Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là người định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc của các tác phẩm văn học nghệ thuật khác, họ là một chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả và được pháp luật quyền liên quan đến quyền tác giả bảo hộ những quyền lợi chính đáng đối với kết quả lao động do họ tạo ra.
Một đặc điểm của các quyền liên quan đến quyền tác giả dành cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là luơn mang tính tài sản. Lý do pháp luật quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ bảo hộ quyền tài sản mà khơng bảo hộ quyền nhân thân cho chủ thể này cĩ thể dễ dàng nhận thấy là xuất phát từ đặc thù hoạt động của họ. Hoạt động của các nhà sản xuất khơng mang tính sáng tạo như tác giả và người biểu diễn mà thể hiện nhiều tính chất cơng nghiệp.
Các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Điều 30 Luật SHTT 2005. Theo đĩ, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cĩ độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau:
1. Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình.
Quyền này của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cĩ thể rất dễ bị nhầm lẫn với một quyền của người biểu diễn đĩ là: “Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình” (điểm b khoản 3 Điều 29 Luật SHTT). Điểm phân biệt giữa chúng là quyền của người biểu diễn cĩ đối tượng là cuộc biểu diễn của họ (là nội dung được định hình trong bản ghi âm, ghi hình), trong khi đĩ quyền của nhà sản xuất là quyền đối với chính bản ghi âm, ghi hình do họ thực hiện và bản ghi đĩ khơng chỉ là bản ghi cuộc biểu diễn mà cĩ thể là sự định hình các âm thanh, hình ảnh khác. Ví dụ như bản ghi bài hát “Time to say goodbye” của tổ chức IFAW (quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới), trong đĩ, âm thanh do các chú cá voi xanh phát ra mà các nhà nghiên cứu đã thu được đã được tập hợp và sắp xếp lại theo nhịp điệu để tạo thành bài hát “Time to say goodbye” nhằm chuyển tải thơng điệp: hãy bảo vệ lồi cá voi xanh trước khi quá muộn. Ở đây quyền của nhà sản xuất bản ghi này sẽ được bảo vệ.Tuy nhiên, sẽ khơng tồn tại quyền của người biểu diễn mà
thay vào đĩ là quyền của tác giả - người đã tập hợp, sắp xếp âm thanh để tạo nên “bài hát” này hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đĩ.
2. Phân phối đến cơng chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thơng qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng cĩ thể tiếp cận được.
3. Được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến cơng chúng.
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được Luật SHTT 2005 quy định là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cơng bố hoặc 50 năm tính từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được cơng bố. Thời hạn này là phù hợpvới các quy định tại các điều ước quốc tế và tương tự như pháp luật hầu hết các nước. Điều 14 Cơng ước Rome và Điều 4 Cơng ước Geneva đưa ra một mức tối thiểu cho thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là 20 năm kể từ khi kết thúc năm bản ghi âm được cơng bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âm được tạo ra nếu bản ghi âm chưa được cơng bố. Hiệp định TRIPS tại Điều 14.5 đã mở rộng mức độ bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 50 năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành.
Cũng như người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cĩ những nghĩa vụ trong việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình. Những nghĩa vụ này trước đây được quy định tại Điều 776 BLDS 1995 nhưng hiện nay khơng được pháp luật quy định riêng biệt nữa. Với tư cách người sử dụng đặc biệt tác phẩm hoặc chương trình biểu diễn của người khác, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định đối với tác giả, người biểu diễn hoặc chủ sở hữu hợp pháp quyền tác giả hoặc quyền liên quan đến cuộc biểu diễn.