng người Việt Nam. Hơn nữa, cái "phấp phới" ấy lại gợi cho người đọc đến những "ngọn cờ" nữa. Câu thơ đầu là một câu thơ bình thường. Nhưng chúng ta cần phải chú ý đến câu thơ "Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi". Tính từ "vui" được chèn vào giữa hai động từ khiến cho cụm từ "tôi đứng vui nghe" cho người đọc cảm thấy được trong mọi hành động của chủ thể đều tràn ngập niềm vui sướng. Đây là một phong cách rất đặc biệt của Nguyễn Đình Thi và trong thơ Việt Nam hiện đại, nhũng câu thơ có cấu trúc như vậy rất hiếm gặp.

Trong biếc nói cười thiết tha

Hai câu thơ tiếp theo khẳng định một cách tuyệt đối về niềm tin mãnh liệt đã trở thành hiện thực rõ ràng. Cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn như "trời thu thay áo mới" vậy. Không chỉ mùa thu "trong biếc" mà chính là cái hiện thực ấy, cái cuộc sống mới ấy thật đẹp, thật trong suốt. Và con người trong cuộc sống đó đã tự do "nói cười thiết tha".

Hỏi:

Bài thơ đang lung linh trong những hình ảnh rất đẹp của mùa thu "thay áo mới" bỗng nhiên thay đổi nhịp điệu êm dịu bằng những điệp khúc dữ dội:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngã đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nhịp thơ cuồn cuộn, mãnh liệt khác hẳn với sự tinh tế ở những khổ đầu. Sự thay đổi nhịp điệu này có ý nghĩa gì trong tác phẩm?

Đáp:

Cái vẻ đẹp bao la bát ngát ấy, như hư như thực ấy dường như vượt khỏi tầm tay của con người. Chúng ta phải cho nó một "chủ sở hữu" để nó thực hơn, đời hơn. Từ "những" liên tục được lặp lại ở mỗi đầu câu thơ vừa làm cho khổ thơ khoẻ khoắn, vừa có tính khái quát bao gộp lại rất cao. Tác giả khẳng định rõ ràng rằng "tất cả vẻ đẹp ấy" là của chúng ta. Một sự khẳng định rõ ràng và có chủ ý. Sự khẳng định "của chúng ta" ấy không chỉ bắt đầu từ những cuộc chiến tranh giữ nước thời hiện đại mà nó còn trải dài trong suốt lịch sử của dân tộc:

Nước chúng ta

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về

Truyền thống ấy, ánh sáng lịch sử ấy tạo thành một chuỗi dài liên tục, liên tục, minh chứng cho sự trường tồn, sự độc lập của dân tộc Việt. Trong mỗi tâm hồn con người hiện đại, sự bất khuất, can trường của dân tộc luôn tỏa sáng, luôn "rì rầm" nhắc nhở con người ấy phải sống xứng đáng với tổ quốc của mình.

Hỏi:

Sau những câu thơ minh định giá trị tự tôn của dân tộc, ở khổ thơ tiếp theo, tác giả đã khiến cho người đọc phải đối mặt với hai dòng hình ảnh mãnh liệt nhưng hoàn toàn trái ngược nhau:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Sự đối lập các hình ảnh khác biệt về cảm xúc này có ý nghĩa gì?

Đáp:

Những hình ảnh "chảy máu", "đâm nát" của lòng căm thù được tiếp nối liền với hai tính từ rất mãnh liệt của tình yêu là "nung nấu" và "bồn chồn" có thể gây ra sự ngạc nhiên cho độc giả. Nhưng thực ra ở đây các hình ảnh thơ "gọi" nhau rất hợp lý. Vì lòng căm thù giặc, vì nghĩa vụ thiêng liêng giải phóng những cánh đồng quê hương bị giặc giày xéo mà những người lính đã lên đường, để lại những mối tình chờ đợi mình ở quê hương. Ở đây, người lính đã rất "ý thức" được nghĩa vụ của mình dù trên suốt đường hành quân đôi "mắt người yêu" vẫn sáng trong tim họ. Nhưng ở đây tác giả không chỉ đề cập đến tình yêu đôi lứa thông thương mà "mắt người yêu" ấy tượng trưng cho tất cả những gì yêu quý nhất ở phía hậu phương. Đây là điểm mấu chốt mà chúng ta cần phải lưu ý vì thông thường, người đọc chỉ hiểu rằng "mắt người

yêu" là mắt một người con gái. người yêu ấy chính là quê hương đã bị giặc pháp giày xéo.

Hỏi:

Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên tiếng thét căm hờn

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

Khác với các bài thơ khác, khác với các nhà thơ khác, Nguyễn Đình Thi có cách sáng tạo một bài thơ hết sức đặc biệt. Cảm xúc trong bài thơ không chạy theo "một nhịp thống nhất" mà liên tục biến đổi trong từng khổ thơ một. Trong thơ hiện đại, thể thơ sáu câu xuất hiện rất ít. Nhưng nó có một đặc điểm hết sức đặc biệt là: thể thơ bảy chữ khiến tác giả thiên về biểu lộ cảm xúc cá nhân, thể thơ năm chữ thì cảm xúc khá "mỏng" thiên về nhịp điệu của bài thơ, thể thơ sáu chữ thường được các tác giả dùng khi muốn khẳng định rõ ràng một ý tưởng nào đó. Trong bài thơ này, Nguyễn Đình Thi dùng tới hai khổ thơ sáu chữ và đều đạt được hiệu quả rất cao. Khổ thứ nhất (khổ thứ hai là khổ kết):

Bát cơm chan đầy nước mắt Bay còn giằng khỏi miệng ta Thằng giặc Tây, thằng chúa đất Đứa đè cổ, đứa lột da

Đáp:

Điều đó chính xác. Sau khi dùng thể thơ sáu chữ khẳng định tội ác của quân thù, tác giả lập tức "trả lại dũng khí" cho người đọc qua một khổ thơ rất đẹp với những hình ảnh tượng trưng đặc biệt, rất hiếm khi xuất hiện trong thơ ca hiện đại:

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà...

Cái vẻ đẹp thanh bình "đầy chim" và "đầy hoa" của xứ sở thiêng liêng này có một sức sống mãnh liệt không gì có thể ngăn cản. Cái sức sống mãnh liệt của tự nhiên ấy được liên tưởng đến "lòng dân" cùng với tình yêu quê hương đất nước.. "Xiềng xích", "súng đạn" đen tối ấy không những "không khoá được", "không bắn được" mà còn làm nền cho vẻ đẹp của xứ sở. Người ta cảm thấy sự mãnh liệt, sự tự do của dân tộc vươn lên khỏi mọi áp bức, mọi sự đe dọa của quân thù. Chim vẫn hót những bài ca của chim, hoa vẫn nở với làn hương của hoa, và con người vẫn yêu quê hương đất nước bằng tình yêu của chính trái tim mình.

Hỏi:

Khói nhà máy cuộn trong sương núi Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

Hai hình ảnh "sóng đôi" rất có ý nghĩa, một hình ảnh xây dựng đất nước, một hình ảnh bảo vệ đất nước được tác giả thế hiện trong hai câu thơ trên. Như trên đã nói, cái "cảm hứng đất nước" của tác giả quá bao quát, quá bề bộn... ông có cho rằng tác giả đã hơi "tham" khi đã dồn nén quá nhiều cảm xúc khác nhau vào một bài thơ không?

Đáp:

Tôi nghĩ là không. Đúng là cảm xúc của tác giả có bề bộn thật nhưng nếu chúng ta đặt mình vào giai đoạn lịch sử ấy chúng ta mới có thể hiểu hết sự "bề bộn" và "quá nhiều cảm xúc" ấy của bài thơ. Thời điểm đó, miền Bắc vừa giải phóng, đất nước có hai nhiệm vụ lớn là đánh đuổi kẻ thù ở miền Nam và xây dựng đời sống mới ở miền Bắc... Lúc đó, có bao nhiêu việc phải

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 127 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w