Tác phẩm: MÙA LẠC (TRUYỆN NGẮN)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 96 - 111)

Tác giả: Nhà văn NGUYỄN KHẢI Nhà văn NGUYỄN KHẢI phân tích

Nguyễn Khải sinh ngày 3-12-1930 tại Hà Nội, quê cha ở Nam Định. Tác phẩm chính: Xung đột (tiểu thuyết 1959-1962), Mùa lạc (truyện ngắn, t960), Tầm nhìn xa (1963); Chủ tịch huyện (1972); Họ đã sống và chiến đấu (1966); Đường trong mây (1970); Ra đảo(1970); Chiến sĩ (1973), Tháng ba ở Tây Nguyên (1976); Cách mạng (kịch 1976); Cha và con và...(1979); Gặp gỡ cuối năm (1982); Thời gian của người (1985); Điều tra về một cái chết (1986)... Hiện ông đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Khải tham gia cách mạng ở thị xã Hưng Yên. Sau đó gia nhập quân đội và công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông là nhà văn quan tâm sâu sắc đến các vấn đề xã hội. Những tác phẩm của ông viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc những năm sáu mươi gây được dư luận đương thời. Chính ông cũng tự nhìn nhận rằng một trong những thành công của ông là chỉ ra được chất lãng mạn trong những con

người chiến thắng. Những con người đó sau khi đánh đuổi kẻ thù giành lại đất nước, hăm hở bắt tay vào kiến thiết đất nước. Họ vẫn giữ được tình đồng chí, tình huynh đệ trong lao động và mơ ước cùng nhau tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chất lãng mạn ấy hầu như đã làm con người quên đi những vất vả lo toan. Ông phân tích nhân vật như một yếu tố không thể thiếu được trong sự thay đổi của cuộc sống mà nhân vật tham dự vào. Chính trong những mối quan hệ ràng buộc này mà con người khẳng định ý chí và cái tôi riêng biệt của mình.

Những năm bảy mươi, Nguyễn Khải đi vào chiến trường và viết nên những tác phẩm đậm chất sử thi, ca ngợi phẩm chất anh dũng của con người Việt Nam trong chiến đấu.

Mùa lạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông thời kỳ đầu.

Hỏi:

Thưa nhà văn, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, đất nước ta bước vào một thời kỳ mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đây là giai đoạn mở đầu cho công cuộc cải cách xã hội, củng cố xây dựng cơ sở vật chất, tinh thần. Nông trường Điện Biên là một trong rất nhiều các nông trường được thành lập vào giai đoạn này. Đời sống ở nông trường Điện Biên có mọi ý tưởng để so sánh: xưa là bãi chiến trường ác liệt, nay phủ đầy màu xanh, xưa chống giặc, nay xây dựng đất nước... Những con người trong đời sống hiện tại hôm nay rất khó có thể hình dung về không khí lao động ngày ấy, hình ảnh của những con người lao động ấy...

Đáp:

Thế hệ ngày nay khó lòng có thể hiểu tường tận ý nghĩa của cuộc sống trong những năm tháng ấy. Nông trường Điện Biên là mảnh đất độc đáo, với chiến tranh và hòa bình, quá khứ đau thương và tương lai sáng tươi, người chết và người sống, vinh quang và mất mát... Nhưng chỉ sau vài năm đất đã được phủ đầy một màu xanh mỡ màng. Người ta khó có thể tưởng tượng ra

đó từng là một bãi chiến trường ác liệt nếu thỉnh thoảng không gặp một xác xe tăng, một hố bom lớn. Tôi lên Điện Biên là để viết về cuộc sống mới, con người mới. Chuyện yêu đương, chuyện gia đình vợ con, nghề nghiệp là chuyện hàng ngày của bất kỳ con người nào. Chỉ có những người có niềm tin mãnh liệt vào một lý tưởng xã hội mới thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Công nhân nông trường là các cô gái từ miền xuôi lên. Họ có ước nguyện tới miền đất này để tạo lập một cuộc sống mới tốt hơn, đẹp hơn cuộc sống trước đây. Tuy nhiên trong số họ cũng có nhiều người mơ mộng, lãng mạn, tình nguyện lên Điện Biên để sống với những chiến thắng, sống với những anh hùng vừa qua khói lửa. Những người như thế sẽ mau chóng thất vọng vì cuộc sống thực tế khác xa với phim ảnh. Những người gắn bó với nông trường nhất là những người lính đã trực tiếp cầm súng, thồ gạo trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hòa bình lập lại họ tiếp tục ăn gạo hẩm, mắm khô, không đủ rau xanh... để xây dựng nông trường, để tiếp tục lao động cực nhọc, gỡ dây thép gai, tháo mìn, phạt cây, phát cỏ, lấp hố bom, mở đất canh tác. Tất cả những con người đó tạo nên một cuộc sống đầy sinh động và rộng mở. Ý tưởng ban đầu của mỗi cá nhân là xây dựng nên một "cộng đồng nông trường" tốt đẹp. Tuy nhiên trong số họ cũng có một vài người sống lang thang, trôi dạt khắp nơi và chỉ đi lên nông trường khi không còn lối thoát nào tốt hơn. Tôi muốn tìm hiểu, phân tích những con người này, những mâu thuẫn tâm lý này khi họ đụng chạm vào cuộc sống tập thể, một cuộc sống tập thể mà trong đó mọi người không hề có chung ký ức.

Hỏi:

Những con người như thế hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng rất khó khăn. Họ có những vỏ bọc "cái tôi" vô cùng lớn, một chút kiêu ngạo, một chút ích kỷ, một chút tủi phận, hờn đời. Ông đã gặp được một mẩu nhân vật có thật ở nông trường Điện Biên?

Đáp:

Tôi lên nông trường và xuống thẳng một đội sản xuất, trồng lạc. Trong số mười lăm nữ công nhân chưa chồng, có một cô có cá tính nổi bật. Chị ta

đã ngoài ba mươi. Chồng chết, con chết mới tìm lên đây. Chị tên Xuân, vóc dáng sồ sề, mặt thô, chân tay thô, cười nói cũng thô, một phụ nữ từng trải, phiêu bạt, bất cần trong cách ăn mặc, trong ứng xử. Chị tỏ ra là "tôi chỉ là thế, tôi chả cần lấy lòng ai cả, thích thì tôi ở, dở thì tôi đi". Nhưng mọi người trong tổ lại rất thích chị, hay đùa chị, gán ghép chị với những chàng trai trẻ. Mọi người cười, chị cũng cười hồn nhiên, không giận ai bao giờ cả. Chị tính tình như đàn ông, phóng khoáng, rộng lượng. Cách làm ăn của chị thì không ai theo kịp. Chị nhổ lác nhanh nhất, tuốt lạc nhanh nhất. Anh em bộ đội phải dùng bao tay để nhổ lạc, còn chị chỉ cần đôi tay trần cũng lôi được khóm lạc lên trọn vẹn, gọn gàng. Chị xấu xí nhưng lại dễ gần. Chị vừa làm, vừa hát xẩm, hát chèo, hát trống quân, nói ví... Bao nhiêu phương ngôn, ca dao, tục ngữ chị nhớ hết. Chị còn viết bích báo bằng thơ lục bát. Thơ nôm na được nhiều người thuộc...

Hỏi:

Phải chăng chị Xuân - con người thực ngoài đời ấy đã hóa thân thành cô Đào trong Mùa lạc?

Đáp:

Tôi ở đó một thời gian ngắn. Ban đầu tôi có ác cảm với chị bởi hình thức bên ngoài, bởi cách ứng xử bỗ bã, nhưng dần dần trở nên thân hơn với chị. Chị quả là không thể thiếu đối với đội sản xuất. Chị là mẫu người mà bất kỳ nhóm người nho nhỏ nào cũng cần có. Chị đi làm luôn về sau cùng, dậy lại máy móc, rào lại vườn rau của nông trường. Người khác có gia đình nên đã về trước để lo toan cho tổ ấm nhỏ bé của họ. Chị chơ vơ một mình. Đội sản xuất có hai lối đi, một lối qua khu gia đình, một lối vòng. Vào buổi chiều khu nhà tập thể rất ồn ào, bố mẹ gọi con, tiếng bát đũa, tiếng cãi vã... Chị luôn đi đường vòng. Chị rảo bước như chạy, âm thanh của đời sống gia đình làm chị thèm muốn. Tôi bất chợt nhìn thấy dáng tất tả của chị vào mỗi buổi đi làm về như thế. Chị Xuân đã hóa thành cô Đào từ giây phút đó. Suốt thời gian ngồi viết không lúc nào tôi tự hỏi là nhân vật này (cô Đào) là mới hay cũ, là thuộc dòng văn học hôm qua hay hôm nay. Chỉ biết chị Xuân là người đàn bà có số

phận như nhiều người đàn bà khác tôi đã gặp. Cuộc đời đổi khác, mở ra nhiều hướng đi. Mỗi người có quyền nhìn xa hơn, mong ước nhiều hơn cảnh ngộ của mình, có quyền chọn lựa, có quyền bắt đầu một cái gì đó khác trước, để hy vọng vào tương lai.

Hỏi:

Bây giờ xin được đề cập trực tiếp đến tác phẩm Mùa lạc. Trong khung cảnh những người công nhân hăng hái làm việc, mồ hôi đầm đìa, hình ảnh Đào và Huân bên cạnh máy tuốt lạc nổi bật lên. Đào thì "Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, hàm răng khểnh của người luôn ưa cười cợt", còn Huân "thanh niên chưa tròn hăm lăm tuổi rất khoẻ và đẹp trai". Hình ảnh Đào được nhấn mạnh thêm bởi một loạt từ miêu tả hình dáng thô, thiếu hòa hợp, đầu nhọn, chân ngắn, bàn tay có đốt to. Bên cạnh hình ảnh trẻ trung, xinh tươi, tràn đầy sức sống của Huân, tác giả muốn tạo cho người đọc cảm giác khó coi về Đào?

Đáp:

Thoạt nhìn Đào, người khác sẽ có cảm giác khó chịu như khi tôi gặp chị Xuân. Chị không những thô về con người mà ngay cả cách làm việc cũng khác hẳn cung cách của người phụ nữ. Nó thật hoạt bát và sinh động "Hai bàn tay có những ngón rất to vẫn thoăn thoắt quơ ra phía sau nắm từng bó lạc và bằng một cử chỉ rất nhanh, chị uốn hai cổ tay siết những rễ cây đầy củ lạc già lên vòng trục". Tôi muốn báo trước trong một hình dáng khó coi thế, tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt và nó sẽ trào ra trong giây phút quyết định của cuộc đời. Hình ảnh Huân bên cạnh Đào không phải để làm nổi bật hình thức của Đào. Cặp hình ảnh song song đó có một dụng ý rõ rệt. Tôi muốn sự đối lập hình thức càng cao thì sự "kết đôi" hai tâm hồn ấy càng có giá trị. Bởi vì sự trẻ trung, tươi mới của Huân chính là báo trước sự trẻ trung, tươi mới của tâm hồn Đào sau này. Một tâm hồn trải qua bao thử thách, bao nỗi đau khổ, cuối cùng vẫn tìm được sự hòa hợp với những tâm hồn khác.

Tuy nhiên trước khi tìm thấy sự hòa hợp ấy tác giả cũng đã hé lộ cho thấy tâm hồn Đào rất dễ bị tổn thương. Trong giờ giải lao, mọi người gán chị với người này, người kia, đùa chị là vẫn còn ở tuổi thanh niên. "Đấy là câu đùa cửa miệng của nhiều người đối với Đào nhưng lần nào nghe câu nói ấy chị cũng buồn tủi như chợt biết lần đầu về mình".

Đáp:

Trước khi kể về quá khứ buồn bã của Đào, tôi muốn hé lộ ra tính cách của Đào. Dù có bầm dập, lấm lem tới đâu đi nữa trong con người đó vẫn tồn tại một phần tâm hồn trong sáng, non nớt. Nhất là với những người đàn bà, họ dễ bị tổn thương nếu bị va chạm vào phần yếu mềm đó. Với Đào, chị dễ bị tổn thương là do quá khứ của chị. Nhu cầu được sống, được yêu thương và yêu thương người khác, quan tâm đến người khác là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Đào cũng có những nhu cầu ấy. Đào tủi thân vì dù người ta không ghét chị nhưng luôn trêu chọc chị. Trong đội sản xuất chỉ có Huân là người có tình cảm trìu mến thực sự, thông cảm thực sự với chị. "Cặp mắt hơi nâu rất đẹp của anh lim dim nhìn Đào trìu mến". Đào nhận thấy điều đó. Chị vui sướng. "Đôi gò má cao của chị ửng đỏ, đôi môi định mún lại nhưng không chặt. Vừa vui sướng vừa như cưỡng lại sự vui sướng ấy. Chị thở rất mạnh, với lấy một cây lạc bứt từng củ một". Tâm hồn Đào tuy dễ bị tổn thương nhưng chỉ cần một cử chỉ nhỏ, chân thành của người ngoài là đủ vỗ về, an ủi chị.

Hỏi:

Chị hiểu con mắt trìu mến của Huân nhưng tại sao chị còn đến trước mặt Huân ngân nga "Huê thơm bán một đồng mười. Huê tàn nhị rữa bán đôi lạng vàng. Giá đôi lạng vàng vị tất đã bán đâu anh Huân ạ". Trong sách hướng dẫn học văn, câu này được hiểu là "Sự khẳng định ý thức về bản thân, về cái quyền được hưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc như mọi người phụ nữ khác". Ông nghĩ gì về lời bình này?

Phân tích và cảm nhận tác phẩm văn học thế nào là quyền của mỗi người đọc, không thể áp đặt hay ép buộc một cách hiểu duy nhất. Trong mạch truyện như vậy, khi Đào nhận ra tâm hồn của Huân thành thực chân thành với mình, Đào mới cảm động. Đào có thể than thở, có thể dốc bầu tâm sự với Huân. Khi Đào ngân nga "Huê thơm bán một đồng mươi. Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng" thực chất Đào chỉ muốn nói cho Huân nghe dù chị nói to trước bao nhiêu người. Chị tìm thấy sự cảm thông ở Huân và sẵn sàng thổ lộ tình cảm của mình. Sau lời thở than, tủi thân ấy, nụ cười "trắng bóng đầy khích lệ của Huân lại khiến chị dẹp quá khứ sang một bên. Chị trở lại là một nữ công nhân nông trường tin vào cuộc sống, tin vào đời sống yên ổn mà có thể chị sẽ được hưởng sau này.

Hỏi:

Đào từng có một cuộc sống gia đình, "lấy chồng từ năm 17 tuổi nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều lần bỏ đi Nam" rồi con chết, chồng chết. Gia đình tan hoang, không nhà cửa, không quê hương, từ đó chị "Đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường", ngày mưa ngày nắng, tất tả ngược xuôi, Đào sống không một chút tương lai, không có gì gắn bó, thậm chí "muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống". Dù vậy cuộc sống của chị không phải là đã bị đẩy vào hoàn cảnh bi thảm nhất, hoàn cảnh đói khát, bệnh tật, mong manh giữa sống và chết. Đào vẫn có thể buôn thúng bán mẹt sống qua ngày...

Đáp:

Đó là một trạng thái tâm lý phức tạp của một lớp người trước giải phóng (hiện nay đâu đó vẫn còn mẫu người đó). Đào lăn lóc, lang thang khắp nơi, không phải vì Đào muốn sống cuộc sống giang hồ mà vì chị không còn con, không còn gia đình để bấu víu vào. Đây không phải sự nương tựa về mặt vật chất mà là một sự nương tựa về tinh thần. Chị mất gia đình, mất cái mà chị có thể vì nó mà phải vất vả. Những nhu cầu tình cảm không được đáp ứng. Chị sống như không phải là sống nữa, chỉ đơn thuần là tồn tại. Điều này khiến Đào không chịu nổi. Tình cảm ứ lại trong tâm hồn làm chị đau khổ. Đào không còn ai để chia sẻ (tất nhiên đây là ý nghĩa thiển cận của Đào). Đào

sống lạc lõng, trơ lỳ. Đào lầm lì, lặng lẽ và trơ tráo với tất cả mọi người. Đào cô độc, cô độc hai lần, một lần với cuộc sống, một lần với chính mình.

Hỏi:

Hoàn cảnh đã tạo nên kiểu sống của Đào khiến chị sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tỵ với mọi người và hờn giận cho thân mình. Đào không thể tìm thấy cách đối xử khác đối với mọi người?

Đáp:

Đào đã biết đến thiên chức của người đàn bà, niềm vui của người đàn bà. Nhưng mất chồng con, Đào mất tất cả niềm vui đó. Ngần ấy đã đủ làm người ta khô cằn. Hơn nữa Đào là thân gái phải lang thang phiêu bạt kiếm ăn, tất phải trở nên táo bạo và liều lĩnh. Nếu không thì liệu chị có thể yên nổi! Nhu cầu yêu thương dần bị bản năng sống chèn ép đi, khiến cuộc sống bên ngoài càng thêm trơ lỳ. Nhưng thực ra trong sâu thẳm nó không mất đi, nó bị dồn nén vào một góc nào đó của tâm hồn Đào. Nó ấp ủ, âm ỉ, nhức nhối cho đến khi có cơ hội bùng vỡ ra. Ấy là lúc "ngày ốm đau, nằm nhờ người quen, bưng bát cơm nóng nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ trước đây cũng có một gia đình, có một đứa con sớm lo việc sớm, tối lo việc tốt. Những giây phút ấy Đào rất dễ đi đến những quyết định làm thay đổi cuộc sống của mình. Ý nghĩ chợt lóe lên rồi lại tắt ngấm. "Muốn về quê sống lại ở quê hương nhưng nào còn ai". Ý nghĩ "không còn ai" để mình lo lắng, yêu thương bám chặt lấy Đào, đẩy Đào

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 96 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w