5. Kết cấu của khoá luận
1.1.5.8 Các hình thức khác
Ví dụ trong một số trường hợp do thiếu kinh nghiệm, người mua không tự tổ chức đấu thầu và chọn nhà thầu được nên phải thông qua các tổ chức mua sắm chuyên môn, các tổ chức này với tư cách là đại diện cho người mua
20
có thể sẽ tiến hành đấu thầu để chọn nhà cung cấp tốt nhất. Hoặc một số gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt, không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu ở trên thì người có thẩm quyền có thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư riêng.
1.1.6 Các phương thức lựa chọn nhà thầu
Sơ đồ 1.1.6: Các phương thức lựa chọn nhà thầu
Dựa vào cách mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, tổ chức mở thầu và chấm thầu, có các phương thức lựa chọn
nhà thầu khác nhau như sau:
1.1.6.1 Phương thức đấu thầu một giai đoạn – một túi hồ sơ Phương thức đấu thầu một giai đoạn – một túi hồ sơ là phương thức mà Phương thức đấu thầu một giai đoạn – một túi hồ sơ là phương thức mà bên mời thầu đã nêu rõ những yêu cầu cụ thể của gói thầu trong hồ sơ mời thầu và đề nghị các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính vào cùng một túi hồ sơ. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Như vậy các đề xuất về tài chính và kỹ thuật của tất cả các nhà thầu đều được bên mời thầu biết trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.
21
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp. - Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa. - Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
1.1.6.2 Phương thức đấu thầu một giai đoạn – hai túi hồ sơ Đây là phương thức các nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất kỹ thuật và Đây là phương thức các nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất kỹ thuật và tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Các túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu và đánh giá trước để chọn nhà thầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ những nhà thầu nào đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật mới được mở hồ sơ đề xuất tài chính để đánh giá. Những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được hoàn trả túi hồ sơ đề xuất tài chính còn nguyên niêm phong.
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
1.1.6.3 Phương thức hai giai đoạn – một túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn – một túi hồ sơ là phương thức được thực hiện gồm hai giai đoạn với các nội dung và cách thức thực hiện như sau:
Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất
22
về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
1.1.6.4 Phương thức hai giai đoạn – hai túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn – hai túi hồ sơ là phương thức được thực hiện gồm hai giai đoạn với các nội dung và cách thức thực hiện như sau: Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.
Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai (bao gồm cả đề xuất kỹ thuật đã hiệu chỉnh và đề xuất tài chính hiệu chỉnh) để đánh giá. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. Như vậy, có thể thấy, các gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đều có thể áp dụng cả hai phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ và một giai đoạn - Hai túi hồ sơ. Trong đó, phương thức hai giai đoạn - Một túi hồ sơ và hai giai đoạn - hai túi hồ sơ thường chỉ áp dụng với những gói thầu có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật; Phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ áp dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh. Các gói thầu dịch vụ tư vấn và đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư chỉ áp dụng
23
phương thức một giai đoạn - hai túi hồ sơ. Người có thẩm quyền và chủ đầu tư có rất nhiều lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp với yêu cầu của từng gói thầu và không tuân theo nguyên tắc bó hẹp như các quy định trước đây
24
1.1.7 Quy trình đấu thầu cơ bản
Sơ đồ 1.1.7: Quy trình đấu thầu cơ bản
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu Buớc 3: Đánh giá Hồ so dự thầu và Thuong thảo hợp đồng
Lựa chọn danh sách ngắn (nếu có)
Lập HSMT,HSYC
Thẩm định HSMT,HSYC
Phê duyệt HSMT,HSYC
Bên mời thầu
Bên mời thầu
Tổ thẩm định
Chủ đầu tư
Mời thầu
Phát hành, sửa đổi, làm rõ HSMT
Tiếp nhận quản lý HSDT
Thành lập tổ chuyên gia đánh giá, Tổ thẩm định
Đóng thầu mở thầu
Bên mời thầu thực hiện
Đánh giá so bọ: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ
của hồ so dự thầu
Đánh giá chi tiết: Đánh giá về nang lực kinh nghiẹm, Đánh giá về Kỹ thuạt và Tài chính...
Xếp hạng nhà thầu
Tổ chuyên gia đánh giá thực hiện
Bên mời thầu và Nhà thầu trúng thầu
Bước 4: Trình, phê duyệt, và công khai
KQLCNT
Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Đăng tải thông tin, công khai KHLCNT Thương thảo, đàm phán hợp đồng
Trình KQLCNT
Phê duyệt KQLCNT
Bên mời thầu
Tổ thẩm định
Chủ đầu tư
Bên mời thầu
Hoàn thiện và kí kết hợp đồng
Hoàn thiện hợp đồng
Ký kết hợp đồng
Bên mời thầu
Chủ đầu tư và nhà thầu trúng
25
1.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
1.2.1 Năng lực cạnh tranh
1.2.1.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitiveness.
Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh phải so với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ thể trên cùng thị trường và cùng thời gian.
1.2.1.2 Đặc điểm
Năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh của quốc gia:Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa: Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên vè vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nheien. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
26
Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Lí thuyết thương mại truyền thống đã xem xét năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm cụ thể trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
1.2.2.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể thắng được nhiều gói thầu so với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường cạnh tranh, đảm bảo đạt được một tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp đã đặt ra trong mục tiêu lợi nhuận của mình.
1.2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng
Kinh nghiệm nhà thầu
Đây là một trong các yếu tố quyết định loại bỏ hay chấp nhận hồ sơ sơ tuyển với các dự án trong đấu thầu có yêu cầu đòi hỏi phải nộp hồ sơ sơ tuyển
Mục đích của việc cần nộp hồ sơ để sơ tuyển là chọn các nhà thầu có đủ kinh nghiệm và giá thầu thấp hơn trong các nhà thầu tham gia sơ tuyển. Chính vì thế, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố rất quan trọng với các nhà thầu. Ta có thể thấy rằng khi 1 nhà thầu mới bước chân vào thị trường mặc dù vốn có lớn tưng đâu, nhưng kinh nghiệm còn non nớt thì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có lợi thế hơn hẳn ( về kinh nghiệm và tài chính) là rất khó.
Để đánh giá kinh nghiệm thực tế của một nhà thầu ta sẽ đánh giá dựa trên số năm kinh nghiệm, lĩnh vực kinh doanh liên quan, và các dự án đã từng thực hiện. Lợi thế của doanh nghiệp có được khi có chuyên môn vững vàng. Bởi lẽ đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu thì doanh nghiệp đó phải tạo cho mình một hồ sơ năng lực kinh nghiệm vững chắc đảm bảo thuyết phục các nhà đầu tư ngay từ ban đầu, chỉ có như vậy
27
doanh nghiệp mới có khả năng cao bước vào cuộc chiến với các doanh nghiệp khác.
Số liệu tài chính
Trải qua vòng đánh giá hồ sơ sơ tuyển, lúc này các nhà thầu đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi chủ đầu tư tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, trong đó năng lực về tài chính là yếu tố họ chú ý hàng đầu và cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu. Để đến được vòng này thì các nhà thầu đã đều đảm bảo tốt về mặt kĩ thuật, vì vậy tài chính là mấu chốt ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh.
Chủ đầu tư phải đảm bảo về năng lực tài chính: bao gồm vốn tự có, lợi nhuận 3 năm liên tiếp, vốn vay, thu nhập bình quân của ngừoi lao động trong doanh nghiệp… theo đúng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra. Nếu như nhà thầu không thể đáp ứng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu thì đương nhiên nhà thầu không đủ tư cách tham gia đấu thầu. Và năng lực về tài chính là những bằng chứng cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần một doanh nghiệp đang hoạt động tốt( đang sống) chứ không cần một doanh nghiệp trong tình trạng phá sản, nợ xấu, đời sống công nhân viên không đảm bảo…
Bản chất của đầu tư là bỏ vốn sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợi nhuận cao, đồng vốn bỏ ra luôn luôn an toàn là mong muốn lớn nhất và là mối quan tâm của chủ đầu tư. Đó là lý do khiến cho năng lực tài chính trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Giá dự thầu
Giá dự thầu là một trong những yếu tố cực kì quan trọng trong cạnh tranh về đấu thầu giữa các doanh nghiệp bởi đấu thầu với bản chất là quan hệ giữa người mua và người bán, Chủ đầu tư( người mua) luôn mong muốn mua được hàng với giá thấp nhất, Nhà thầu(người bán) thì lại luôn mong bán được giá cao nhất có thể. Khi nói tới tính hợp lý để tránh tình trạng móc lối giữa nhà thầu và chủ đầu tư trong một số trường hợp trong các công trình của nhà nước thì pháp luật về đấu thầu đã quy định cho mức giá bỏ thầu thấp
28
nhất và không được chênh lệch quá 15 % so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nếu như mức giá mà nhà thầu đưa ra vượt quá con số này thì sẽ trực tiếp bị loại hồ sơ tham dự thầu. Và chính điều này là yếu tố đòi hỏi buộc các nhà thầu phải tính toán chi tiết cụ thể các loại chi phí phát sinh, để đạt được mức dự thầu tốt nhất có thể.
Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư
Các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu đòi hỏi các bên đấu thầu khi tham gia đấu thầu phải tuân thủ một cách nghiêm túc các nội dung cũng như thứ tự sắp xếp của các nội dung trong đó, đặc biệt là bên mời thầu quan tâm rất nhiều đến mục tiêu trọng điểm đó là “hiệu quả”. Với mục tiêu này đòi hỏi bên mời thầu phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lý và thời gian để hoàn thành công việc. Đồng thời các nhà thầu cũng cần phải tham dự đấu thầu một cách trong sáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và