Tác phẩm: ĐẤT NƯỚC (TRÍCH TRƯỜNG CA)

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 111 - 127)

Tác giả: Nhà thơ NGUYỄN KHOA ĐIỀM Nhà thơ NGUYỄN KHOA ĐIỀM phân tích

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15-4-1943 tại Huế. Năm 1964 sau khi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm Hà Nội, ông lại trở về hoạt động cách mạng ở Huế. Tác phẩm chính của ông là tập thơ: "Đất ngoại ô" (1972) và tập trường ca "Mặt đường khát vọng" (1974). Tư tưởng chính trong toàn bộ thơ ca Nguyễn Khoa Điềm là một ý tưởng bất biến: "Đất nước của nhân dân". Chính vì tư tưởng chủ đạo này mà thơ ca ông luôn luôn phản ánh những tâm tư, tình cảm, khát vọng của nhân dân. Ký ức của lịch sử, ký ức của nhân dân.

Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đậm vào từng từ. Những hình ảnh bình thường của cuộc sống hiện thực, thường nhật được đặt cạnh những hình tượng thần thoại, truyền thuyết khiến cho tác phẩm vừa mang vẻ gần gũi lại vừa có không khí thiêng liêng của một nền văn hóa ngàn năm.

"Đất nước" là phần trích gần trọn vẹn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

Hỏi:

Trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam: nhận rõ bộ mặt kẻ thù, hướng về nhân dân, về đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy đấu tranh hòa nhịp trong cuộc chiến đấu của toàn dân tộc để giành lấy độc lập tự do. Nghĩa là có rất nhiều ý tưởng được trình bày trong tác phẩm: Nhưng thể hiện nó được hình thức trường ca (nguyên nghĩa là một bài thơ dài) không phải dễ. Một bài thơ ngắn có thể đến trong một cảm hứng bất chợt, còn trường ca là một hành trình lâu dài, có ý thức, có sự chuẩn bị kỹ về chất lượng và cấu trúc, đồng thời cảm xúc phải liền mạch, nguyên vẹn. Thưa ông, ông có thể cho biết trường ca Mặt đường khát vọng được viết trong hoàn cảnh nào?

Đầu 1971, phong trào học sinh sinh vlên trong các đô thị miền Nam đang rất sôi nổi. Tinh thần yêu nước cháy bùng ở khắp nơi. Tôi công tác trong thành ủy Huế. Ở trên rừng phụ trách phong trào học sinh, sinh viên Huế. Đột nhiên có giấy mời của cơ quan văn nghệ khu Trị - Thiên đi dự trại sáng tác. Tôi, anh Nguyễn Quang Hà, anh Nguyễn Đắc Xuân... đi mất 3 ngày lên phía tây Huế, vượt A Lưới sang đất Lào dự trại. Tôi không chuẩn bị gì trước, nhưng trại mở những một tháng, không lẽ lại không viết gì. Tôi quyết định phải viết một cái gì dài hơn. Lúc đó nhiều nhà thơ đã viết trường ca, ở miền Nam trường ca Bài ca chim Chơ rao của anh Thu Bồn đang rất nổi tiếng và được thanh niên đô thị thuộc rất nhiều. Tôi lựa chọn viết trường ca, cấu tứ theo từng mảng, như thế rồi dễ triển khai cảm xúc vừa dễ sử dụng chất liệu. Thời ấy, là sinh viên từ miền Bắc vào, tôi rất thích nhạc giao hưởng, đặc biệt là kết cấu giao hưởng, nó nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng suy tư, có đoạn cao trào gay gắt sôi nổi. Tôi nghĩ tôi sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Thế là tôi bắt tay vào viết. Trong các chương, chương cuối cùng có tựa đề Mùa thu tựu trường - tôi thích nhất. Đó là chương được viết theo thể thơ 5 chữ, giai điệu êm dịu, hình ảnh đẹp nói về những người tuổi trẻ sau khi đấu tranh giành thắng lợi trở lại mái trường. Nhưng khi bản thảo tập hợp lại nhiều anh em góp ý rằng phần này mềm yếu quá nên tôi thay bằng chương khác. Về sau chương này bị thất lạc do bom đạn nên tôi rất tiếc.

Hỏi:

Chương Đất nước có ý nghĩa như thế nào trong toàn bộ trường ca Mặt đường khát vọng? Và khi tách riêng ra liệu nó có khả năng đứng độc lập như một văn bản trọn vẹn?

Đáp:

Như tôi đã nói Mặt đường khát vọng được kết cấu theo từng mảng, mảng này khơi gợi, dẫn dắt cho mảng kia, tạo thành một chỉnh thể tác phẩm trong một trường cảm xúc, nhưng từng mảng lại đi sâu vào một vấn đề, một ý tưởng do đó nó cũng có tính trọn vẹn riêng. Chương V là một chương lớn. Nhà trường phổ thông chọn chương này để giảng dạy tôi nghĩ là hợp lý. Tôi

viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và miền rừng. Có khi viết xong một trận bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ chờ tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi mỗi người có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong số phận chung là số phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ là của những huyền thoại của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.

Hỏi:

Đất nước vừa là một khái niệm có tính tinh thần vừa là một hiện hữu rất cụ thể, rất rõ ràng. Ý niệm đất nước là một ngọn lửa thiêng liêng mà mỗi thế hệ sống trong đất nước đều phải cố sức bảo vệ và gìn giữ để truyền lại cho đời sau. Nhưng các thế hệ sau không phải tiếp nhận ngọn lửa ấy một cách thụ động mà phải bồi đắp để hình ảnh đất nước ngày càng trở nên trọn vẹn, đẹp đẽ hơn. Với từng cá nhân, phải chăng ý niệm đất nước được hình thành cùng với sự hình thành của tâm hồn?

Đáp:

Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng, đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên "khi ta lớn lên đất nước đã có rồi". Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa là một hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân thuộc. Tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh đất nước giản dị gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, đồng thời đó là cách tôi đi con đường của riêng tôi không lặp lại người khác, vì trước tôi cũng như bấy giờ có rất nhiều người đã viết rất hay về đất nước. Cho nên tôi chọn chất liệu từ đời sống dân gian, một đời sống mà tất

cả mọi người Việt Nam đều có. Tôi được thấm đẫm qua môi trường gia đình, qua thế giới tinh thần và cả vật chất mà người đó sống. Đứa trẻ cảm nhận đất nước qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà:

Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu cau bây giờ bà ăn

Đất nước gắn bó trong những vật thân thuộc "cái kèo cái cột thành tên" trong hạt gạo ăn hàng ngày "một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"... ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước sẽ truyền ý niệm về đất nước cho con trẻ, rồi đứa trẻ lớn lên, trong những tình cảm ban đầu về gia đình, chòm xóm, về cánh đồng, lũy tre...thì tình yêu về đất nước sẽ cùng hình thành với sự hình thành của tâm hồn người ta lớn lên, ý niệm đất nước sẽ có thêm những nét nghĩa mới.

Hỏi:

Đúng là cùng với năm tháng, khi người ta lớn lên, ý niệm về đất nước sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Nhưng luôn luôn đất nước là gần gũi thân thuộc, ở tuổi trưởng thành:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Sự bẻ đôi từ đất nước thành hai yếu tố đất và nước ở đây có dụng ý gì?

Đáp:

Thực ra "đất nước" là một từ được ghép từ hai yếu tố chỉ vật chất là đất và nước, là hai yếu tố khởi nguyên của thế giới, để tạo thành một khái niệm chỉ giang sơn tổ quốc. Đất nước gắn bó máu thịt với mỗi người. Đất và nước cụ thể.

Nước là nơi em tắm

Đất là nơi: con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc. Nước là nơi: con cá ngư ông móng nước biển khơi…

Ở đâu trên đất nước cũng gắn với những chuyện kể, những truyền thuyết, những câu ca đã đi vào thế giới tinh thần của con người. Trong anh và em đều có đất nước, trong mọi thời khắc của cuộc đời chúng ta đều sống với đất nước, cùng đất nước: Khi ta yêu nhau "Đất nước là nơi ta hò hẹn". Chỉ cần người con trai cầm tay người con gái và nghĩ về những đứa con đẹp đẽ, về cuộc sống tương lai hạnh phúc thì đất nước đã chờ đợi ở phía đó rồi. Đất và nước cụ thể, rõ ràng nhưng đồng thời khăng khít và thực chất là không thể tách rời. Đất nước cái hiện hữu trở thành giá trị tinh thần mà trong đời sống tâm hồn của mỗi người nó lấp lánh rất nhiều ý nghĩa.

Hỏi:

Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở

Lạc Long Quân và âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Truyền thuyết bọc trăm trứng thì bất cứ người Việt Nam nào cũng biết, và từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ ngàn năm nay, đều cố gắng khẳng định: người Việt Nam là anh em ruột thịt trong cùng một cái nôi đất nước. Đất là mẹ, nước là cha, âu Cơ lên rừng, Lạc Long Quân xuống bể, để mở mang và xây dựng đất nước, để đất nước luôn luôn là nơi dân mình đoàn tụ. Trong nhiều thế kỷ, cha ông ta mang gươm đi mở đất về phương Nam thì tấm lòng vẫn đau đáu về nơi cội nguồn của dân tộc, như câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ.

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Mở mang và đoàn tụ, đó là hai khía cạnh của dân tộc Việt, nhờ vậy mà sự sống của người Việt mãi mãi không tắt. Phải chăng đấy là ý tưởng của ông trong bài thơ.

Đáp:

Truyền thuyết Tiên - rồng, Âu Cơ - Lạc Long Quân là truyền thuyết về cội nguồn của người Việt. Trong truyền thuyết này cũng như trong lịch sử phát triển về sau, mở mang và đoàn tụ đã làm nên nét đẹp đặc trưng của dân tộc Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông

Mỗi người dân Việt bằng máu xương mồ hôi công sức của mình đã chiến đấu và lao động để mở mang và hoàn thiện đất nước, để truyền cho con cháu một đất nước trọn vẹn. Đến chúng tôi cũng vậy, cả anh và em đã thừa hưởng của cha ông một đất nước tươi đẹp, rộng lớn và sâu thẳm trong truyền thống nhưng chúng ta đều phải làm một cái gì để bồi đắp và phong phú thêm giá trị đất nước. Thành ra đất nước không phải những gì được thừa hưởng, có thể nhìn thấy được đất nước còn ở trong chiều sâu tâm linh được truyền nối xuyên suốt qua nhiều thế hệ:

Những ai đã khuất Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại...

Phần tâm linh đó đã nối kết tất cả nhân dân về một cội nguồn, trong sự thiêng liêng thành kính về một ngày giỗ tổ. Người dân Việt trong nhu cầu sinh sống và mở mang bờ cõi đã dần dần tiến về những phương xa so với nơi được coi là cội nguồn, gốc gác dân tộc, nhưng rồi đoàn tụ vẫn là nhu cầu thiêng liêng là bởi vì nó tất cả những con dân nước Việt dù thăng trầm đến đâu cuối cùng vẫn tìm về ngôi nhà chung.

Hàng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

Vậy thì mọi sự chia cắt chỉ là nhất thời, những người Việt thế nào rồi cũng đoàn tụ, sẽ tìm được tiếng nói chung, và đó cũng chính là mục đích của cuộc chiến đấu mà chúng tôi đang hòa mình vào.

Mẫu hình đầu tiên của đất nước là Lạc Long Quân và âu Cơ hôm nay được hiện lên "trong anh em

Hỏi:

Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước Khi hai đứa cầm tay

Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn

Đất nước có trong đời sống riêng tư của con người, khi anh cầm tay em. Tình yêu trai gái làm cho ý nghĩa đất nước thêm sâu xa, "hài hòa nồng thắm". Nhưng ý nghĩa đất nước đó chỉ vững bền, đất nước vẹn tròn, to lớn khi chúng ta tìm đến với mọi người, chan hòa trong tình bằng hữu, nghĩa đồng bào. Cả hai chiều kích, riêng và chung đều có trong trái tim mỗi người tạo ra một không gian đất nước vừa quen thuộc, ấm áp, vừa đằm thắm thiêng liêng. Đã đành con người sống trong đất nước, cùng đất nước nhưng tại sao lại có thể "mang đất nước đi xa"?

Đáp:

Đó chỉ là một cách nói, một thủ pháp đặc biệt của thơ ca. Con sẽ mang đất nước đi xa

Tháng ngày mơ mộng là tương lai ngời sáng mà thế hệ chúng tôi đã mang trong tim. Trong ước mơ của chúng tôi hồi đó cuộc sống sau này của đất nước sẽ rạng rỡ tươi sáng và tràn trề hạnh phúc. Chúng tôi đã tranh đấu để giành lấy hòa bình cho đất nước, con cái chúng tôi sẽ nối tiếp làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Thế hệ sau sẽ biến khát vọng của thế hệ trước thành hiện thực, và cứ như thế đất nước mình ngày càng vươn tới những tầm cao mới.

Hỏi:

Mỗi một con người được sinh ra đời, lớn lên rồi sẽ chết đi. Đó là qui luật. Trong cõi sống vô cùng thì cá nhân mỗi người thật là quá nhỏ nhoi, và khi chết đi thực họ sẽ không để lại một dấu vết gì nếu không hóa thân cho một cái gì đó vĩnh hằng. Với mỗi người dân Việt, sở dĩ một kiếp sống của họ sẽ là không vô tăm tích nếu họ:

Hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời...

Như vậy sự tồn tại của mỗi cá nhân sẽ ở trong sự trường tồn của đất nước. Những từ phải dùng ở đầu các dòng thơ, có phải là nhằm nhấn mạnh vào trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ?

Đáp:

Em ơi đất nước là máu xương của mình. Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời

Xét cho cùng, tình cảm với quê hương đất nước là một phần rất thiêng liêng trong tâm hồn người Việt. Với thế hệ chúng tôi những người xuống đường hay lên rừng tranh đấu, đất nước chính là máu xương của mình. Nhiều anh em bạn bè tôi đã hy sinh để cho trọn vẹn một "dáng hình xứ sở". Những từ đất nước, tổ quốc vào thời tôi nghe rất thiêng liêng. Chúng tôi theo

tiếng gọi non sông đã lên đường đi cứu nước. Và trong cuộc chiến đấu khốc liệt, một mất một còn và có thể còn dài lâu để đổi lấy hòa bình, mỗi một người chỉ mơ ước được đem sức lực xương máu của mình để làm một cái gì có ích, đóng góp vào sự nghiệp chung. Tôi cũng vậy luôn thường trực ý nghĩ mình viết cái gì, mỗi một từ ngữ hình ảnh giản dị bình thường nhất thì cũng phải có lợi cho cuộc chiến đấu. Khi tôi viết:

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Một phần của tài liệu Tac gia noi ve tac pham van hoc 12 (Trang 111 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w