Đào tạo theo kiểu học nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vietfor land (Trang 30 - 31)

Đây thực chất là phƣơng pháp kèm cặp của công nhân lành nghề đối với ngƣời học. Phƣơng pháp này rất phổ biến ở Việt Nam, nó thƣờng đƣợc áp dụng cho những công việc thủ công, cần sự khéo léo, tỉ mỉ nhƣ thợ nề, thợ điện… Chƣơng trình học bắt đầu bằng việc trang bị kiến thức lý thuyết trên lớp sau đó đƣợc đƣa đến làm việc dƣới sự hƣớng dẫn của công nhân lành nghề; đƣợc trực tiếp thực hiện công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề. Quá trình học có thể kéo dài từ một tới sáu năm tuỳ theo độ phức tạp của nghề. Trong quá trình học nghề, học viên có thể đƣợc trả công bằng một nửa tháng lƣơng của công nhân chính thức và đƣợc tăng đến 95% vào lúc gần kết thúc khoá học. Phƣơng pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân. Ƣu điểm của phƣơng pháp: học viên đƣợc trang bị kiến thức một cách có hệ thống cả lý thuyết và thực hành. Do

23

đó, chất lƣợng đào tạo tốt, sau khoá học, học viên có kỹ năng thuần thục. Ngoài ra, phƣơng pháp này còn có ƣu điểm là có chỗ học lý thuyết và thực hành riêng, không ảnh hƣởng tới công việc đang thực hiện tại doanh nghiệp.

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp là tốn kém cả về thời gian và tiền bạc do phải tổ chức lớp học riêng, trang thiết bị riêng cho việc học. Việc đào tạo là toàn diện về kiến thức nên có phần không liên quan trực tiếp đến công việc. Hình thức đào tạo này phù hợp nhiều cho các loại hình doanh nghiệp nhƣng tốn kém về thời gian và chi phí nhiều nên doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vietfor land (Trang 30 - 31)