Nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh về hoạt động đấu thầu của công ty cổ phần công nghệ f5 (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của khoá luận

1.2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng

Kinh nghiệm nhà thầu

Đây là một trong các yếu tố quyết định loại bỏ hay chấp nhận hồ sơ sơ tuyển với các dự án trong đấu thầu có yêu cầu đòi hỏi phải nộp hồ sơ sơ tuyển

Mục đích của việc cần nộp hồ sơ để sơ tuyển là chọn các nhà thầu có đủ kinh nghiệm và giá thầu thấp hơn trong các nhà thầu tham gia sơ tuyển. Chính vì thế, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố rất quan trọng với các nhà thầu. Ta có thể thấy rằng khi 1 nhà thầu mới bước chân vào thị trường mặc dù vốn có lớn tưng đâu, nhưng kinh nghiệm còn non nớt thì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có lợi thế hơn hẳn ( về kinh nghiệm và tài chính) là rất khó.

Để đánh giá kinh nghiệm thực tế của một nhà thầu ta sẽ đánh giá dựa trên số năm kinh nghiệm, lĩnh vực kinh doanh liên quan, và các dự án đã từng thực hiện. Lợi thế của doanh nghiệp có được khi có chuyên môn vững vàng. Bởi lẽ đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu thì doanh nghiệp đó phải tạo cho mình một hồ sơ năng lực kinh nghiệm vững chắc đảm bảo thuyết phục các nhà đầu tư ngay từ ban đầu, chỉ có như vậy

27

doanh nghiệp mới có khả năng cao bước vào cuộc chiến với các doanh nghiệp khác.

Số liệu tài chính

Trải qua vòng đánh giá hồ sơ sơ tuyển, lúc này các nhà thầu đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi chủ đầu tư tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, trong đó năng lực về tài chính là yếu tố họ chú ý hàng đầu và cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu. Để đến được vòng này thì các nhà thầu đã đều đảm bảo tốt về mặt kĩ thuật, vì vậy tài chính là mấu chốt ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh.

Chủ đầu tư phải đảm bảo về năng lực tài chính: bao gồm vốn tự có, lợi nhuận 3 năm liên tiếp, vốn vay, thu nhập bình quân của ngừoi lao động trong doanh nghiệp… theo đúng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra. Nếu như nhà thầu không thể đáp ứng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu thì đương nhiên nhà thầu không đủ tư cách tham gia đấu thầu. Và năng lực về tài chính là những bằng chứng cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần một doanh nghiệp đang hoạt động tốt( đang sống) chứ không cần một doanh nghiệp trong tình trạng phá sản, nợ xấu, đời sống công nhân viên không đảm bảo…

Bản chất của đầu tư là bỏ vốn sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợi nhuận cao, đồng vốn bỏ ra luôn luôn an toàn là mong muốn lớn nhất và là mối quan tâm của chủ đầu tư. Đó là lý do khiến cho năng lực tài chính trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Giá dự thầu

Giá dự thầu là một trong những yếu tố cực kì quan trọng trong cạnh tranh về đấu thầu giữa các doanh nghiệp bởi đấu thầu với bản chất là quan hệ giữa người mua và người bán, Chủ đầu tư( người mua) luôn mong muốn mua được hàng với giá thấp nhất, Nhà thầu(người bán) thì lại luôn mong bán được giá cao nhất có thể. Khi nói tới tính hợp lý để tránh tình trạng móc lối giữa nhà thầu và chủ đầu tư trong một số trường hợp trong các công trình của nhà nước thì pháp luật về đấu thầu đã quy định cho mức giá bỏ thầu thấp

28

nhất và không được chênh lệch quá 15 % so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nếu như mức giá mà nhà thầu đưa ra vượt quá con số này thì sẽ trực tiếp bị loại hồ sơ tham dự thầu. Và chính điều này là yếu tố đòi hỏi buộc các nhà thầu phải tính toán chi tiết cụ thể các loại chi phí phát sinh, để đạt được mức dự thầu tốt nhất có thể.

Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư

Các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu đòi hỏi các bên đấu thầu khi tham gia đấu thầu phải tuân thủ một cách nghiêm túc các nội dung cũng như thứ tự sắp xếp của các nội dung trong đó, đặc biệt là bên mời thầu quan tâm rất nhiều đến mục tiêu trọng điểm đó là “hiệu quả”. Với mục tiêu này đòi hỏi bên mời thầu phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lý và thời gian để hoàn thành công việc. Đồng thời các nhà thầu cũng cần phải tham dự đấu thầu một cách trong sáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo được sự công bằng khách quan.

Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện của các nhà thầu khác trong quá trình cạnh tranh thầu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đối với khả năng thắng thầu của công ty. Số lượng cũng như khả năng cạnh tranh của các nhà thầu khác quyết định mức độ cạnh tranh trong đấu thầu. Để trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được tất cả các đối thủ tham gia dự thầu. Tức là phải đảm bảo năng lực vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Do vậy, sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty.

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng các nhà thầu tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới.

Hiện nay, các công ty trong nước phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh là các công ty nước ngoài có trình độ phát triển cao. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm mục tiêu tăng nguồn vốn, tranh thủ công nghệ

29

tiên tiến thâm nhập vào thị trường và kyyx năng quản lý. Việc này, một mặt tạo ra sự phát triển mới cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm quyết liệt, phần yếu thế các mặt thường nghiêng về các doanh nghiệp trong nước, làm giảm cơ hội trúng thầu và giảm mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh về hoạt động đấu thầu của công ty cổ phần công nghệ f5 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)