Bản ghi âm, ghi hình

Một phần của tài liệu quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 29 - 30)

Khoản 2 Điều 17 Luật SHTT 2005 quy định bản ghi âm, ghi hình là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan đến quyền tác giả nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cĩ quốc tịch Việt Nam;

b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khái niệm bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật Việt Nam được đề cập đến trong Nghị định 100/2006/NĐ-CP tại khoản 6 Điều 4: “Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh khơng phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác”. Thuật ngữ “định hình” cũng được giải thích tại Nghị định này là “sự thể hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đĩ cĩ thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt” (khoản 5 Điều 4). Cách giải thích như vậy dường như là khĩ hiểu, do thuật ngữ “định hình” cịn được sử dụng với các quy định thuộc lĩnh vực quyền tác giả nên các nhà làm luật khơng đưa ra cách hiểu về “định hình” riêng cho lĩnh vực quyền liên quan đến quyền tác giả, cụ thể là đối với các bản ghi.

Cĩ một điểm khác biệt lớn trong quy định của pháp luật Việt Nam so với các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của nhiều quốc gia khác về bảo hộ quyền liên quan đối với nhĩm đối tượng này. Tại Việt Nam phạm vi bảo hộ của quyền liên quan đến quyền tác giả bao hàm cả bản ghi âm và bản ghi hình. Trong khi đĩ, trên thế giới sự bảo hộ với tư cách đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả khơng dành cho bản ghi hình mà chỉ cĩ bản ghi âm. Tại nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, ngành cơng nghiệp điện ảnh đã trở thành một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận khổng lồ nhưng đồng thời cũng là một lĩnh vực đặc biệt phức tạp, bởi vậy các nước này đã sớm ban hành các đạo luật riêng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực điện ảnh mà trong đĩ tất yếu đã bao hàm cả vấn đề bản ghi hình các tác phẩm nghệ thuật. Sự tồn tại của một đạo luật chuyên biệt cho bản ghi hình khiến việc bảo hộ “nĩ” cùng chung với bản ghi âm trở nên khơng cần thiết. Do đĩ, bản ghi hình được đặt ngồi phạm vi đối tượng bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả theo các cơng ước quốc tế cũng như nhiều hệ thống pháp luật quốc gia.

Tại Việt Nam, việc bảo hộ bản ghi hình đồng thời với bản ghi âm bằng các quy định quyền liên quan đến quyền tác giả là cần thiết trong bối cảnh chưa tồn tại một văn bản luật điều chỉnh riêng cho lĩnh vực điện ảnh trong đĩ cĩ các hoạt động liên quan đến bản ghi hình. Thực tế là ngành cơng nghiệp điện ảnh của nước ta cịn non trẻ và mới bắt đầu phát triển theo xu thế thương mại hĩa một vài năm gần đây. Do đĩ, việc chuẩn bị cho một đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động điện ảnh dường như là sự lựa chọn phù hợp hơn cả nhằm đảm bảo sự hài hịa của pháp luật nước ta với pháp luật thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.

Một phần của tài liệu quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w