5. Kết cấu của khoá luận
2.2.4.4 Nếu trúng thầu công ty sẽ thực hiện các bước tiến hành tiếp theo
49
Bảng 2.2.4.4: Bảng những gói thầu Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 đã từng thực hiện
STT Tên dự án Địa điểm Chủ đầu tư Gía trị hợp
đồng
1
Gói thầu: “Mua sắm tài sản phục vụ cho đối tượng năm 2019” của Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.
Hà Nội
Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội
690.260.000
2
Cung cấp và lắp đặt trang thiết bị cho Cơ sở cai nghiện ma túy Khánh Hòa KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI KHÁNH HÒA 2.983.000.000 3
Mua sắm trang thiết bị dạy nghề nông thôn Đắk Lắk Trường Trung cấp Đắk Lắk 2.888.000.000 4 Máy chủ cài đặt phần mềm giám sát, rà duyệt, cảnh báo sớm và tăng cường dự phòng hoạt động cho phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp
Hà Nội Trung tâm Dữ liệu
nhà nước Hà Nội 2.747.500.000
5
Gói thầu số 4: Mua
sắm thiết bị Quảng Ngãi
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi
3.319.800.000
50
2.2.5. Hồ sơ năng lực của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5
2.2.5.1 Số dự án trúng thầu và giá trị trúng thầu
Với thời gian 16 năm hoạt động F5 ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước.
Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng gía trị của tất cả các gói thầu mà công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm.
Con số dưới đây sẽ cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5:
Bảng 2.2.1. Số gói thầu trúng thầu và giá trị gói thầu trúng thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 từ năm 2016-2020 Đơn vị tính: Trđ Năm Tổng số gói thầu trúng thầu Tồng giá trị trúng thầu (Trđ) Giá trị trúng thầu trung bình (Trđ) 2016 3 4,786,446,860 1,595,482,286 2017 5 15,546,784,458 3,109,356,891 2018 6 13,645,674,896 2,275,779,149 2019 13 32,678,867,578 2,498,374,429 2020 8 29,685,756,898 3,710,719,612
(Nguồn: Phòng dự án Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5)
2.2.5.2 Xác xuất trúng thầu
Xác xuất trúng thầu có thể tính toán theo hai công thức sau:
- Theo số gói thầu:
Tổng số gói thầu trúng thầu
Xác xuất trúng thầu = ————————————— X 100% Tổng số gói thầu tham dự thầu
- Theo giá trị gói thầu
Tổng giá trị trúng thầu
Xác xuất trúng thầu = ————————————— X 100% Tổng giá trị các gói thầu tham dự thầu
51
Bảng 2.2.2. Xác suất trúng thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5
Đơn vị tính: Trđ Năm Tổng số gói thầu trúng thầu Tổng giá trị gói thầu trúng thầu Tổng số gói thầu tham dự thầu Tổng giá trị gói thầu tham dự thầu Xác suất trúng thầu Theo số gói thầu Theo giá trị gói thầu 2016 3 4,786,446,860 5 6,546,731,246 60% 87,28% 2017 5 15,546,784,458 8 17,812,324,246 62,5 87,3% 2018 6 13,645,674,896 8 16,357,211,567 75% 83,42% 2019 13 32,678,867,578 19 36,858,946,790 68,42% 88,65% 2020 8 29,685,756,898 20 38,467,323,678 40% 77,17%
( Nguồn: Phòng dự án – Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5)
Biểu đồ 2.2.1 Xác suất trúng thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 từ năm 2016 – 2020 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2016 2017 2018 2019 2020 Series 1 Series 2
52
Biểu đồ 2.2.2. Xác suất trúng thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 từ năm 2018 – 2020
Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: Số gói thầu của công ty tham gia còn ít và hạn chế. Công ty ngoài bán lẻ ra thì những năm trở lại đây mới bắt đầu phát triển mảng đấu thầu nên năng lực còn chưa cao.
2.2.6. Thực trạng công tác đấu thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5
Trong những năm trở lại đây, đấu thầu trở thành một trong những công việc quen thuộc tại công ty.
Về số lượng gói thầu tham gia của công ty qua các năm
Số lượng các gói thầu Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, tham gia nhiều gói thầu có cho mình một lượng khách hàng lớn, tạo niềm tin với nhà đầu tư và nâng cao uy tín, vị thế công ty trên thị trường.
Đặc biệt Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 còn tự tạo cho mình một phòng chuyên đấu thầu qua mạng. Cụ thể như sau:
Tìm hiểu thông tin về các gói thầu trên mạng đấu thầu mỗi ngày. Lựa chọn những gói thầu phù hợp với công ty mình. Rồi tham gia các gói thầu đó. Số lượng gói thầu ngày một tăng, từ đó uy tín của công ty ngày một lớn.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2018 2019 2020 Series 1 Series 2
53
2.3. Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần Công Nghệ F5
2.3.1. Kết quả đạt được
Theo tình hình hoạt động của công ty, trong thời gian qua ta thấy công ty có một số điểm mạnh như sau:
• Về tài chính: Công ty có nguồn tài chính ổn định, đảm bảo được một lượng vốn nhất định trong hoạt động kinh doanh
• Về nguồn nhân lực: Trong những năm qua công ty đã tạo được nguồn lao động có cơ cấu về độ tuổi, trình độ nhân viên ngày càng nâng cao. Đây là một trong những nền tảng quan trọng của công ty.
• Về chất lượng, dịch vụ: Công ty đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt, độ tin cây cao. Nhận được sự tín nhiệm lớn của nhiều đơn vị.
• Công ty đã thành lập phòng đấu thầu qua mạng, khai thác tối đa những gói thầu tiềm năng, vừa nâng cao năng lực đấu thầu vừa có nguồn doanh thu ổn định
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được. Năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn một số hạn chế như sau:
• Quy trình vận hành còn chưa thực sự tối ưu, năng lực của một số cán bộ công nhân viên còn hạn chế, hiệu quả dự án còn chưa được cao.
• Chế độ thu hút cũng như hậu đãi của công ty còn chưa được hấp dẫn, nên mức độ tận tâm của nhân viên còn chưa cao, có nhiều nhân viên thậm chí còn bỏ việc. Như vậy công ty rất mất thời gian trong quá trình tuyển dụng và đào tạo
• Số lượng gói thầu công ty trúng còn thấp,mức cạnh tranh còn kém.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
• Thứ 1: Quá trình thực hiện đấu thầu còn chịu tác động, điều chỉnh của nhiều loại văn bản như luật đấu thầu số 43, các thông tư, nghị định,…dẫn đến
54
áp dụng chồng chéo, thiếu thống nhất, khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về đấu thầu.
• Thứ 2: Luật đấu thầu còn nhiều lỗ hổng, chưa chắc chắn, cứng nhắc khiến nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lợi dụng để lách luật, dẫn đến thiếu công bằng, minh bạch trong đấu thầu gây khó khăn cho những nhà thầu khác.
• Thứ 3:Do nền kinh tế nhiều năm trở lại đây gặp nhiều biến động, ảnh hưởng của đại dịch Covid toàn cầu, nhiều công ty trong và ngoài nước phá sản. Dẫn đến tình hình tài chính, việc làm khó khăn,….. ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty.
• Thứ 4: Việc quản lý của nhà nước về đấu thầu còn chưa sát sao, quy trình sử lý còn mất thời gian, gây khó khăn cho nhiều nhà thầu
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
• Thứ 1: Tuy cơ cấu lao động hợp lý, nhưng chất lượng lao động còn chưa cao, kinh nghiệm về quản lý còn thấp. Đối đãi và chính sách với nhân viên còn nhiều hạn chế.
• Thứ 2: Công tác phối hợp trong quá trình làm việc giữa các phòng ban, chuyên môn còn thiếu chặt chẽ, chưa chủ động và ăn khớp hoàn toàn. Trong quá trình làm việc còn dựa dẫm, phụ thuộc và đùn đẩy làm ảnh hưởng đến tiến độ công ty
• Ngoài ra cách mạng công nghệ 4.0 ra đời công ty chưa kịp hài hoà, bắt nhịp và phát triển vượt bậc so với đối thủ cạnh tranh.
55
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ F5
3.1. Bối cảnh tác động đến công tác Đấu thầu
Công tác đấu thầu taị Việt Nam đã trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, trong đó có 15 năm thi hành Luật Đấu thầu ( từ năm 2006). Thông qua đấu thầu nền kinh tế ngày càng được thúc đẩy phát triển theo hướng công khai – minh bạch – và hiệu quả hơn. Các hoạt động kinh tế ngày càng được kích thích phát triển. Các Chủ đầu tư ngày càng chọn được cho mình nhà thầu ưng ý, có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu, tạo nên các công trình làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội đất nước, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng từ đây các cơ quan nhà nước, chủ đầu tư về đấu thầu được nâng cao năng lực chuyên môn, có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong quá trình chi tiêu công. Các doanh nghiệp, nhà thầu cũng được cọ sát, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ cạnh tranh trong nước sẽ lớn mạnh và dần tự tin bước vào hội nhập.
Quy dịnh về đấu thầu của Việt Nam được xây dựng cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của nhà tài trợ, trong đó đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về tính công khai, minh bạch, đã góp phần làm tăng uy tín và tạo niềm tin cho các nhà tài trợ đối với Việt Nam, là cơ sở để thu hút và giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Theo đó các nhà tài trợ như WB, ADB, JICA….. đã tăng cường hỗ trợ Việt Nam cả về vật chất và tư vấn pháp luật, đóng góp quan trọng cho quá trình cải cách, đổi mới nước ta.
Bên cạnh những mặt đã đạt được qua công tác kiểm tra cho thấy trong thời gian qua, quá trình tổ chức đấu thầu tại các bộ, ban, ngành, địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập như: chưa đăng tải đầy đủ thông tin trong đấu thầu theo quy định; hồ sơ mời thầu còn có những quy định chưa chính xác, không tuân thủ pháp luật, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu…
56
đòi hỏi phải chấn chỉnh để hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu trong thời gian tới.
Năm 2019, 2020 vừa qua toàn thế giới nói chung cụ thể là Việt Nam đã trải qua đại dịch toàn cầu Covid 19, dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế một các sâu sắc, có nhiều gói thầu không thể thực hiện đúng tiến độ do trường hợp bất khả kháng, nhiều nhà thầu chật vật chống chọi dịch, khó huy động nhân công do chỉ thị giãn cách xã hội khiến nhiều nhà thầu điêu đứng. Những bật cập là vậy nhưng cũng có những nhà thầu biến nguy thành an, biến bại thành thắng và gặt hái được nhiều thành tựu.
Bước sang năm 2021, nền kinh tế nước ta hội nhâp sâu sắc hơn và sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách đấu thầu sử dụng nguồn vốn nhà nước phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, dịch vụ hiệu quả năng lực cạnh tranh. Trong đó, thực hiện cơ cấu đầu tư công theo hướng duy trì tỷ trọng đầu tư công truyền thống ở mức hợp lý, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi, minh bạch làm thu hút vốn đầu tư tư nhân, đầu tư theo hình thức đối tác công tư(PPP) và phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở cạnh tranh, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo dẫn dắt của các hoạt động đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực và của cả nền kinh tế.
Trong năm 2021, sẽ tiếp tục soạn thảo, trình ban hành các quy định chi tiết về đấu thầu để tạo nên một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, sẽ triển khai trên phạm vi cả nước đấu thầu qua mạng, tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra công tác đấu thầu: thắt chặt công tác quản lý đấu thầu, rà soát các công việc trong nước để điều chỉnh phù hợp với các định chế thương mại trong hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hội nhập: chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật về đấu thầu,….. góp phần thiết thực vào việc xây dựng nền kinh tế công khai, minh bạch.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi hình thức của đấu thầu từ đấu thầu truyền thống sang đấu thầu qua mạng. Bên cạnh đó là việc ứng
57
dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật tạo ra nhưncg thay đổi trong hoạt động kinh tế. Bởi vậy đã tạo ra nững yêu cầu và áp lực đối với công tác quản lý đấu thầu luôn phải tập chung điều chỉnh, đổi mới phù hợp với bối cảnh, điều kiện từng thời kì để nâng cao hiệu quả hơn trước.
3.2.Định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh về hoạt động đấu thầu của công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 của công ty Cổ Phần Công Nghệ F5
3.2.1. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu đầu tiên của công ty đó là tồn tại và phát triển bền vững - Phấn đấu trở thành một đơn vị mạnh, mở rộng nhiều ngành nghề, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên.
- Ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo đà cho việc trúng thầu
- Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần và sản phẩm công nghệ, kỹ thuật cao, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới
- Đưa sản phẩm mang tên F5 ra nhiều nơi hơn nữa
- Tạo ra một phòng đấu thầu chuyên khai thác các gói thầu qua mạng
3.2.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2025
- Đảm bảo được lợi nhuận tăng trưởng 20-25% so với năm trước - Duy trì phát triển ngành nghề mà công ty đang theo đuổi
- Duy trì việc phát triển chăm sóc khách hàng trong một thời gian lâu dài - Thúc đẩy hoạt động makerting của công ty một cách hiệu quả nhất - Trở thành một công ty có nhiều người biết tới, quan tâm hơn nữa. Và thu hút trong lĩnh vực đấu thầu
- Cải cách dịch vụ và giá cả cho người tiêu dùng
- Mỗi thành viên trong công ty điều hài lòng, nhiệt tình trong đơn vị công tác. Đóng góp cống hiến tâm huyết, trí tuệ của mình cho công ty.
3.3. Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh về hoạt động đấu thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5 thầu của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5
58
Qua cơ cấu tổ chức ta thấy Công ty F5C có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 150 người, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trên đại học, trên 30% là những cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Hầu hết các cán bộ, chuyên viên kỹ thuật được đào tạo từ các trường đại học, học viện nổi tiếng trong nước và quốc tế.(Như đã trình bày ở chương II). Như vậy về nguồn nhân lực cơ cấu về độ tuổi lao động của công ty khá hợp lý với cơ cấu ngành, nhưng về cơ cấu trình độ thì chưa cao. Bởi vậy công ty cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục những hạn chế đó
Về cán bộ quản lý
Tuy những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Doanh nghiệp cần phải ý thức được rằng đây là một trong những nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Mọi quyết định cuả quản lý dù tốt hay xấu, hiệu quả hay ít nhiều đều arnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công ty.Với những mục tiêu đã đề ra nhất thiết công ty phải quan tâm đến các cán bộ quản lý như vậy mới có thể đáp ứng được hiệu quả những yêu cầu, nhiệm