Tác phẩm: KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU (THƠ)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 63 - 73)

Tác giả: Nhà thơ TỐ HỮU Nhà thơ TỐ HỮU phân tích

Kính gửi cụ Nguyễn Du được trích từ tập Gió rộng. Đây là tập thơ tập hợp chủ yếu những bài thơ lấy cảm hứng từ công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau khi chiến thắng thực dân Pháp. "Gió lộng" tràn đầy tinh thần lãng mạn cách mạng. Tư thế của con người trong gió lộng là tư thế con người đứng ở đỉnh cao của thời đại và bay lên cùng lịch sử.

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, tác giả của tác phẩm bất hủ Truyện Kiều – tác phẩm được coi là tinh hoa tâm hồn người Việt, là mẫu mực của thi ca Việt Nam. Tất cả các thi sĩ sau này đều đọc trong Truyện Kiều phong cách phân tích tâm lí, tình cảm con người. Đó có lẽ là dòng suối tinh thần lớn nhất trong di sản tinh thần của chúng ta. Bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du đã được nhà thơ viết trong hoàn cảnh nào?

Đáp:

Năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã lan rộng ra các tỉnh miền Trung. Sự đánh phá dữ dội của giặc Mỹ khiến cho quân và dân ta gặp vô vàn khó khăn và thiếu thốn. Năm đó tôi có một chuyến công tác vào miền Trung. Một buổi tối trong chuyến đi ấy tôi nghỉ lại ở Nghi xuân, quê hương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cũng vào năm đó, năm 1965 toàn dân ta cùng với thế giới long trọng kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ. Trong đêm không ngủ, tôi suy ngẫm về Truyện Kiều, về thân phận của nàng Kiều, về Từ Hải, về Ưng Khuyển, Sở Khanh, về sự tráo trở của chúng và suy ngẫm về chính thân phận của Nguyễn Du. Những câu thơ tuyệt diệu trong Truyện kiều dần sáng lên trong trí nhớ của tôi, đó là câu thơ đã nằm trong ký ức của tôi từ thủa ấu thơ. Thơ lục bát là một loại thơ đặc biệt; chỉ cần nhớ vài câu đầu và ý nghĩa của bài thơ là có thể thuộc lòng toàn bài và nhớ trong một thời gian rất lâu. Trong đêm thanh vắng ngay trên đất Nghi Xuân, mảnh đất đã in dấu hình bóng của thi sĩ, những câu Kiều vang lên có một ý nghĩa đặc biệt, nhất là trong khoảng thời gian mà khắp nơi kỷ niệm 200 năm ngày sinh của người. Nhạc điệu của nhịp thơ lục bát bắt đầu dâng lên trong lòng tôi cùng với những suy tưởng về nàng Kiều, về số phận Nguyễn Du, về các giá trị lịch sử, về con đường của thời đại mới. Tất cả những điều đó đã thôi thúc tôi viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du. Tôi viết ngay trong đêm, viết xong thì đã có tiếng gà gáy sáng.

Hỏi:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ thật giản dị. Nó miêu tả chân thực cái lý do mà bài thơ này xuất hiện với thời gian, không gian rõ ràng. Nhan đề bài thơ là Kính gửi cụ Nguyễn Du, tức là một lời giãi bày, một lời tâm sự với chính Nguyễn Du. Cho nên để đọc được bài thơ phải hiểu rõ giá trị nhân bản trong Truyện Kiều. Những giá trị đó sẽ là tiên đề cho bài thơ?

Đáp:

Tất nhiên, nhắc đến Nguyễn Du chính là nhắc đến Truyện Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam đến nỗi những bà cụ già không biết chữ cũng thuộc để hát ru con cháu. Những nhân vật trong Truyện Kiều đã thành danh từ chung để gọi các loại người điển hình trong nhân gian. Là người Việt Nam không thể không biết Nguyễn Du, không thuộc một vài câu Kiều. Cho nên khác với các bài thơ tưởng niệm khác là phải thâu tóm gần như được các tư tưởng của người được tưởng niệm và chỉ dừng lại ở đó thôi, bài Kính gửi cụ Nguyễn Du không hẳn là lời tưởng niệm, nó là lời tâm sự của một tấm lòng đối với một tấm lòng. Ở đây tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh vào số phận của Nguyễn Du, số phận của một trong những nhà thơ ưu tú nhất của dân tộc. Nguyễn Du biết đau cái đau của nhân quần, biết khổ cái khổ của nhân quần, nhưng bi kịch thay, nhà thơ chỉ có khả năng chỉ ra được cái nỗi đau ấy, cái nỗi khổ ấy mà không thể chỉ ra một con đường tươi sáng để giải phóng con người. Nhà thơ có tấm lòng đau xót cho những kiếp chúng sinh nhưng không có phương hướng chính trị rõ ràng. Tôi yêu ông và thương ông. Hơn nữa, tôi đang sống trong những nguồn gió cách mạng tưng bừng. Tôi nhìn rõ thân phận của ông qua Truyện Kiều, và đặc biệt là thân phận ông hiện rõ qua lịch sử xã hội thời bấy giờ.

Hỏi:

Nhớ Nguyễn Du là thương thân Kiều. Khổ thơ tiếp theo đã tái hiện thân phận nàng Kiều:

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?

Tài sắc như Kiều lẽ ra phải có cuộc sống rất hạnh phúc vậy mà đời Kiều lại chìm nổi lênh đênh, phải bán mình chuộc cha, bị lừa lọc, bị đánh đập, rơi vào lầu xanh, hai lần tự vẫn ở sông Tiền Đường... Nỗi đọa đày của thân phận Kiều đã gợi trong trái tim thi sĩ nỗi cảm thông chia sẻ, "tê tái" và "thương yêu". "Dòng trong đục" và "trời đêm" phải chăng là để chỉ xã hội thời Kiều? Và theo nhà thơ, xã hội thiếu nhân đạo thời đó là căn nguyên làm nên kiếp ba đào của nàng Kiều?

Đáp:

Xã hội có một tác động to lớn đến số phận con người. Thời đại của Kiều, khi không có lẽ công bằng, khi những thằng bán tơ ngang nhiên vu oan giá họa cho người lương thiện, bọn sai nha tự do hành hạ người khác thì việc Kiều bị đẩy vào đoạn trường là không tránh khỏi. Mở đầu đoạn trường của Kiều là nàng phải bán mình chuộc cha. Hành động hiếu thảo làm sáng ngời đạo lý người Việt, nhưng không mang lại sự thanh thản cho tâm hồn Kiều. Suốt đời Kiều "ngổn ngang bên nghĩa bên tình" bởi nỗi duyên tình không trọn với Kim Trọng. Song nỗi lòng "ngổn ngang" không chỉ cho tình và hiếu, nó còn vì nhiều lẽ đau thương của đời người. Giữa một xã hội thiếu nhân tình, thiếu tự do, con người không được một lối thoát, thì Kiều chỉ là "cánh bèo lênh đênh", ngơ ngác giữa trời đêm không biết chốn nào để nương tựa, con đường nào để đi tới... Bốn câu thơ trên đúng là nỗi xót xa, đau đớn, vừa là niềm thương yêu không nguôi dành cho Kiều - một kiếp hồng nhan trong một xã hội đen tối, bế tắc.

Hỏi:

Hai câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc nhớ đến chuyện tình của Kiều và Từ Hải và cái bi kịch cho một ảo tưởng tự do. Nhưng phải chăng nhà thơ không có một ngụ ý gì cho tác giả Truyện Kiều?

Thực ra ở đây tôi chỉ mượn thân phận Thúy Kiều để chỉ ra một điều khác, đó là thân phận Nguyễn Du trong thời đại mà giá trị trung quân bị đánh đổ, một con đường nhân bản cho con người bế tắc. Tôi nhắc lại, tôi vừa yêu Nguyễn Du, vừa thương Nguyễn Du. Tôi không hiểu sao một nhà thơ có tâm hồn rộng lớn, có lòng thương xót bao la thấu hiểu con người sâu sắc đến thế lại không nhìn thấy ánh sáng của thời đại mình. Vào thời ấy, ngọn cờ giải phóng - chính là ngọn cờ của cuộc khởi nghĩa nông dân mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã phất lên, chính là con đường giải phóng cho nhân dân. Cho nên trạng thái "ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào" không phải là trạng thái của Thúy Kiều khi gặp anh hùng Từ Hải mà chính là tình cảm Nguyễn Du trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nguyễn Du không nhận ra tính chất tiến bộ của cuộc khởi nghĩa đó. Và tôi muốn y nguyên một câu trong Truyện Kiều để dựng lại nỗi lòng Nguyễn Du:

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng

Sự "vương tơ lòng" ở đây là tình cảm nuối tiếc của Nguyễn Du đối với triều Lê. Có lẽ Nguyễn Du có nhìn thấy một Nguyễn Huệ hào hùng trong cuộc chiến chống xâm lăng nhưng không nhận ra cái ánh sáng tỏa lên từ phong trào quần chúng. Nguyễn Du thương đời nhưng thực sự không hiểu về các xu hướng tiến bộ trong thời đại lúc bấy giờ. Chính vì thế thân phận Nguyễn Du cũng "lênh đênh", thi sĩ cũng "ngẩn ngơ" như là Thúy Kiều vậy. Tôi hiểu bi kịch của Nguyễn Du và muốn chia sẻ điều đó.

Hỏi:

Có lẽ sinh thời Nguyễn Du cũng hiểu rõ bi kịch của mình, bi kịch của một con người yêu thương da diết, khát vọng tìm được con đường giải phóng cho mình và cho mọi người, nhưng lại chối từ một con đường tranh đấu trong thực tế. Hiểu và vô cùng đau đớn, nên hơn ai hết Nguyễn Du rất muốn được chia sẻ. Khát vọng sẽ chia ghê gớm vượt qua thời gian. Trong bài Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du viết:

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? (Không biết ba trăm năm lẻ nữa Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

Đáp:

Nguyễn Du là người có trái tim thương yêu bao la đối với nhân quần, là người thấu hiểu sâu sắc thân phận con người. Thơ của ông đã làm động chạm đến cõi sâu xa của tâm linh người Việt. Nhưng trong cuộc đời, cũng như trong thơ, con đường giải thoát nỗi đau khổ cho con người của ông hoàn toàn mờ mịt. Vì vậy cho đến cuối đời, ông vẫn canh cánh bên lòng một nỗi đau đớn, đau vì không biết bằng cách nào bớt đi những gánh nặng trên phận người và vì khát vọng một mối sẻ chia.

Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?

Hai câu thơ này lấy từ ý thơ Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí. Hỏi rằng ai là người "khóc cùng Tố Như" nhưng thực chất đây đã là một tiếng khóc cùng, một lời thấu hiểu, cảm thông. Đồng cảm với Kiều, đồng cảm với Nguyễn Du, nhà thơ đã rung động với "tiếng đàn lòng" của người xưa. "Mai sau dù có bao giờ"... Câu thơ trong Truyện Kiều lặp lại vừa đầy ngậm ngùi vừa đầy thương yêu. Dấu ba chấm (...) như một khoảng lặng của thời gian, là cái khoảng từ Nguyễn Du đến cái đêm của nhà thơ có mặt để lắng nghe tiền bối trên chính quê hương ông. Bài thơ được tiếp tục:

Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay

Chính nỗi đồng cảm giữa hai nhà thơ ở hai thời đại đã làm khoảng thời gian kia hầu như không còn ý nghĩa nữa. Thi ca có sức mạnh kéo con người lại gần nhau trong những nỗi niềm chung, dù cho họ ở những thời đại khác nhau, hay những dân tộc khác nhau là như thế.

Hỏi:

Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

Hai trăm năm lại càng say lòng người?

Đáp:

Đây là tiếng đàn được gợi lên từ Truyện Kiều, của chính Thúy Kiều. Đó là tiếng đàn "như khóc như than", tiếng đàn "mười dây nhỏ máu năm đầu ngón tay". Và đó cũng là tiếng đàn của Nguyễn Du. Thương xót cho những kiếp tài tình như Kiều, nhưng ông đã không tìm được cho nhân vật cũng như cho chính mình một con đường giải phóng. Nói tiếng đàn "đứt ngang dây" là vì vậy. Nhưng tấm lòng ông, tài năng của ông thì đến muôn đời sau còn làm người ta cảm động.

Trải bao gió dập sóng dồi

Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha

Tấm lòng đó, niềm yêu thương trân trọng con người đó, không chỉ dừng lại ở một thời, nó còn hướng vọng đến mai sau, và hai trăm năm giờ đây vẫn còn thổn thức, nhiều người vẫn tìm thấy nỗi niềm mình, số phận mình trong tinh thần Nguyễn Du.

Hỏi:

Tứ những suy ngẫm về Nguyễn Du, về Thúy Kiều, mạch thơ bắt đầu chuyển cảm xúc về thời hiện tại:

Ngẫm xem qua kiếp phong trần Đời vui nay đã nửa phần vui đây

Năm 1965, miền Bắc giải phóng đang đi lên xây dựng cuộc sống mới. Hầu hết thơ ca thời đó đều viết về thời đại mới với một cách nhìn rộng mử, lạc quan, cảm hứng ngợi ca là chỉ đạo. Đó là thời của "Gió lộng" (ý của chính ông) của "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" (Chế Lan Viên). Vậy tại sao trong bài thơ này "đời vui" lại chỉ có "nửa phần vui đây"?

Đáp:

Đời vui nay đã nửa phần vui đây

Từ đây, mạch thơ bắt dầu chuyển hướng, cuộc đời mà tác giả đang sống bắt dầu tham dự trực tiếp vào bài thơ. Hai trăm năm sau cuộc đời đã đổi khác, con người được tự do, sống trong một xã hội công bằng. Đó là "đời vui". Nhưng niềm vui ấy không được trọn vẹn. Thứ nhất, vì trong cảm xúc ngậm ngùi về số phận Nguyễn Du, thân phận nàng Kiều, nghĩ đến những gì mình được hưởng ngày hôm nay, bỗng nhớ tiếc cho những người tài hoa xưa sinh ra không gặp thời. Thứ hai, đây cũng là ý chính của bài thơ, dù miền Bắc đã giành được tự do song một nửa nước là miền Nam vẫn còn đầy bóng giặc thù.

Song còn bao nỗi chua cay

Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh Cũng loài hổ báo, ruồi xanh

Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Ở miền Nam, nhân dân còn đau khổ bởi bạo tàn tội ác, bao số phận còn lầm than, bao giờ mới hết đổ máu. Ở đây, tác giả đã tìm được mối liên tưởng nơi những nhân vật điển hình cho cái xấu trong truyện kiều.

Khổ thơ trên là một lời tâm sự, giãi bày về cuộc sống hiện tại Thời đại nào, dù tiến bộ đến đâu cũng tồn tại "những nỗi chua cay", song khác với thời Nguyễn Du, thời của chúng ta, những đau khổ đã có con đường để giải thoát chứ không bế tắc mờ mịt như trước.

Hỏi:

Ông Phạm Quỳnh có lần đã nói rằng "Truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn, tiếng Việt còn thì nước ta còn". Đấy là một cách để khẳng định sự bất tử của Nguyễn Du, của Truyện Kiều trong di sản văn hóa dân tộc. Và quả thực, Truyện Kiều đã có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt. Ý kiến của ông thế nào?

Giống như nhiều nhà thơ khác, tôi chịu ảnh hưởng sâu đậm của Nguyễn Du. Tuy nhiên do sự phát triển của từng thời đại và hoàn cảnh xã hội, thơ Nguyễn Du sử dụng quá nhiều từ Hán - Việt, còn tôi chú trọng dùng từ thuần Việt hơn. Truyện Kiều quả là một nguồn suối vô tận cho tâm hồn người Việt. Trong đời sống bình thường của nhân dân, Truyện Kiều đã thành một nhu cầu tinh thần, người ta đọc Kiều và bình Kiều ở khắp nơi.

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Không phải ngôn ngữ Truyện Kiều làm "động đất trời" như từng có người bình mà chính tình cảm, nỗi yêu thương da diết, thấu hiểu sâu sắc đến con người đã làm cho "đất trời" phải cảm động. Những tình cảm ấy ở trong thời đại nào, với một dân tộc nào, đất nước nào đi nữa đều sẽ tỏa sáng rạng rỡ. "Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du", tôi không muốn nói đến một khoảng thời gian cụ thể. Nghìn năm trong tiếng Việt cũng đồng nghĩa với thiên thu, với vô tận. Và hiểu "nghìn năm" theo nghĩa đó là hợp lý với "ngàn thu" - "non nước" ở câu trên. Nhưng sao lại:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày?

Với người Việt, lời ru ngọt ngào tha thiết của người mẹ có một ý nghĩa rất lớn trong sự hình thành tâm hồn, nếu không nói nó là căn gốc, nền tảng vững bền để làm nên tâm hồn Việt Nam, Truyện Kiều từ rất lâu cũng có giá trị như thế, nó là tinh hoa tinh thần, là một phần sâu kín của người Việt. Vậy thì cùng với những giá trị khác, Truyện Kiều đã góp phần trong sự tồn tại sống

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w