Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh về hoạt động đấu thầu của công ty cổ phần công nghệ f5 (Trang 35)

5. Kết cấu của khoá luận

1.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu

1.2.1 Năng lực cạnh tranh

1.2.1.1 Khái niệm

Năng lực cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitiveness.

Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh phải so với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ thể trên cùng thị trường và cùng thời gian.

1.2.1.2 Đặc điểm

Năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Năng lực cạnh tranh của quốc gia:Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa: Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên vè vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nheien. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

26

Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Lí thuyết thương mại truyền thống đã xem xét năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm cụ thể trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu

1.2.2.1 Khái niệm

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể thắng được nhiều gói thầu so với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường cạnh tranh, đảm bảo đạt được một tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp đã đặt ra trong mục tiêu lợi nhuận của mình.

1.2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng

Kinh nghiệm nhà thầu

Đây là một trong các yếu tố quyết định loại bỏ hay chấp nhận hồ sơ sơ tuyển với các dự án trong đấu thầu có yêu cầu đòi hỏi phải nộp hồ sơ sơ tuyển

Mục đích của việc cần nộp hồ sơ để sơ tuyển là chọn các nhà thầu có đủ kinh nghiệm và giá thầu thấp hơn trong các nhà thầu tham gia sơ tuyển. Chính vì thế, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố rất quan trọng với các nhà thầu. Ta có thể thấy rằng khi 1 nhà thầu mới bước chân vào thị trường mặc dù vốn có lớn tưng đâu, nhưng kinh nghiệm còn non nớt thì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có lợi thế hơn hẳn ( về kinh nghiệm và tài chính) là rất khó.

Để đánh giá kinh nghiệm thực tế của một nhà thầu ta sẽ đánh giá dựa trên số năm kinh nghiệm, lĩnh vực kinh doanh liên quan, và các dự án đã từng thực hiện. Lợi thế của doanh nghiệp có được khi có chuyên môn vững vàng. Bởi lẽ đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu thì doanh nghiệp đó phải tạo cho mình một hồ sơ năng lực kinh nghiệm vững chắc đảm bảo thuyết phục các nhà đầu tư ngay từ ban đầu, chỉ có như vậy

27

doanh nghiệp mới có khả năng cao bước vào cuộc chiến với các doanh nghiệp khác.

Số liệu tài chính

Trải qua vòng đánh giá hồ sơ sơ tuyển, lúc này các nhà thầu đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi chủ đầu tư tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, trong đó năng lực về tài chính là yếu tố họ chú ý hàng đầu và cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu. Để đến được vòng này thì các nhà thầu đã đều đảm bảo tốt về mặt kĩ thuật, vì vậy tài chính là mấu chốt ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh.

Chủ đầu tư phải đảm bảo về năng lực tài chính: bao gồm vốn tự có, lợi nhuận 3 năm liên tiếp, vốn vay, thu nhập bình quân của ngừoi lao động trong doanh nghiệp… theo đúng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra. Nếu như nhà thầu không thể đáp ứng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu thì đương nhiên nhà thầu không đủ tư cách tham gia đấu thầu. Và năng lực về tài chính là những bằng chứng cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần một doanh nghiệp đang hoạt động tốt( đang sống) chứ không cần một doanh nghiệp trong tình trạng phá sản, nợ xấu, đời sống công nhân viên không đảm bảo…

Bản chất của đầu tư là bỏ vốn sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợi nhuận cao, đồng vốn bỏ ra luôn luôn an toàn là mong muốn lớn nhất và là mối quan tâm của chủ đầu tư. Đó là lý do khiến cho năng lực tài chính trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Giá dự thầu

Giá dự thầu là một trong những yếu tố cực kì quan trọng trong cạnh tranh về đấu thầu giữa các doanh nghiệp bởi đấu thầu với bản chất là quan hệ giữa người mua và người bán, Chủ đầu tư( người mua) luôn mong muốn mua được hàng với giá thấp nhất, Nhà thầu(người bán) thì lại luôn mong bán được giá cao nhất có thể. Khi nói tới tính hợp lý để tránh tình trạng móc lối giữa nhà thầu và chủ đầu tư trong một số trường hợp trong các công trình của nhà nước thì pháp luật về đấu thầu đã quy định cho mức giá bỏ thầu thấp

28

nhất và không được chênh lệch quá 15 % so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nếu như mức giá mà nhà thầu đưa ra vượt quá con số này thì sẽ trực tiếp bị loại hồ sơ tham dự thầu. Và chính điều này là yếu tố đòi hỏi buộc các nhà thầu phải tính toán chi tiết cụ thể các loại chi phí phát sinh, để đạt được mức dự thầu tốt nhất có thể.

Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư

Các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu đòi hỏi các bên đấu thầu khi tham gia đấu thầu phải tuân thủ một cách nghiêm túc các nội dung cũng như thứ tự sắp xếp của các nội dung trong đó, đặc biệt là bên mời thầu quan tâm rất nhiều đến mục tiêu trọng điểm đó là “hiệu quả”. Với mục tiêu này đòi hỏi bên mời thầu phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lý và thời gian để hoàn thành công việc. Đồng thời các nhà thầu cũng cần phải tham dự đấu thầu một cách trong sáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo được sự công bằng khách quan.

Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện của các nhà thầu khác trong quá trình cạnh tranh thầu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đối với khả năng thắng thầu của công ty. Số lượng cũng như khả năng cạnh tranh của các nhà thầu khác quyết định mức độ cạnh tranh trong đấu thầu. Để trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được tất cả các đối thủ tham gia dự thầu. Tức là phải đảm bảo năng lực vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Do vậy, sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty.

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng các nhà thầu tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới.

Hiện nay, các công ty trong nước phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh là các công ty nước ngoài có trình độ phát triển cao. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm mục tiêu tăng nguồn vốn, tranh thủ công nghệ

29

tiên tiến thâm nhập vào thị trường và kyyx năng quản lý. Việc này, một mặt tạo ra sự phát triển mới cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm quyết liệt, phần yếu thế các mặt thường nghiêng về các doanh nghiệp trong nước, làm giảm cơ hội trúng thầu và giảm mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước.

1.3 Năng lực cạnh tranh của nhà thầu trong mua sắm công tại Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của nước ta còn thấp, chậm cải thiện kể cả 3 cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội từ việc Việt Nam là thành viên của WTO để tổ chức nâng cao trình độ quản trị hiện đại, tham gia tích cực và vững vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế các hoạt động đấu thầu tại Việt Nam cho thấy, nhà thầu trong nước vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Không chỉ các chuyên gia, nhà quản lý mà ngay cả các nhà thầu ngoại đã chỉ rõ những điểm yếu của nhà thầu Việt Nam trong hoạt động đấu thầu, ví dụ như:

Thiếu kinh nghiệm thi công các công trình lớn

- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu Việt Nam thường bị đánh giá là có điểm kỹ thuật thấp, đặc biệt là ở các nội dung liên quan đến giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công. Nguyên nhân là do hầu hết các nhà thầu Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm thi công các công trình có quy mô lớn tương tự. Vì thế mà việc tính toán giá thành của các hạng mục công trình chưa thực sự chính xác, dẫn đến giá dự thầu chưa hợp lý. Cũng do chưa có kinh nghiệm đấu thầu và thi công các công trình lớn nên khi tham gia đấu thầu các công trình xây lắp có quy mô lớn, nhiều nhà thầu Việt Nam lại chú trọng đến việc giảm giá dự thầu và coi đó là một biện pháp quan trọng để trúng thầu. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các công trình có quy mô lớn thì giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công lại là nhóm yếu tố quan trọng hơn cả, và trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định đến khả năng thắng thầu của nhà thầu.Khi tham gia các công trình có quy mô lớn, nhà thầu Việt Nam thường đề xuất các biện pháp tổ chức thi công, giải pháp kỹ thuật thiếu tính khả thi, bộc lộ

30

nhiều hạn chế và bất cập, do đó rất dễ dẫn đến việc thi công bị chậm tiến độ, đặc biệt là việc bố trí nhân sự thi công công trình. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh lại là các nhà thầu lớn mạnh của Nhật Bản, Hàn Quốc… đã có nhiều kinh nghiệm, nhiều năm tham dự đấu thầu lĩnh vực này và lại rất hiểu biết về điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhà thầu Việt Nam.

Nhiều hạn chế trong liên danh, liên kết- Do không có sẵn các hợp đồng cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu dài hạn với các nhà cung cấp, hãng sản xuất lớn nên khi thị trường xây dựng có biến động về các vùng nguyên liệu thì nhà thầu Việt gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nhà thầu nước ngoài. Hầu hết các nhà thầu Việt Nam trong hoàn cảnh này đều rơi vào tình trạng lúng túng, bị động và gần như là “tay không bắt giặc” vì không có nguyên, vật liệu dự trữ hoặc nguồn nguyên, vật liệu, thiết bị ổn định do bạn hàng cung cấp. Một hạn chế nữa đối với các nhà thầu Việt Nam là phần đông nhà thầu Việt Nam vẫn chưa hình thành tác phong công nghiệp, làm việc chuyên môn hóa, vẫn duy trì cung cách làm việc manh mún, mạnh ai nấy làm, không hỗ trợ đắc lực được cho nhau như các nhà thầu ngoại.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ F5

2.1Tổng quan về Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5

2.1.1 Giới thiệu chung

• Tên công ty: Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5

• Tên quốc tế:F5 TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY

• Tên viết tắt:F5 TECHNOLOGY, JS

• Mã số thuế:0102028438

• Địa chỉ thuế:Số 4, ngách 554/1, đường Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

• Đại diện pháp luật:Nguyễn Hoàng Hạnh

• Điện thoại:0435640558

• ☏ Fax:0435640730

• Website: www.f5pro.vn/info@f5pro.vn

• Email:info@f5pro.vn

• Ngày cấp:06/09/2006

•Ngành nghề chính:Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

2.1.2 Lịch sử phát triển công ty

Công ty Cổ phần Công nghệ F5 – F5PRO chuyên cung cấp Máy văn phòng - Điện máy - Thiết bị số - Máy công nghiệp giá cạnh tranh hàng chính hãng uy tín và hàng đầu. Công ty được thành lập ngày 06 tháng 09 năm 2006 theo giấy phép thành lập số 0102027981 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hà Nội cấp.

Có tiền thân là Công ty tin học Hải Đăng, Công ty Hải Đăng được thành lập từ năm 2001, nhằm mục đích ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đào tạo tin học ngoại ngữ.

32

Năm 2006, Công ty được tổ chức lại thành Công ty F5 nhằm mở rộng hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường Việt Nam.

2.1.3 Tầm nhìn, định hướng công ty

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng tầm nhìn và sứ mệnh của mình F5 mong muốn đưa những sản phẩm mới, những dịch vụ tốt giá cạnh tranh nhất đến người tiêu dùng. Sự tin cậy của Quý khách hàng và đối tác trong gần năm qua chính là động lực to lớn để chúng tôi cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Đồng thời tạo đà thúc đẩy sự phát triển đưa Công ty F5 trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm mới công nghệ cao.

2.1.4 Tổng quan về năng lực và kinh nghiệm của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5

Kinh doanh

•Bán lẻ Điện máy, công nghệ thông tin, viễn thông

•Thiết bị kỹ thuật số, và kỹ thuật số chuyên dụng.

•Phân phối và cung cấp thiết bị Máy văn phòng

•Cung cấp, lắp đặt thiết bị An ninh chống trộm: Camera giám sát, Báo khói-cháy, Chấm công, Chuông cửa có hình, Kiểm soát

•Cung cấp Thiết bị công nghiệp, xây dựng: Hệ thống giặt là – Vệ sinh CN, Xử lý ẩm toàn diện, Máy khoan-cắt, Máy nén khí, Quạt công nghiệp

•Cung cấp lắp đặt Thiết bị siêu thị, Ngân hang

•Hệ thống Hộ chiếu điện tử và Kiểm soát biên giới

Sản xuất:

•Phần mềm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính

•Phần mềm quản lý văn bản đi đến

•Phần mềm quản lý đơn thư

•Phần mềm điều hành tác nghiệp

•Phần mềm quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh

33

•Phần mềm quản lý cán bộ công chức

•Thiết kế website

•Phần mềm quản lý Bệnh viện

•Phần mềm quản lý Tổng đài

2.1.5. Cơ cấu tổ chức

2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5

(Nguồn: Hồ sơ năng lực – Công ty Cổ Phần Công Nghệ F5)

Công ty F5C có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 150 người, trong đó

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh về hoạt động đấu thầu của công ty cổ phần công nghệ f5 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)