Tác phẩm: SÓNG (THƠ)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 138 - 148)

Tác giả: Nhà thơ XUÂN QUỲNH Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU phân tích

Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh năm 1942 tại Hà Đông, Hà Tây. Xuân Quỳnh là một diễn viên múa của đoàn văn công. Sự cuồng nhiệt của điệu múa, sự tinh tế của nét mặt, sự mênh mông của sàn diễn đã in rất rõ nét trong những bài thơ của Xuân Quỳnh. Bà in nhiều thơ bao gồm các tập Tơ tằm-chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1974) Lời ru trên mặt đất (1978) Tự hát (1984) Sân ga chiều em đi (1984) Hoa cỏ may (1989)... Là một nhà thơ nữ nhưng cảm xúc của Xuân Quỳnh không bị lạc vào cái tủn mủn thường nhật mà luôn hướng tới những khát vọng sống bao la, mãnh liệt.

Là một nhà thơ nổi tiếng của thế hệ nhà thơ, trưởng thành sau năm 1975, Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957, Ứng Hòa, Hà Tây) đã tạo ra những cảm nhận mới về cuộc sống hiện đại qua những tập thơ của mình. Thơ ông thường dùng những hình ảnh ấn tượng, những động từ mạnh để dựng lên một cuộc sống hiện đại bề bộn đầy bất trắc, lo âu nhưng cũng chứa đựng những vẻ đẹp mới. Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Thiều bao gồm: Sự mất ngủ của lửa (1993), Nhịp điệu châu thổ mới (1998)…

Hỏi:

Đa số chúng ta đã không thể xác định được vị trí và giá trị thực sự của bài thơ Sóng trong dòng văn học cách mạng. Xuân Quỳnh viết bài thơ này năm 1967, khi chiến tranh vẫn còn rất khốc liệt. Những tác phẩm văn học đều mang cảm hứng anh hùng ca. Các nghệ sĩ dẹp bỏ những cảm xúc cá nhân, riêng tư của mình để hòa vào dàn đồng ca của nền nghệ thuật cách mạng, liệu bài thơ này có được coi là một tác phẩm thuộc dòng văn học kháng chiến dù nó được viết vào thời điểm ấy?

Sự xuất hiện bài thơ này trong thời điểm ấy phải được coi như một phép lạ của nghệ thuật. Trong khi các bài thơ khác vọng vang âm hưởng anh hùng ca thì bài thơ này lại biểu hiện một giai điệu tình yêu dịu ngọt nhất... Do xuất hiện vào đúng thời điểm ấy nên tác phẩm biểu hiện cho một chiều kích khác của cuộc sống mới. Và tôi thấy rằng không lời ngợi ca nào hơn dành cho cuộc sống mới khi người nghệ sĩ ca ngợi chính tình yêu, chính khao khát từ chính cuộc sống ấy. Bom đạn, khó khăn không làm cho con người run sợ, không làm cho con người khô cứng đi... Tất cả những điều đó đều vô nghĩa trước tình yêu. Có lẽ đó là lý do tại sao tác phẩm này (ngoài giá trị nghệ thuật) vẫn được nhắc đến hết sức trân trọng khi chúng ta tìm hiểu thơ ca giai đoạn đó.

Hỏi:

Trong tâm thức truyền thống Việt, "dòng sông" chứ không phải "biển cả", mới gắn liền với những khát khao, những khó khăn, ước vọng của con người. Xuân Quỳnh lớn lên ở Hà Tây, một vùng đất khá xa biển. Tại sao hình ảnh biển cả lại có thể xuất hiện trong cảm xúc của Xuân Quỳnh?

Đáp:

Đúng là cảm xúc về biển khơi xuất hiện rất ít trong tâm hồn Việt dù chúng ta có cả một biển Đông mênh mông. Dường như chúng ta bị "ngợp" trước cái mênh mông, cái không thể đoán định được của biển khơi nên đã tự "thu mình" lại. Hình ảnh biển khơi có lẽ xuất hiện trong tâm hồn Xuân Quỳnh khi tác giả cảm nhận được sự "không giới hạn" sự "tự do" và sự "không nắm bắt được" của tình yêu... Để biểu hiện một tình yêu tuyệt đích như thế, tác giả chắc chắn không thể "vùng vẫy" trong những hình ảnh giới hạn được mà phải vươn ra những không gian chơi vơi của biển cả.

Hỏi:

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Tác giả bắt đầu bài thơ với hai cặp tính từ kép, mỗi cặp chứa đựng hai tính từ trái nghĩa nhau "dữ dội" với "dịu êm", "ồn ào" với "lặng lẽ"... Đó có phải là những tính chất của tình yêu?

Đáp:

Không phải. Tình yêu chỉ tồn tại khi có sự tương tác, sự kết hợp của hai phía. Trong hai câu thơ này, tác giả muốn miêu tả cái cảm giác bồn chồn, mơ hồ của nỗi khao khát tình yêu... Có lẽ do giới hạn của câu thơ nên tác giả mới chỉ dùng đến hai cặp tính từ kép như vậy... Nếu được viết hết những cảm nhận của mình, có lẽ tác giả sẽ phải dùng gần hết các tính từ "xao xuyến" nhất của tiếng Việt mới có thể miêu tả đủ tính chất của nỗi khắc khoải tình yêu ấy. Tuy nhiên, chỉ bằng hai cặp tính từ kép ấy, người đọc cũng có thể cảm nhận được sự khao khát, sự giày vò, mong mỏi tình yêu

Hỏi:

Trong bản in trong sách giáo khoa lớp 12, "chủ thể" của cảm xúc được in là "sông" chứ không phải là "sóng" như một số bản in khác. Theo ông, hình ảnh "sông" hay "sóng" ở đây mới thực sự hợp lý?

Sông (sóng) không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Đáp:

Theo tôi, hình ảnh con "sóng" là hợp lý nhất với bài thơ. Thứ nhất, bài thơ có cảm hứng và có tên là "sóng", thứ hai, trong cả bài thơ, hình ảnh "dòng sông" không hề còn thấy xuất hiện nữa (điều này trái với nghệ thuật thơ ca vì các tác giả phải khai thác, phải liên kết hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ). Điều thứ ba là về nhịp điệu thơ. Sự nhấn mạnh "Sóng không hiểu nổi mình" nên "Sóng tìm ra tận bể" rõ ràng ấn tượng và có hiệu quả hơn nhiều. Từ ba lý do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng bản thảo đầu tiên của Xuân Quỳnh chắc chắn là con "sóng" chứ không phải dòng "sông". Trong hai câu thơ này, con sóng khao khát với những cảm xúc "trái ngược" trên đã "không hiểu nổi mình". Tình yêu có nhiều lối đi hết sức bí mật và kỳ diệu. Sự "không hiểu nổi

mình" cũng là một dấu hiệu đặc biệt và rõ ràng khi tình yêu bắt đầu chế ngự con tim mình.

Hỏi:

Tình yêu ấy, không chỉ đến với cá nhân đơn lẻ, mà đó là tình yêu đôi lứa của tự nhiên, đã xuất hiện từ rất lâu, rất lâu trong cuộc sống của con người.

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế

Tại sao sự bồi hồi, sự mơ hồ, sự không rõ ràng của tình yêu vẫn cứ tồn tại mãi mãi đối với con người?

Đáp:

Tình yêu không để lại bất kỳ kinh nghiệm nào. Không ai có thể bảo người khác là nên yêu thế này, không nên yêu thế kia. Tình yêu là một món quà chung nhưng chỉ trao bí mật cho từng cặp tình nhân một. Những bí mật ấy mãnh liệt và có vẻ hoang đường đến mức mà cặp tình nhân ấy có kể lại cũng không ai tin. Thậm chí người ta còn nhìn những người tình say đắm như những người không bình thường. Con sóng tình yêu ấy "ngày xưa và ngày sau" vẫn mãi mãi "không hiểu nổi mình như thế. Con người chỉ cảm nhận được:

Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

Hỏi:

Tình yêu bắt nguồn từ đâu, khi nào và tại sao lại như thế. Đó là những câu hỏi mãi mãi không có lời đáp cụ thể. Thế nhưng trong khổ thơ tiếp theo, Xuân Quỳnh đã "liều lĩnh" đặt lại các câu hỏi ấy. Theo ông, bài thơ có cần thiết có khổ thơ ấy không khi tất thẩy chúng ta đều biết là tình yêu là không thể nắm bắt được?

Trước muôn trùng sóng vỗ Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?

Như tôi đã nói, không có kinh nghiệm nào hết trong tình yêu. Dù đọc cả trăm ngàn cuốn sách nói về tình yêu, nhưng khi bắt đầu yêu, con người lại phải chập chững học đi những bước đi đầu tiên, bập bẹ tập nói lời yêu đầu tiên. Thế cho nên khổ thơ này có thể không mới, không độc đáo, nhưng không bao giờ cũ cả... Trong cuộc khải hoàn ngây ngất của tình yêu ấy "em nghĩ" về chúng ta, về biển lớn - cuộc đời và tự hỏi tại sao lại có thể xuất hiện tình yêu ở đó được? Đấy rất có thể là câu hỏi đã giày vò tâm hồn nhà thơ. Tại sao trong cuộc sống vất vả nhọc nhằn, gian khó ấy, tại sao giữa những con người rất đỗi đơn sơ bình thường ấy lại có thể có được tình yêu? Đấy là một sự ngạc nhiên lớn, không, quá lớn... Chính vì sự ngạc nhiên ấy đã làm xuất hiện các câu hỏi như trên.

Hỏi:

Tình yêu gắn liền với sự lãng mạn, lung linh nên khi tình yêu xuất hiện giữa cuộc đời gian khó thì quả là một phép lạ. Thế nhưng tác giả bắt đầu giải thích phép lạ ấy khá ngộ nghĩnh:

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu

Ông có thấy rằng hai câu thơ này khá đơn giản và thậm chí có thể làm người đọc buồn cười không?

Đáp:

Không hề có sự buồn cười ở đây. Đúng là cách giải thích đó có vẻ như khá "ngô nghê" thế nhưng nó lại rất đúng với mạch tình cảm trong bài thơ. Như tôi đã nói, con người phải tập bập bẹ những lời yêu đầu tiên mà. Nhưng

cái điều hay nhất và lôgíc nhất là với sự "giải thích" rất hợp lý ấy câu hỏi lại không thể đi được đến cùng lời đáp:

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

Tình yêu là thế. Mọi câu hỏi về nó sẽ mãi mãi không có câu trả lời. Chỉ có niềm khao khát mãnh liệt chế ngự tất cả chúng ta. Hai khổ thơ này tác giả miêu tả rất chuẩn xác nhũng bước chập chững đầu tiên trong tình yêu ấy.

Hỏi:

Con người có thể không thể giải thích chính xác được và những cảm xúc do tình yêu mang lại nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nó. Tại sao hình ảnh con sóng lại xuất hiện tràn ngập trong những câu thơ tiếp theo:

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lúc này cảm xúc của bài thơ đã được đánh dấu bằng giai đoạn "ta yêu nhau" rồi. Những con sóng tình yêu ở khắp mọi nơi, "dưới lòng sâu", "trên mặt nước" làm cho con người choáng ngợp trong niềm hạnh phúc vô biên. Trong mọi lúc mọi nơi, tình yêu tràn vào tất cả từng cử chỉ, từng hành động, từng suy nghĩ, từng mơ ước của con người..

Hỏi:

Một số nhà phê bình đã đồng nhất hình ảnh "nhớ bờ" với "nhớ anh. Hình ảnh "bờ" có phải tượng trưng cho hình ảnh của người yêu?

Đáp:

Tôi cũng đọc nhiều những ý kiến tương tự như thế về hình ảnh "bờ". Tuy nhiên ở đây có sự nhầm lẫn khá lớn. Những con sóng "nhớ bờ" đến mức "ngày đêm không ngủ được" lại biểu biện một điều khác. Những con song -

nỗi khao khát tình yêu luôn luôn muốn vươn xa, muốn chạm đến "bờ tận cùng" của "bể lớn tình yêu". Nhưng tình yêu luôn vô tận "không bờ bến" nên những con sóng cứ ngàn đời khắc khoải mãi. Đây mới là ý nghĩa lớn nhất của hình ảnh này. Chính vì nó mang ý nghĩa đó nên hai câu thơ này mới "gợi" đến hai câu thơ tiếp theo

Lòng em nghĩ đến anh Cả trong mơ còn thức

Những ý nghĩ, những khao khát về tình yêu không bao giờ kết thúc cả. Thậm chí chúng vẫn tiếp tục khao khát ngay cả khi đời sống tự nhiên bị giới hạn (bởi giấc ngủ). Điều đó tôn vinh sức mạnh mãnh liệt và vô tận của tình yêu.

Hỏi:

Cho đến hai câu thơ "Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức", bài thơ đầy chất lãng mạn, nhẹ nhàng.. Thế nhưng có một điều gì đó đã khiến cảm xúc của tác giả thay đổi hẳn trong khổ thơ tiếp theo? Điều gì đã khiến cho tình yêu đang thi vị bỗng nhiên tràn đầy sự tất tả, gian nan đến vậy?

Đáp:

Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương.

Đúng là cảm xúc của tác giả đã đột ngột thay đổi. Trong bài thơ tác giả không cho chúng ta biết rõ ràng lý do của sự thay đổi ấy. Thế nhưng chúng ta phải hiểu rằng, với tình yêu thi vị và lãng mạn như vậy, thật khó khăn để đối mặt với những gì thường nhật thô vụng và khô khan. Cảm xúc của người đọc bị hẫng mạnh nếu như chúng ta hiểu ra sự tinh tế của tác giả trong khổ thơ này. Cái tình yêu lãng mạn ấy đã vuột khỏi tay con người. Có điều gì đó đã giãn cách con người với tình yêu thiêng liêng của mình. Con người dù "xuôi

ngược" nơi nào cũng "ngoái nhìn" tình yêu của mình. Đây chính là chất bi kịch trong bài thơ tưởng như rất ngọt ngào và êm ả này.

Hỏi:

Điều gì đã ngăn cách con người với tình yêu?

Đáp:

Có quá nhiều thứ trong cuộc đời này khiến cho chúng ta tuột mất tình yêu. Đôi khi chỉ là một lý do rất đơn giản. Chúng ta ích kỷ, chúng ta tự bằng lòng với mình... đều khiến chúng ta có thể lãng quên tình yêu trong một phút giây nào đó. Và chỉ cần một phút giây định mệnh đó thôi, tình yêu sẽ giương đôi cánh vàng vụt bay mất.

Hỏi:

Trong khổ thơ bên trên, chúng ta đã phân tích rằng tình yêu là vô tận và không ai có thể đi đến tận cùng được tình yêu. Thế nhưng ở khổ thơ tiếp theo, tác giả lại thể hiện một điều ngược lại:

Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở.

Đáp:

Chúng ta phải đặc biệt lưu ý đến sự biểu cảm của từ "chẳng". Nó là một từ được dùng khi con người không chắc chắn lắm về điều mình nghĩ, và hơn nữa, khi dùng từ đó, con người mang cho nó một mong ước trở thành điều giống như mình nghĩ..

Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở

Tác giả nói với lòng mình rằng dù "cách trở" như vậy nhưng con sóng "sẽ tới bờ thôi". Đó là một câu cảm thán, một câu hi vọng chứ không phải một câu khẳng định. Bản thân tác giả rõ ràng không thể biết được tình yêu có trọn vẹn được hay không!

Hỏi:

cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Bài thơ đột ngột thay đổi các hình ảnh biểu hiện. Tại sao tác giả lại không dùng những hình ảnh biểu hiện trực tiếp cho tình yêu mà lại dùng những hình ảnh khác hẳn?

Đáp:

Điều này càng làm rõ ý nghĩ của câu thơ "Con nào chẳng tới bờ" ở khổ thơ trên. Tác giả "bất lực" không thể "giải thích" một cách rõ ràng, trực tiếp bằng các hình ảnh của tình yêu nên đã chọn cách so sánh, cách nói gián tiếp để giải thích. "Năm tháng" và "mây" vẫn trôi qua cuộc đời và biển cả. Thế nhưng ở đây có một điều rất hay là: Tất cả mọi vật đều có thể mang ra so sánh với nhau. Người ta có thể mang sự vật này ra so sánh với một sự vật khác để có thể đoán định được quy luật của chúng. Nhưng có một điều duy nhất là không thể so sánh và do đó không thể đoán định được. Đó chính là tình yêu. Tình yêu là một sự khác biệt, vượt lên tất cả những dự đoán của con người. Có thể nói, đến đoạn thơ này, tác giả đã "kiệt sức" khi nói về tình yêu, giống như con người nhỏ bé kiệt sức trong tình yêu bao la của mình. Sự kiệt sức này càng làm cho bài thơ trở nên thực hơn và lung linh hơn.

Đúng là cảm xúc của tác giả về tình yêu bao la đã "kiệt sức" ở đoạn thơ đó. Điều này được chứng minh bởi nỗi khát khao rất "thụ động" trong khổ thơ kết:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ

Đáp:

Đúng vậy. Nhưng điều đó càng làm cho bài thơ trở nên chân thực và sinh động vì nó gần gũi với các biểu hiện của đời sống. Con người "kiệt sức" trong tình yêu bao la của mình. Tình yêu ấy, đối với con người, mãi mãi sẽ không trọn vẹn. Không phải bản thân tình yêu ấy không trọn vẹn mà do con

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 138 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w