Tác phẩm: BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG (THƠ)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 73 - 85)

TáC giả: Nhà thơ HOÀNG CẦM Nhà thơ HOÀNG CẦM phân tích

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt, sinh ngày 22-2 năm 1922 tại Lạc Thổ, Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ra và lớn lên trong một cái nôi văn hóa Bắc Ninh, trong sự ngọt ngào của các làn điệu dân ca quan họ, những lễ hội tưng bừng và truyền thống tranh Đông Hồ rực rỡ. Ông tham gia thanh niên cứu quốc năm 1944 và viết nhiều vở kịch thơ để diễn cho nhân dân và bộ đội xem. Những vở kịch thơ Kiều Loan (1942), Hận Nam quan (1944), Lên đường (1950) được diễn rất nhiều lần và rất nổi tiếng đương thời.

Về thơ ca, ông có các tập: Quê hương (1955), Tiếng hát Quan họ (Trường ca, 1956); Men đá vàng (truyện thơ 1989); Mưa Thuận Thành (1991).

Kịch thơ của ông mang đậm lối diễn xướng của văn hóa dân gian và ông cũng chính là một trong những tác giả viết nhiều kịch thơ nhất trong văn học hiện đại Việt Nam. Thơ ông cũng thấm đậm văn hóa Kinh Bắc. Người đọc nhớ đến ông nhiều nhất qua những bài thơ như Lá diêu bông, Cỗ bài tam cúc,… Ngọn lửa tươi sáng và tha thiết của những lời ca quan họ luôn phảng phất làm nên không khí thơ Hoàng Cầm.

Hiện ông đang sống ở Hà Nội.

"Bên kia sông Đuống" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Hoàng Cầm.

Bên kia sông Đuống được rút ra từ tập Quê hương, là một trong những bài thơ tiêu biểu của Hoàng Cầm.

Sông Đuống là con sông đào nối sông Hồng và sông Thái Bình, còn có tên là sông Thiện Đức. Sông Đuống chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai phần. Huyện Thuận Thành giáp với Gia Lâm ở nam phần tỉnh Bắc Ninh.

Hỏi:

Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người Viết về quê hương, các nhà thơ thường miêu tả tình cảm của mình mà ít khi làm nổi bật được chính vẻ đẹp của quê hương đó. Bài thơ Bên kia sông Đuống là một trong những bài thơ hiếm hoi làm nổi bật được vẻ đẹp của làng quê Việt Nam với những lớp văn hóa đặc sắc. Ông đã viết Bên kia sông Đuống như thế nào?

Đáp:

Viết về quê hương, điều cốt yếu phải làm hiện rõ nét cái hồn của vùng quê đó. Như vậy đòi hỏi phải có cảm xúc mạnh, trí tưởng tượng sâu rộng, sức liên tưởng dồi dào qua các sự vật tình cảnh có thực, đồng thời phải thấu hiểu lịch sử và nhân vật lịch sử của một vùng đất. Từ nhỏ tôi đã theo mẹ di lễ chùa, dự hội chùa Phật Tích, Chùa Dâu, Bút Tháp, Tiên Sơn, Long Khánh... và đến những phường hát Quan họ mà mẹ tôi là thành viên. Những đêm hát ấy thấm đẫm vào hồn tôi từ hồi đó. Lớn lên, tôi vào bộ đội năm 1947 và có viết một số bài thơ kháng chiến. Đầu năm 1948, tôi và một số anh em lập đội văn công, đóng ở chiến khu 12 thuộc làng Thượng huyện Phú Bình, giáp Thái Nguyên. Một buổi chiều Tư lệnh trưởng chiến khu 12 (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh và Lạng Sơn) gọi tôi lên và nói: "Tối nay có mấy người ở làng Đông Hồ lên báo cáo về tình hình chiến sự ở vùng này. Anh sang nghe vì đó là quê anh. Tôi hồi hộp và mong mỏi cả buổi chiều. Trước đó tôi nghe tin đồn rằng làng tôi đã bị giặc Pháp từ Hà Nội đánh lên, chiếm lấy. Ở đó tôi còn mẹ già, vợ và ba đứa con thơ. Chín giờ tối một người liên lạc đưa tôi đến Bộ tư lệnh. Vương Văn Trà là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Sông Đuống, lính toàn người địa phương, vừa cầm súng vừa đi cày. Vương Văn Trà là người làng

tôi nên mỗi lời nói của anh khiến tôi đau nhói nơi ngực trái. Bọn giặc chiếm được làng nào là lập hội tề ngay ở làng ấy và đốt đình chùa, phá chợ, cướp bóc của cải, đàn áp dân lành. Làng mạc tan tác, bố mẹ vợ con bị ly tán. Chính gia đình tôi cũng bị tan tác không biết di đâu, sống chết ra sao. Báo cáo quá nửa đêm mới hết. Tôi như ngồi trên cả đống than, đống lửa. Trở lại tòa soạn báo Quân Việt Bắc do Nguyên Hồng làm Tổng biên tập đóng trong một nhà dân, mọi người đã ngủ say, hơi lành lạnh của buổi đêm đã quá khuya. Ngổn ngang trong lòng. Tôi ngồi đốt thuốc lào nhưng không có ý định viết gì vì nỗi lo lắng về gia đình, vợ con tràn ngập trong tim. Khoảng 2 giờ sáng tiếng gà gáy vang lên, ngọn đèn dầu bập bùng. Tôi như tỉnh như mê, tình cảm trào ra bên ngoài, vội vơ lấy bút giấy và như có tiếng ai đó đọc dịu dàng văng vẳng bên tai:

Em ơi, buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cắt tráng phẳng lì

Cứ thế tình cảm trào ra ngòi bút. Tôi viết một mạch đến bốn giờ sáng. Tôi đánh thức Nguyên Hồng dậy và đọc cho Nguyên Hồng nghe. Mới nghe đến câu thứ năm với giọng đọc thiết tha, nức nở của tới, Nguyên Hồng bật khóc và cứ thế thổn thức cho đến khi tôi đọc hết bài thơ dài. Bài thơ nhanh chóng được phổ biến khắp nơi. Bây giờ nhớ lại cảm giác khi Nguyên Hồng nức nở khóc, tôi biết, tôi đã làm được một chút gì đó cho quê hương yêu dấu của tôi.

Hỏi:

Khi đó giặc Pháp đã chiếm nam phần Bắc Ninh. "Bên kia" là quê hương, là mảnh đất thân yêu đang bị quân giặc giày xéo. Sông Đuống là ranh giới giữa tự do và nô lệ, giữa hòa bình và khói súng, giữa tiếng ca tự do vui sướng và tiếng gào thét của trẻ nhỏ, cha mẹ già. Có lẽ từ ý tưởng này mà nhà thơ đã đột nhiên tìm thấy tứ thơ "Bên kia sông Đuống", một tứ thơ lộ rõ tính độc đáo và hiện đại. Nhưng ngay vào đầu bài thơ, người đọc thắc mắc về

một nhân vật "Em". Người em đó là ai và có ý nghĩa gì trong bài thơ này? Phải chăng "Em" ở đây là tượng trưng cho "tâm hồn" đau đáu quê hương của nhà thơ, một tâm hồn tự do không nguôi nhớ thương làng mạc, đất đai, cha mẹ vợ con?

Đáp:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Những câu thơ đầu tiên như thể có ai đọc cho tôi chép, chúng như thể những lời an ủi dịu dàng đối với tâm hồn đau khổ của tôi. "Em" ở đây tượng trưng cho nỗi khắc khoải của tâm hồn thi sĩ. Câu mở đầu là một lời an ủi nên các từ toàn là âm bằng dịu dàng. Tâm hồn thi sĩ vượt qua khoảng cách của không gian và thời gian để tìm về làng xóm quê hương. Tâm hồn ấy muốn dằn vặt, muốn đau nỗi đau chung của quê hương. Chỉ cần bằng hai câu thơ mở đầu đó thôi bài thơ lập tức được chuyển về đúng khung cảnh của quê hương và qua đó có thể trực tiếp nói lên tất cả nỗi đau đớn đang giày vò mảnh đất ấy mà không cần phải dùng đến "nỗi nhớ", "nỗi ly biệt", "nỗi xa cách" nữa. Như vậy chính tâm hồn thi sĩ đã trở về đúng nơi nguồn cội của mình. Ở mảnh đất yêu dấu ấy, bằng ký ức thơ ấu bằng nỗi nhớ thương lo lắng khôn nguôi cho gia đình hòa trộn với ấn tượng từ lời kể của Vương Văn Trà, tâm hồn thi sĩ mường tượng ra tất cả, từng khuôn mặt từng dáng cười, từng bờ cỏ, bụi cây.

Hỏi:

Hình ảnh hiện lên đầu tiên thật thân thuộc, thật thơ mộng và yên bình. Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ. Con sông Đuống ngày xưa, ngày còn thanh bình chảy êm ả, chan hòa, mượt mà giữa hai bờ. Nhưng giờ đây khi một bờ là vùng giặc chiếm thì cả con sông như chảy "nghiêng nghiêng" đau đớn. Cũng có thể hiểu sông khao khát nghiêng về phía bờ tự do. Theo tác giả, hình ảnh thơ này được hiểu như thế nào?

Để hiểu câu thơ này trước hết phải hiểu được từ "nghiêng nghiêng". Nếu chỉ dùng một chữ "nghiêng" thôi thì dòng sông được thể hiện trong trạng thái tĩnh. Còn khi dùng chảy "nghiêng nghiêng" tôi muốn nói lên một sông Đuống trăn trở, vật vã, thao thức trong tâm hồn nhà thơ.

sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

"Lấp lánh", "nghiêng nghiêng" rõ ràng là hai từ cùng thể hiện sự xao động khôn nguôi của dòng sông. Thi sĩ không phải còn ở bên bờ tự do ngóng về bờ bên kia nữa. Thi sĩ đã và đang ngụp lặn và vật vã trong chính dòng sông hồn mình. Và tâm hồn ấy chảy chạm vào:

Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc

Nhưng lập tức khung cảnh đẹp đẽ ấy của bờ bãi được đối lập với một nỗi đau xót đến "rụng bàn tay". Trong mười câu thơ đầu, tuy ranh giới cảm xúc của "Sông Đuống - Tâm hồn" chưa rõ ràng nhưng trong những cảnh quen thuộc thanh bình của bờ bãi, thi sĩ đã gửi gắm vào đó một cảm giác xót xa. Đó là một thủ pháp lạ lẫm, pha trộn những kỷ niệm ngọt ngào lẫn những nỗi đau hiện tại để báo trước những cảm giác đau thương tiếp theo.

Hỏi:

Dường như để cho nỗi đau xót được nhấn mạnh hơn, nhà thơ tiếp tục dựng lên hình ảnh quê hương trong bốn câu tiếp theo.

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Ở đây bản sắc dân tộc hay nói đúng hơn là bản sắc quê hương thi sĩ hiện ra rõ nét với truyền thống tranh Đông Hồ. Nhưng nếu như chọn hình ảnh khác, ví dụ một buổi chiều yên ả, một cổng làng, mái đình, cây đa thì ý nghĩa của quê hương sẽ được "nới rộng" và "phổ cập" hơn, phù hợp với nhiều làng quê của Bắc Bộ?

Đáp:

Tôi không nghĩ như vậy. Mỗi làng quê đều có một nét văn hóa riêng biệt cùng góp vào nền văn hóa đa dạng của dân tộc Việt. Điều cốt yếu là nét riêng biệt ấy phải thật độc đáo và thật nhân bản. Tranh Đông Hồ là tinh thần của quê hương tôi đồng thời cũng là một phần tinh thần không thể thiếu được của văn hóa dân tộc. Riêng trong bài thơ những câu thơ này có ý nghĩa khơi nguồn cảm hứng dẫn đến những câu thơ tuyệt đẹp phía sau. Khi Giặc kéo đến ngùn ngùn lửa hung tàn thì tất cả mọi thứ đều tan hoang, "ruộng ta khô", "nhà ta cháy". Tất cả chia lìa, hoảng loạn. Hình ảnh những con chó dại điên cuồng "lê sắc máu" đồng nghĩa với sự tàn bạo của kẻ thù. Nhà cửa mất, ruộng hoang, không nơi trú ẩn, không nguồn lương thực, các nhu cầu thiết yếu của con người không được đáp ứng. Cảnh tan hoang ấy không chỉ ở trong kiếp sống bình thường của một người dân mà nó còn làm đau đớn cả đời sống văn hóa tinh thần.

Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu.

"Mẹ con đàn lợn" và "đám cưới chuột" trong tranh Đông Hồ thể hiện sự phồn thịnh dồi dào, sung mãn của đời sống, nó toát lên niềm hoan hỉ, vui vẻ, hóm hỉnh... Nhưng tất cả những cái đó đều mất đi "từ ngày khủng khiếp". Chỉ cần qua hai hình ảnh ẩn dụ này thôi, đã đủ thấy sự tan hoang của đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân dướ gót giày quân thù. Điệp khúc "Bây

giờ... ở đâu" sẽ được lặp đi lặp lại suốt bài thơ, tạo nên một nhịp khắc khoải đau đớn.

Hỏi:

Núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp là những địa danh lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Bác Bộ - cái nôi văn hóa nước Việt. Cả đoạn thơ "Ai về bên kia sôong Đuống... chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu" vẽ nên một cảnh trầm buồn. Những hội hè, những tình cảm của con cháu cũng không còn được thể hiện với niềm cung kính nữa. Giặc Pháp đã phá tan tất cả. Tấm áo the gửi về cũng không còn biết "may áo cho ai" trong cảnh loạn ly...

Đáp:

Ai từng ở nông thôn mới có thể hiểu tiếng "chuông chùa văng vẳng" là gì. Khi hoàng hôn đổ xuống, tiếng chuông chùa cất lên, chim chóc loài vật đều tìm một nơi trú ngụ mong nghỉ ngơi qua đêm. Nhưng nhà cửa tan hoang, giặc càn khắp nơi, ở bên kia sông Đuống dân chúng biết trở về đâu trong cảnh hoàng hôn buồn bã ấy? Có một nhà phê bình nói rằng, ngoài giá trị nghệ thuật, bài thơ còn giữ lại những nét văn hóa vô giá mà thời gian dần dần làm mất đi. Để hiểu thấu đáo bài thơ này phải hiểu được văn hóa làng quê Kinh Bắc xưa "Nay người ở đdâu" được nhắc lại và láy thêm nghĩa ở "Bây giờ đi đâu về đâu". Đó là những kiếp người thương tâm, những nàng thôn nữ, những cụ già bạc đầu, những em bé nhỏ nghèo hèn. Tại sao lại các em bé nhỏ nghèo hèn? Vì các em "sột soạt quần nâu". Nhà nghèo mỗi năm hay hai năm mới được mua một cái quần để dùng, lâu năm người ta nhuộm đi nhuộm lại thật nhiều lần khiến quần dày lên, cứng lại, khi bước đi phát ra tiếng sột soạt. Đó là một nét sinh hoạt rất riêng biệt của người Kinh Bắc. Sau khi những "gương mặt" người quê lướt qua nhanh, bài thơ bắt đầu nhấn vào từng "mẫu văn hóa" một, "những cụ già", "những em", "những nàng môi cắn chỉ răng đen", "dệt sợi", "bán lụa" có nụ cười ngây ngất, dịu dàng tỏa vào mùa thu, cái khí sắc rạng rỡ của con người. Nhưng rồi cái khí sắc của đời sống ấy "bây giờ đi đâu về đầu". Người xưa có câu nói "Đàn ông tạo luật pháp, đàn bà tạo phong tục". Điều đó thật đúng. Muốn nhìn, muốn tìm hiểu một vùng văn

hóa nào chỉ cần đánh giá được đời sống của những người đàn bà, nhất là những thiếu nữ - tuổi mà bản năng phát triển đang mạnh mẽ nhất. Các thiếu nữ tạo nên khí sắc đời sống, tạo nên những buổi hát quan họ mà giờ đây biết "đi đâu về đâu". Hơn nữa trong các thôn nữ còn có một hình bóng yêu thương của thi sĩ, một hình bóng mà chàng trai thi sĩ muốn gửi về tấm the đen.

Hỏi:

Đối với con người Á Đông, quê hương đồng nghĩa với người mẹ và người mẹ là biểu hiện cao nhất của quê hương. Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào khi nhắc đến tình yêu quê hương cũng có bóng dáng người mẹ. Nỗi đau khổ của người mẹ là nỗi đau khổ lớn nhất, xót xa nhất của quê hương. Trong bài thơ hình ảnh một người mẹ nghèo "còm cõi, gánh hàng có dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng đối lập với "lũ quỷ mắt xanh trừng trợn" hùng hổ, tàn bạo, lao vào cướp phá "phiên chợ nghèo". Từ đây nỗi cơ cực, chua cay của người mẹ càng được làm nổi bật. Và cái dáng "còm cõi" được phụ thêm bởi cảnh hiu hắt của phiên chợ nghèo. Tại sao tác giả lại chọn hình ảnh người mẹ trong dáng điệu "gánh hàng rong" mà không chọn một hình ảnh khác ấm áp hơn?

Đáp:

Có thể có nhiều dáng vẻ và tình cảnh khác để diễn tả nỗi đau thương của người mẹ, nhưng tôi chọn hình ảnh người mẹ còm cõi và gánh hàng rong là có ngụ ý riêng. Tôi muốn đẩy nỗi đau đớn đến tận cùng. Trong bài thơ, người mẹ không chỉ nghèo mà còn héo hắt cô đơn. Mẹ "già nua còm cõi" mà vẫn phải khó nhọc cực khổ. Gánh hàng lặn lội từ tinh mơ, nhưng nào có gì, chỉ dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thếp giấy đầm hoen sương sớm". Không gì thê lương bằng. Nhưng rồi trong nỗi buồn bã của phiên chợ nghèo, cơ hội nhỏ nhoi mà mẹ tận lực mỗi ngày mới kiếm được miếng cơm cũng không có nữa, lũ "quỷ mắt xanh" đã giày xéo phiên chợ, làm nát tan thêm cuộc đời mẹ. Còn gì chờ đợi mẹ, những cụ già hay ăn trầu ư, những đứa trẻ thích kẹo bột ư, không, chợ đã tan hoang, chỉ còn:

Lá đa lác đác trước lều

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w