Tác giả: Nhà văn NGUYỄN TUÂN Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU phân tích
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910, tại Hà Nội.
Trong thập niên ba mươi của thế kỷ trước, dường như mọi danh vọng trên văn đàn đều dành cho các nhà thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... Thế nhưng giữa sự "áp đảo" của các nhà thơ mới, Nguyễn Tuân vẫn gây tiếng vang lớn trên văn đàn với các tác phẩm Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...Trong các tác phẩm Nguyên Tuân viết thời đó, truyện ngắn Chữ người tử tù gây ấn tượng mạnh với sự đề cao lòng bất khuất và sự tự tôn của tinh thần văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, sau này Nguyễn Tuân lại nổi tiếng với những bài tùy bút, ký sự. (Điều này khá đáng tiếc. Nếu như ông không chuyển cảm hứng và lao động của mình sang thể loại tùy bút thì nền văn học sẽ có thể có thêm những truyện ngắn đặc sắc như Chữ người tử tù). Tuy nhiên, theo một số nhà phê bình thì Nguyễn Tuân với giọng văn sắc sảo, kiến thức sâu rộng của mình đã đóng góp rất nhiều cho thể loại tùy bút, ký sự hiện đại.
Khác với các tác phẩm khác trong sách Giảng văn lớp 12, tác phẩm "Người lái đò sông Đà" là một bút ký, một tùy bút. Đây là thể loại văn học mới và còn rất "kén" người đọc cho nên học sinh rất khó khăn khi phải phân tích về tác phẩm này. Ông có cho rằng sự tiếp cận khó khăn ấy của học sinh đối với tùy bút Người lái đò Sông Đà có phải do đặc điểm thể loại?
Đáp:
Đúng là đối với học sinh trung học, thể loại tùy bút hay bút ký là một thể loại văn học rất khó tiếp cận vì các tác giả thường "cài" các ý tưởng xã hội, nhân văn rất kín đáo. Nhưng nếu tác phẩm là một thể thống nhất thì người đọc bình thường vẫn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, với tác phẩm này, học sinh dường như bị "đánh đố" và bị "làm cho hiểu lầm" ngay từ cái cái đầu đề người lái đò Sông Đà". Tùy bút có nhiều liên tưởng bất ngờ, nhiều dòng văn xuất chúng, đặc sắc nhưng nhìn tổng thể, theo ý kiến cá nhân tôi, là một "tạp văn" hơn là một tùy bút. Tác giả đã đưa quá nhiều những ý tưởng vào đây, có một số ý tưởng không "liên quan" gì hết với "Người lái đò Sông Đà" cả. Chính vì vậy khi học sinh phân tích mà cứ bám lấy hình ảnh người lái đò thì coi như đã bị "sai một nửa". Có lẽ tác phẩm này chỉ có thể hiểu trọn vẹn được khi chúng ta đọc nó trong không khí, tư tưởng và chủ định của cả tập tùy bút "Sông Đà" của Nguyễn Tuân.
Hỏi:
Trong hầu hết các đề thi về tác phẩm này, học sinh thường được yêu cầu là phân tích hình tượng người lái đò, chỉ ra và chứng minh những đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Vậy chúng ta chỉ giới hạn những phân tích của mình khi tiếp cận tác phẩm trong hai yêu cầu đó thôi. Tác phẩm này là kết quả chuyến đi thực tế của nhà văn. Đối với báo chí, "tư liệu thực tế" chính là nền tảng của toàn bộ bài báo, đối với văn học thì đó là cảm hứng để người nghệ sĩ tái tạo lại hiện thực ở mức độ cao hơn, nhân bản hơn, vậy còn đối với tùy bút thì "tư liệu thực tế" có ý nghĩa gì? Cụ thể là trong tùy bút Người lái đò Sông Đà?
Tùy bút, bút ký, tản văn... thực ra là một thể loại mới.
Thông thường thì nhà báo cảm nhận được "độ sâu của tư liệu" thì nhà báo đó sẽ viết bút ký, hoặc nhà văn đã cảm nhận được "chất liệu" rồi nhưng vẫn chưa tìm được cách sáng tạo "nâng" cái chất liệu đó thành một đời sống sinh động hơn, nhà văn đó sẽ viết tùy bút hoặc tạp văn. Như vậy không cần phải trả lời nữa chúng ta cũng có thể xác định giá trị của những "tư liệu thực tế" đối với thể loại bút ký, tùy bút này. Trong Người lái đò Sông Đà (tôi nhắc lại rằng chúng ta đã tự giới hạn chỉ với hai vấn đề khi bàn về tác phẩm này), thực chất "tư liệu thực tế" không mang lại kết quả nhiều lắm cho tác giả Nguyễn Tuân, với cái trò chơi ngôn ngữ, đôi khi cầu kỳ quá mức, đôi khi lại đơn giản quá mức, đã mang những "kiến thức" mình ưa thích ra "tung hứng"... Tôi sẽ chứng minh điều này ở ngay phần tiếp theo.
Hỏi:
Sau khi trình bày mục đích đi thực tế của mình, Nguyễn Tuân đã bắt đầu viết bút ký với hình ảnh một ông lái đò Lai Châu nhưng cũng đã "Thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay". Tại sao tác giả lại miêu tả một người đã nghỉ không làm lái đò hai mươi năm rồi? Điều đó có ý nghĩa gì?
Đáp:
Trong văn học có nhiều cách để gây ấn tượng với người đọc. Nguyễn Tuân muốn trình bày một người lái đò "gắn bó máu thịt" với dòng sông Đà, để con người ấy có thể kể về sông Đà như "kể về lòng bàn tay mình" vậy. Cái ấn tượng "gắn bó" ấy được tác giả thể hiện rất độc đáo ở câu văn tiếp theo. Người lái đò đã nghỉ hai mươi năm không lái đò nữa nhưng công việc ấy, cuộc sống ấy đã ăn sâu vào đời sống, vào tâm hồn, vào cung cách của ông ta. "Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng...nhởn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù". Cái cuống lái ấy không hề "tưởng tượng" tí nào mà nó đã "nhập" vào "đời sống" của ông, trở thành một "điệu bộ" không thể thiếu được đối với suốt quãng đời còn lại của người lái đò. Sự gắn bó của người lái dò với nghề lái đò mật thiết đến mức,
dù cái công việc "lái đò" thật đã ngưng nhưng cái hình thức của công việc ấy, cái tinh thần của công việc ấy vẫn tiếp tục "lái đò" trong đời sống của ông.
Hỏi:
Qua một đoạn văn ngắn, người đọc hiểu ngay đó là một người lái đò với tất có ý nghĩa "trọn vẹn" nhất của nghề "lái đò". Nhưng tại sao khi lái đò "ông chỉ muốn cắm thuyền ở chợ Bờ", nơi mà con sông Đà bắt đầu chảy êm ả? Thiết nghĩ, đối với người lái đò thì chỉ cần một con thuyền, mái chèo và một dòng nước là có thể tiến hành công việc của mình?
Đáp:
Mặc dù tác giả miêu tả sự gắn bó của ông lão với dòng sông, với nghề lái đò hết sức độc đáo như vậy nhưng nếu không có những điểm nhấn khác, rất có thể người đọc sẽ nhầm ông lão lái đò này với bất kỳ ông lão lái đò nào khác, trên những dòng sông khác. Nhưng đây là dòng sông Đà với người lái đò trên dòng sông hùng vĩ này. Thế cho nên, người lái đò có một đặc điểm rất độc đáo là khi nào đến đoạn sông "hết ghềnh hết thác" là ông cũng hết hứng thú với công việc ngay vì "chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay, dại chân và buồn ngủ". Câu văn này có tính triết lý rất cao. Những khó khăn-ghềnh thác của cuộc sống càng làm cho con người lớn mạnh và chăm chỉ hơn. Sự êm ả, phẳng lặng đôi khi khiến con người ta nhụt ý chí và tự ru ngủ mình. Ông lái đò dường như luôn luôn đam mê đối mặt với những khó khăn, hiểm nguy. Đó là một tính cách mạnh mẽ và anh hùng.
Cái tính cách mạnh mẽ ấy không phải ông (và hầu hết chúng ta) có được ngay khi lọt lòng mẹ. Tính cách ấy, ý chí ấy được hun đúc dần dần qua những khó khăn, vất vả của cuộc đời. Ông lái đò thể hiện sự hình thành "tính cách" của mình qua "trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở". Mặc dù là người rất tỉ mỉ khi dùng từ nhưng ở câu văn này, Nguyễn Tuân đã quá dễ dãi khi dùng hai từ "tất cả" đi gần liền nhau trong một câu văn mà không tạo thêm ấn tượng nào cả. Tuy nhiên, ở câu văn mô tả nghề lái đò tiếp sau, Nguyễn Tuân lại cho thấy khả năng dùng từ lão
luyện của mình: "Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa". Công việc đòi hỏi toàn bộ sức lực toàn bộ ý chí, toàn bộ tình cảm mơ ước. Đó là đòi hỏi tất yếu không chỉ của nghề lái đò mà còn là sự đòi hỏi của bất kỳ công việc nào. Khi chúng ta làm bất cứ việc gì, để đạt được thành công, chúng ta cũng phải "luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa".
Hỏi:
Trong cảnh hoang sơ của núi rừng ven sông lúc bấy giờ, sông Đà gầm réo với muôn ngàn ngọn thác lớn nhỏ, cuồn cuộn, hung dữ, cuốn phăng đi mọi thứ trên song. Những con thác "dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gần ghè suốt năm". Đọc câu văn người ta có cảm giác tầng lớp sóng mãnh liệt, liên hồi bất tận dội ào ạt. Phải chăng đoạn văn này thể hiện cái tài đặc biệt của Nguyễn Tuân?
Đáp:
Sự liên kết, tiếp nối các hình ảnh trong một chuỗi hành động liên tục, không dứt "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió" là một cách thể hiện rất hiếm khi gặp trong văn học hiện đại. Chuỗi liên kết như vậy tạo ra một sức nặng đặc biệt khiến người đọc có cảm giác như chính mình bị "xô" bị "đẩy" vào cái chuỗi hành động miên man ấy. Tuy nhiên, cái tài của Nguyễn Tuân thể hiện ở một điều khác. Ông miêu tả "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", hay "Những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào". Tác giả đã dùng những hình ảnh dữ dội nhưng quen thuộc với độc giả để miêu tả cái dữ dội và hiểm nguy của thiên nhiên. Thực tế là sự hung dữ này cũng đã nhấn chìm bao nhiêu con thuyền rồi. Khi đọc đoạn văn ngắn này, hẳn một người lái đò "non tai" sẽ không còn đủ can đảm để mơ lái thuyền trên dòng sông ấy. Nhưng dòng sông cũng như cuộc sống vậy, nếu anh không đủ can đảm, không đủ sức mạnh, thác lũ sẽ nhấn chìm anh ngay.
Tác phẩm đang miếu tả dòng sông Đà với những thác nước khốc liệt của mình thì tác giả đột nhiên kể đến chuyện về một anh bạn quay phim sông Đà. Theo ông, mẩu chuyện này có cần thiết không?
Đáp:
Không thừa. Sau khi đã miêu tả kỹ càng sự "gào rống" của những thác nước hung dữ, tác giả muốn có một cái nhìn "cận cảnh" hơn với những thác lũ ấy. Do đó nên mới có mẩu chuyện về anh quay phim. "Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy truyền cảm lại cho người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn". Sau khi miêu tả tính cách của người lái đò cùng sự hiểm nguy của những con thác cuồng loạn, tác giả đưa ra ý tưởng của tác phẩm một cách trực tiếp, rõ ràng: "cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với với thiên nhiên" và chiến đấu khốc liệt như vậy là "để giành sự sống từ tay nó về tay mình"
Hỏi:
Tác phẩm tiếp tục với sự miêu tả cụ thể một chuyến "lái đò vượt thác". Sự hung dữ của thiên nhiên được miêu tả trực tiếp hơn, dữ dội hơn, và ấn tượng hơn". Tiếng nước réo gầm mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách ai, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo"... Dường như tác giả đã miêu tả cảnh tượng giống như một chiến trường khốc liệt vậy?
Đáp:
Đúng vậy. Đoạn văn này đầy những động từ mạnh và những âm thanh vang dội, gào thét. Tất cả giống như một bãi chiến trường kinh hoàng với hàng ngàn kẻ thù "trắng xóa" vây quanh con người. "Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá truông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". Câu văn hỗn loạn thật sự. Những hình ảnh hoang dã pha trộn
vào nhau trong một thứ hỗn hợp nước lửa kinh hoàng. Trong câu văn này, có lẽ chính tác giả cũng bị cái hỗn loạn, cái hoang dã của thiên nhiên làm cho mất phương hướng. Do đó chúng ta thực sự rất khó phân biệt được rõ ràng các thành phần của câu văn này. Có lẽ khi viết đến đoạn này, tác giả đã bị cảm xúc mãnh liệt cuốn đi mà vô tình quên "chăm chút" cho câu văn. Nhưng chính vì thế mà khiến chúng ta lại càng tin hơn vào niềm cảm xúc ấy.
Hỏi:
Sự hiểm nguy tăng lên khi những thác nước hoang dã mặc sức tung hoành cùng bao nhiêu bãi đá ngầm, vách đá lởm chởm. "Thấy bọt trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông.... mỗi lần có chiếc (thuyền) nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền". Những hình ảnh quả thực hết sức sinh động và dữ dội. Tại sao ở đoạn văn tiếp theo, đoạn văn hay nhất của tùy bút, tác giả lại liên tưởng đến "Thạch trận"?
Đáp:
Mặc dù có nhiều người thường tấm tắc khen sự so sánh, sự liên tưởng này là độc đáo, nhưng tôi cho rằng Nguyễn Tuân đã làm giảm bớt giá trị của tác phẩm khá nhiều khi có sự liên tưởng ấy. Trong văn hóa phương đông, Thạch trận nổi tiếng nhất, dữ dội nhất và huyền bí nhất là Thạch trận do Khổng Minh bày ra. Chắc chắn, sự huyền bí và quái lạ của trận thế này đã khiến Nguyễn Tuân rất thích thú và cho nó vào tác phẩm của mình. Tuy nhiên, với cái tứ Người lái đò sông Đà cùng những dòng văn dữ dội ở đoạn đầu của tác phẩm, Nguyễn Tuân lẽ ra đã có quá đủ điều kiện để mô tả một cuộc chiến đấu giữa con người và thiên nhiên thật ấn tượng mà không cần vay mượn hình ảnh từ nền văn học Trung Hoa.
Hỏi:
Đúng là khi liên tưởng đến Thạch trận và trận đồ như trong các sách văn học cổ Trung Hoa, tác phẩm đã phần nào không xứng đáng với cái cốt truyện, với cái tư liệu sống dữ dội mà tác giả thu nhận được... Tác giả miêu tả
chiếc thuyền lọt vào giữa Thạch trận với hàng ngàn viên đá lởm chởm dường như luôn chuyển động cộng với tiếng thác nước gào thét tạo ra cho chúng ta một cảm giác con thuyền bị nguy khốn không có đường ra!
Đáp:
Đúng là có cảm giác ấy. Tác giả đã "đẩy" con thuyền vào tình trạng nguy nan nhất để làm bộc lộ tính cách về lòng quả cảm của người lái dò. "Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận đang phóng thẳng vào mình". Hình ảnh ông bình tĩnh, chắc chắn nổi bật lên trên sự hỗn loạn ấy dù: "Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời.... Sóng thác đã đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất..." Con thuyền giữa phong ba, bão táp và đá ngầm nhưng vẫn vững vàng vì vẫn "nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái".
Hỏi:
Trong cuộc chiến gian nguy ấy con người đã "không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và thay đổi chiến thuật". Con người