Về hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 67 - 81)

TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT

2.4.1. Về hệ thống pháp luật

Để việc thực thi pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả trong thực tế cuộc sống đạt hiệu quả thì trước hết phải hồn thiện các quy định cụ thể của pháp luật cho phù hợp.

Giải pháp quan trọng và mang tính chiến lược là ban hành luật riêng về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Với việc ban hành Luật SHTT 2005, các quy định cụ thể của pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả cũng như về quyền tác giả của Việt Nam hiện nay đã đạt được mức độ tương thích nhất định với các quy định của pháp luật của nhiều nước trên thế giới và các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Tuy nhiên, sự tương thích đĩ cịn ở mức độ nhất định, nhiều quy định của pháp luật SHTT nước ta vẫn cĩ những quy định khác với pháp luật của các nước (ví dụ như bảo vệ bản ghi hình trong quyền liên quan đến quyền tác giả). Chúng ta cần thiết phải xây dựng các đạo luật chuyên biệt cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau để đảm bảo khả năng bảo hộ một cách đầy đủ, phù hợp và hiệu quả. Quyền liên quan đến quyền tác giả cùng với quyền tác giả cĩ những đặc điểm riêng, rất khác với quyền sở hữu cơng nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, ban hành luật riêng về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả cho phép nâng cao hiệu quả điều chỉnh trong lĩnh vực này. Những quy định tại các văn bản dưới luật hiện nay sẽ được nâng lên thành luật trong đạo luật mới này để đảm bảo tính thống nhất và cụ thể. Hầu hết các nước trên thế giới đều tách quyền liên quan đến quyền tác giả (cùng với quyền tác giả) ra khỏi các đối tượng sở hữu cơng nghiệp cịn lại để cho ra đời những đạo luật riêng biệt, như: Luật bản quyền và quyền kề cận Bỉ, Luật bản quyền Nhật Bản, Luật bản quyền Đức…

Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành một đạo luật mới điều chỉnh quyền liên quan đến quyền tác giả cùng với quyền tác giả là cơng việc địi hỏi rất nhiều nỗ lực và cần phải cĩ một thời gian chuẩn bị chu đáo. Khơng thể yêu cầu một đạo luật được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng lại đưa đến hiệu quả cao. Do đĩ, để các quan hệ pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả cũng như quyền tác giả được ổn định trước mắt cần rà sốt lại

các quy định hiện hành, nếu phát hiện sai sĩt thì kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cho đến khi nước ta cĩ một đạo luật riêng, hồn chỉnh để điều chỉnh về quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền tác giả.

Thứ nhất, pháp luật quyền liên quan đến quyền tác giả Việt Nam cần xác định khái niệm “cuộc biểu diễn” bởi đây là đối tượng quan trọng mà các quy định pháp luật quyền liên quan đến quyền tác giả bảo hộ. Khái niệm cuộc biểu diễn sẽ là cơ sở để xác định những khái niệm khác cĩ mối liên hệ gần gũi với nĩ, như: người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

Luật SHTT 2005 (khoản 1 Điều 17 Luật SHTT) mới chỉ xác định: cuộc biểu diễn thỏa mãn những tiêu chí nào (được biểu diễn bởi ai, diễn ra tại đâu…) thì được coi là thuộc phạm vi bảo hộ của quyền liên quan đến quyền tác giả, nhưng trước khi xem xét đến các điều kiện đĩ chúng ta cần phải xác định như thế nào là cuộc biểu diễn. Để cĩ thể xác định được địi hỏi chúng ta cần phải cĩ khái niệm như thế nào là cuộc biểu diễn. Do đĩ, trong hệ thống pháp luật điều chỉnh về quyền liên quan đến quyền tác giả cần xây dựng khái niệm cuộc biểu diễn để giải quyết những vướng mắc, bất cập như đã nêu ở trên.

Một vấn đề khác chúng ta cần quan tâm đĩ là thời gian bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả.“Theo quy định của Luật SHTT 2005 thời hạn bảo hộ quyền liên quan của người biểu diễn là năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình (Điều 34 Luật SHTT). Quyền của người biểu diễn được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản” [22; 38]. Việc quy định thời hạn bảo hộ chung năm mươi năm cho cả quyền nhân thân và quyền tài sản của người biểu diễn là chưa phù hợp với thực tiễn của đời sống và chưa thực sự bảo vệ tốt nhất quyền của người biểu diễn. Trong mối quan hệ với quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả cĩ mối quan hệ thân thiết, luơn tồn tại song song với quyền tác giả. Quyền nhân thân trong quyền liên quan đến quyền tác giả về bản chất cũng tương tự như quyền nhân thân trong quyền tác giả. Tuy nhiên, trong quyền tác giả, quyền nhân thân của tác giả được pháp luật bảo hộ là vơ thời hạn,

trong khi quyền nhân thân của người biểu diễn trong quyền liên quan đến quyền tác giả lại chỉ được bảo hộ cĩ thời hạn năm mươi năm. Chẳng hạn cùng là quyền nhân thân, trong quyền tác giả cĩ quyền “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được cơng bố, sử dụng” được bảo hộ vơ thời hạn, trong khi quyền nhân thân của người biểu diễn là quyền “được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sĩng cuộc biểu diễn” lại chỉ được bảo hộ cĩ thời hạn năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình. Việc quy định như vậy đã làm hạn chế bớt quyền của người biểu diễn, dễ dẫn tới các hành vi làm ảnh hưởng tới quyền cũng như uy tín, danh dự của người biểu diễn sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ đối với cuộc biểu diễn. Khơng lẽ mặc nhiên sau năm mươi năm tính từ ngày cuộc biểu diễn được bảo hộ thì người biểu diễn khơng cịn được giới thiệu tên khi phát hành bản ghi âm, ghi hình cĩ chứa cuộc biểu diễn hay phát sĩng chương trình phát sĩng cuộc biểu diễn và bất cứ ai cũng được quyền xuyên tạc, cắt xén, sửa chữa sự vẹn tồn hình tượng của người biểu diễn làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của người biểu diễn. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập như trên, chúng ta cần sửa đổi các quy định của luật sở hữu trí tuệ theo hướng bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn giống với bảo hộ quyền nhân thân trong quyền tác giả về mặt thời hạn. Cụ thể, sửa đổi khoản 1 Điều 34 Luật SHTT theo hướng bảo hộ quyền nhân và quyền tài sản cĩ sự tách biệt về thời gian. Quyền tài sản vẫn được bảo hộ cĩ thời hạn là năm mươi năm, cịn quyền nhân thân cĩ thời hạn bảo hộ là vơ thời hạn. Cĩ như vậy mới đảm bảo được tốt nhất quyền của người biểu diễn, cũng như phù hợp với bản chất của quyền nhân thân trong quyền sở hữu trí tuệ, gĩp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của người biểu diễn, thúc đẩy hơn nữa hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người biểu diễn để tạo ra nhiều cuộc biểu diễn chất lượng nghệ thuật cao đem tới cho cơng chúng.

Về thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn, cần cĩ quy định cụ thể đối với trường hợp cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình. Pháp luật hiện hành chỉ quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn đã được định hình tại khoản 1 Điều 34 như sau: “Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình”. Quy định như trên là chưa đầy đủ, cần được bổ sung đối với cuộc biểu diễn chưa được định hình trên các bản ghi thì thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn là năm mươi năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được thực hiện.

Thứ hai, về vấn đề bản ghi âm, ghi hình. Khái niệm bản ghi âm, ghi hình đã được đề cập trong Nghị định 100/2006/NĐ-CP tại khoản 6 Điều 4 như sau: “Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh khơng phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác”.Tuy nhiên, để hiểu được khái niệm này một cách chính xác nhất lại phải thơng qua một khái niệm khác đĩ là khái niệm “định hình” tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này. Nhưng khái niệm định hình ở khoản 5 này lại bao hàm cả sự định hình tác phẩm – đối tượng của quyền tác giả. Điều đĩ đã làm cho việc hiểu đúng khái niệm bản ghi âm, ghi hình trở nên khĩ khăn và phức tạp. Do vậy, cần phải sửa đổi khái niệm bản ghi âm, ghi hình một cách trực tiếp, cụ thể và đơn giản hơn.

Trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ cần quy định đầy đủ chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả, tránh việc bỏ sĩt một số hành vi vi phạm mà khơng cĩ chế tài xử lý, đặc biệt trong hồn cảnh hoạt động xâm phạm ngày càng tinh vi như hiện nay. Mức phạt phải tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm cĩ tổ chức, tái phạm nhiều lần…nhằm răn đe và giáo dục ý thức tơn trọng quyền liên quan đến quyền tác giả. Các chế tài quy định mức bồi thường

thiệt hại trong các vụ kiện về vi phạm quyền liên quan đến quyền tác giả cần theo nguyên tắc bồi thường tồn bộ thiệt hại và kịp thời, mức bồi thường phải cao hơn mức lợi nhuận mà người vi phạm thu được bằng những hành vi bất hợp pháp đĩ. Cĩ như vậy mới đủ sức răn đe các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, buơn bán băng đĩa lậu.

Thứ ba, thực tế hiện nay, khơng chỉ cĩ tổ chức mới cĩ đủ khả năng cả về tài chính và chuyên mơn trở thành nhà sản xuất bản ghi, các cá nhân cũng cĩ đủ tiềm lực về kinh tế, chuyên mơn cĩ thể đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật để cĩ thể trở thành nhà sản xuất bản ghi. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, để khuyến khích hoạt động của các nhà sản xuất bản ghi ngày càng tạo ra nhiều các bản ghi cĩ nội dung, chất lượng tốt, phong phú về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, gĩp phần mang tới cơng chúng nhiều hơn nữa các sản phẩm cĩ chất lượng tốt pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi nên sửa đổi, bổ sung thêm chủ thể của hoạt động sản xuất bản ghi là cá nhân. Vì “nhà” trong pháp luật khơng phải là một chủ thể, việc sử dụng chỉ nhằm chỉ chủ thể thực hiện việc sản xuất bản ghi mà thơi. Luật SHTT quy định như vậy là chưa thực sự rõ ràng và cũng chưa thể khẳng định được “nhà sản xuất bản ghi” cĩ thể chỉ là tổ chức. Do đĩ, trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần phải chỉ rõ “nhà” ở đây được hiểu như thế nào? Là cá nhân hay tổ chức hoặc là cả cá nhân và tổ chức. Các quy định của các điều ước quốc tế như đã nêu thì “nhà” ở đây cĩ thể hiểu là cá nhân và tổ chức. “Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn thì Việt Nam hiện nay mới chỉ ghi nhận “nhà sản xuất bản ghi” là tổ chức chứ chưa ghi nhận cá nhân là “nhà sản xuất bản ghi” [27; 36]. Quy định cá nhân cĩ thể là nhà sản xuất bản ghi để cĩ thể vừa khuyến khích hoạt động sáng tạo của các cá nhân trong lĩnh vực ghi âm, ghi hình, vừa cĩ cơ sở pháp lý để bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này. Việc quy định thêm chủ thể là cá nhân trong hoạt động sản xuất bản ghi giúp cho việc bảo

hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi là cá nhân phù hợp với các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như cơng ước Geneva và cơng ước Rome. Việc bổ sung thêm chủ thể được quyền thực hiện hoạt động sản xuất bản ghi âm, ghi hình là cá nhân cụ thể nên thực hiện tại khoản 1 Điều 4 Quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu (Ban hành kèm theo Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ngày 5/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hố - Thơng tin nay là Bộ Văn hĩa, Thể thao và Du lịch): “Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang (sau đây gọi chung là tổ chức) muốn sản xuất băng, đĩa nhằm mục đích kinh doanh phải cĩ đủ điều kiện và làm thủ tục như sau...” nên sửa đổi thành “Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang (sau đây gọi chung là tổ chức) cá nhân muốn sản xuất băng, đĩa nhằm mục đích kinh doanh phải cĩ đủ điều kiện và làm thủ tục như sau...”

Thứ tư, pháp luật nước ta cần phải xem xét lại việc xác định các đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả cho phù hợp với tình hình phát triển xã hội hiện nay và thơng lệ quốc tế: đĩ là vấn đề bảo hộ bản ghi hình bằng pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả và việc coi tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hĩa là đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả.

Hiện nay, hầu hết pháp luật quyền liên quan đến quyền tác giả của các quốc gia đều khơng quy định bảo hộ đối với bản ghi hình bằng pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả, mà đối tượng này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật về điện ảnh. Luật SHTT nước ta cũng cần tính đến vấn đề này để cĩ sự điều chỉnh phù hợp, các quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả khơng cần thiết phải bao hàm cả đối tượng là bản ghi hình nữa – điều này cũng tạo điều kiện để pháp luật quyền liên quan đến quyền tác giả của nước ta đạt mức độ tương thích cao hơn với các điều ước quốc

tế cũng như pháp luật các nước.

Về tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hĩa, khơng nên quy định đây là một đối tượng bảo hộ của quyền liên quan đến quyền tác giả,

“vì thực chất các tín hiệu này chỉ là phương tiện chứa đựng, là “vật” mang nội dung chương trình được truyền phát. Bản thân chương trình phát sĩng được mã hĩa và truyền tải bằng các tín hiệu vệ tinh mới là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan” [24; 49].Các quy định của pháp luật cần cĩ sự tách biệt giữa chương trình phát sĩng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hĩa.

Chế tài áp dụng cho các hành vi vi phạm vẫn chưa thỏa đáng. Pháp luật nước ta đã quy định nhiều chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm đến quyền liên quan đến quyền tác giả như: buộc bồi thường thiệt hại; buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự… Nhưng nhìn chung các chế tài được áp dụng vẫn chưa đủ sức răn đe. Cụ thể như hình thức xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm với mức tối đa là năm trăm triệu đồng. Con số này là tương đối ít bởi cĩ nhiều hành vi vi phạm gây thiệt hại nhiều hơn cho chủ thể bị vi phạm và số tiền lợi nhuận thu được từ sự vi phạm đĩ cũng nhiều hơn so với số tiền bị xử phạt. Điều này dẫn đến một khả năng là các chủ thể cố tình vi phạm nếu bị

Một phần của tài liệu quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 67 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w